Dịch vụ xông hơi hiện nay đã trở lên khá phổ biến tại các spa hoặc nhà tắm công cộng. Công dụng thư giãn tuyệt vời mà nó mang lại đã khiến nhu cầu tắm xông hơi ngày càng tăng lên. Tuy nhiên do công việc, khoảng cách, thời gian không cho phép, nhiều người không có khả năng tới các spa để tận hưởng dịch vụ này. Chính vì vậy mà những năm gần đây, xu hướng đặt phòng xông hơi tại nhà khi thiết kế tổ ấm đã phổ biến hơn. Lắp đặt và thi công phòng xông hơi tại nhà không chỉ làm cho ngôi nhà của bạn sang trọng hơn mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và tinh thần các thành viên trong gia đình. Vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách thi công một phòng xông hơi tại nhà cho tổ ấm của mình.
Xem thêm: Bộ sưu tập 9 mẫu nhà cấp 4 có 3 phòng ngủ
1. Thiết kế phòng xông hơi tại nhà như thế nào?
Để có được một phòng xông hơi tại nhà không phải là điều quá khó khăn. Điều quan trọng nhất khi chuẩn bị xây phòng xông hơi mini là tìm hiểu về những loại phòng tắm hơi mini thường được áp dụng tại nhà và một số loại nguyên liệu xây phòng. Hiện nay phòng xông hơi được phân làm hai loại đó là loại phòng xông hơi ướt và phòng xông hơi khô.
Phòng xông hơi khô có kết cấu từ đá tỏa nhiệt (đá muối Himalaya). Đá được làm nóng bằng điện trở và tỏa nhiệt khắp phòng. Với lợi thế chứa 82 nguyên tố khoáng chất từ thiên nhiên, nhiệt tỏa ra từ đá sẽ giúp cơ thể bạn được thư giãn, tăng cường lưu thông máu và điều hòa ion trong cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể cho một lượng nhỏ tinh dầu lên đá để tạo cảm giác thư giãn trong thời gian xông hơi.
Phòng xông hơi nước hoạt động bằng cách bơm hơi nước nóng vào phòng. Giống như phòng xông hơi khô, bạn cũng có thể cho một ít tinh dầu vào nước để tạo hương thơm.
Về diện tích, kích thước không gian để có thể lắp đặt một phòng xông hơi tại nhà
Bạn nên chọn kích thước phòng xông hơi sao cho phù hợp với không gian sống nhà mình. Sau khi đã lựa chọn được cho mình loại phòng xông xông hơi khô hay phòng xông hơi ướt tại nhà điều tiếp theo bạn cần làm là xem diện tích không gian của gia đình bạn phù hợp với kiểu phòng đặt góc hay phòng dáng dài hình chữ nhật. Nếu bạn không thể xác định nên lựa chọn loại kích thước như thế nào thì chúng tôi sẽ giúp bạn khảo sát địa hình thực tế miễn phí tại nhà. Để bạn có một không gian phòng tắm tuyệt vời nhất. Nếu bạn có một không gian rộng bạn hãy lựa chọn cho mình những sản phẩm phòng xông hơi có thiết kế tích hợp vừa sử dụng xông hơi, vừa sử dụng tắm ngâm massage được để có thể tận hưởng sự thư giãn tối đa. Có thể tham khảo 2 loại kích thước phòng xông được nhiều gia đình lựa chọn lắp đặt nhất hiện nay sau đây:
- Loại hình phòng xông hơi dài: Là phòng dài có đế cao, thường có kích thước từ 1.400 mm - 1.800 mm; với chiều rộng 800 - 1.200 mm và cao là 2.200 mm. Với kích thước này sẽ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu giống như một phòng ở các trung tâm spa chuyên nghiệp như: tắm sục, tắm ngâm, massage, xông hơi…
- Loại hình phòng xông đặt góc: Thường có kích thước 900 x 900 x 2.150 mm hoặc 1.000 x 1.000 x 2.150 mm. Phòng xông hơi đặt góc này cũng đảm đầy đủ các tính năng như phòng xông hơi ở spa nhưng giúp tiết kiệm và tậm dụng tối đa không gian ở nhà bạn. Nhưng nếu bạn muốn kết hợp thêm tính năng tắm ngâm, sục massage thì nên lắp đặt phòng xông có kích thước tối thiểu là 1.300 mm.
Tham khảo thêm: Bộ sưu tập nhà mặt tiền 9m
Các nguyên liệu thường được sử dụng để thi công phòng xông hơi tại nhà
Có nhiều nguyên liệu có thể được sự dụng để xây phòng xông hơi mini, tùy vào kiến trúc và kết cấu tổ ấm của bạn. Tuy vậy, cũng có những loại nguyên liệu tốt và thường được sử dụng để xây phòng xông hơi nhằm tăng hiệu quả xông hơi cũng như bảo quản được công trình lâu hơn.
Gỗ và kính cường lực là hai loại nguyên liệu thường được sử dụng nhất. Ngoài ra, ở một số căn hộ cao cấp, người ta còn có thể sử dụng đá Himalaya để xây phòng xông hơi. Phòng xông hơi mini làm bằng gỗ thông cao cấp được nhập từ Thụy Điển, Na Uy là loại phòng xông hơi tốt và được ưa chuộng nhất. Ngoài ra, còn có gỗ sồi trắng, gỗ óc chó,... và kính cường lực chịu nhiệt cao.
Ngoài ra, để có một phòng xông hơi mini tại nhà đầy đủ tiện nghi và đạt “chuẩn” spa, bạn nên chuẩn bị một số vật dụng trong phòng massage như xô gáo gỗ thông, đá xông hơi, đồng hồ nhiệt, kệ để đồ dùng, khăn tắm và đặc biệt là tinh dầu.
2. Kỹ thuật thi công phòng xông hơi nhỏ tại nhà
Bước 1: Tập kết nguyên liệu
Chuẩn bị trước thi công và tập kết nguyên vật liệu đầy đủ, an toàn là bước quan trọng để có 1 công trình phòng xông hơi tốt gồm có: Bản vẽ thi công, bản vẽ kỹ thuật, khối lượng từng loại nguyên vật liệu, số lượng nhân công cần thiết, kiểm đếm và bàn giao cho cho đại diện chủ đầu tư.
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng
Mặt bằng phải được chuẩn bị, làm sạch, nếu có sàn gỗ phải bóc sạch, toàn bộ phòng dùng để thi công được cắt điện khỏi điện lưới của tòa nhà. Đường dây điện riêng được dẫn trực tiếp từ nguồn đảm bảo an toàn cho phòng xông. Đường dây điện, đường cấp nước, đường thoát nước cũng vô cùng quan trọng. Bạn chỉ chú ý đến đường cấp nước khi có nhu cầu lắp phòng xông hơi ướt còn đối với phòng xông khô thì không cần quan tâm đến đường nước. Tiêu chuẩn của đường cấp nước vào là cách mặt sàn nhà 1 mét, đường điện cách mặt sàn nhà là 1,1m và đường thoát nước sẽ tùy theo từng hãng để đặt.
Bước 3: Dựng khung tạo hình vỏ phòng
Khung tạo hình vỏ phòng được dùng để tạo thành bộ khung xương chịu lực cho vỏ phòng và tạo các chi tiết kiến trúc. Được làm bằng gỗ đã được xử lý không tạo cong vênh trong quá trình xử dụng. Các phần được kết nối với nhau bằng ke, đinh vít, cố định nhiều hướng tạo độ bền cho phòng xông đến 20 năm.
Bước 4: Tiến hành lắp đặt phòng xông hơi. Cần lưu ý tới hệ thống thông gió, tạo nhiệt, vị trí lắp ghế ngồi thật hợp lý và lắp đặt các phụ kiện đi kèm đầy đủ.
Bước 5: tiến hành lắp đặt máy xông hơi – điều chỉnh các thông số kỹ thuật cân xứng. Cuối cùng, sau khi máy xông đã hoạt động phải kiểm tra lại hệ thông giữ nhiệt xem có ổn định hay mắc phải rò rỉ ra ngoài không.
Xem thêm: Những bản vẽ nhà cấp 4 có phòng thờ đẹp mắt
Một số lưu ý khi thiết kế, lắp đặt và thi công phòng xông hơi khô:
– Không đặt máy xông khô ngoài phòng xông, ngoài trời hoặc tại nơi có môi trường ẩm ướt vì độ ẩm cao dễ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống dẫn và hệ thống van.
– Cửa phòng xông phải được thiết kế sao cho chỉ có thể mở từ bên trong ra ngoài và khi mở chỉ cần dùng lực đẩy nhẹ. Phòng phải đảm bảo độ kín và cách nhiệt để tránh thất thoát nhiệt độ.
– Phòng xông khô bằng gỗ cần phải được dọn dẹp và làm sạch thường xuyên, đặc biệt là sau mỗi lần sử dụng. Không nên đổ nước hay xịt nước trực tiếp lên sàn, trần hay vách phòng, bạn chỉ cần dùng bàn chải chà xát với giấm hoặc xà phòng pha loãng là phòng đã sạch sẽ và sáng bóng
Những lưu ý khi thi công phòng xông hơi ướt
– Nếu ngôi nhà của bạn có diện tích khiêm tốn, nên cân nhắc kết hợp phòng xông ướt với phòng tắm để tận dụng không gian.
– Trần phòng không được cao quá 2,4m để tránh việc không đủ hơi khi xông.
– Đường ống dẫn hơi nước phải được đặt nghiêng cho hơi nước thoát đi nếu không hơi nước sẽ chạy vào phòng xông hơi. Độ dài lý tưởng của ống dẫn là 3m hoặc ngắn hơn (tối đa 6m).
– Hạn chế đường cong, gấp khúc khi lắp đường ống hơi. Không gắn van trên đường ống hơi
– Chọn máy xông ướt có công suất phù hợp với thể tích của phòng để tránh hao phí nước và điện năng, cũng như để cung cấp đủ lượng hơi cho người sử dụng
– Vị trí đặt máy phải khô ráo, thoáng đãng, ít bám bụi.
– Nên lắp đặt máy gần phòng xông hơi để giảm thiểu đường ống dẫn hơi và tránh tổn thất nhiệt.
– Đầu phun hơi phải được lắp đặt cách mặt sàn ít nhất 15-30cm.
– Phòng xông ướt cần bố trí hệ thống thông gió hoạt động ổn định để hạn chế và ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển trong môi trường ẩm ướt.
Tham khảo: Nhiều mẫu biệt thự mái ngói 1 tầng
3. Tư vấn lựa chọn trang thiết bị khi thi công phòng xông hơi gia đình
Thiết bị đầu tiên cần thiết cho một phòng xông hơi là máy xông hơi (tùy vào loại hình phòng xông mà bạn có thể chọn máy xông hơi khô hoặc máy xông hơi ướt). Yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hiệu quả của việc xông hơi là nhiệt độ trong phòng xông, nhiệt độ này không thể quá thấp cũng không thể quá cao. Vì thế, bên cạnh lắp đặt máy xông hơi phù hợp thì bảng điều khiển nhiệt độ là một thiết bị xông hơi tối quan trọng.
Bên cạnh đó, nhiệt kế, ẩm kế cũng là một thiết bị rất cần thiết trong phòng xông hơi. Đây là 2 vật dụng có thể tích hợp trong cùng một bộ. Bên cạnh tác dụng đo nhiệt độ trong phòng xông, nó còn là một vật dụng dùng để trang trí, tăng thêm sự sang trọng và đẹp mắt cho không gian phòng xông hơi nhà bạn.
Để đảm bảo ánh sáng trong phòng xông hơi, chúng ta thường lắp đèn để cung cấp đủ ánh sáng nhưng hạn chế làm chói mắt, bạn cần trang bị thêm bao đèn nhằm làm dịu ánh sáng hiệu quả.
Bồn đựng nước, gáo múc nước và ghế ngồi cũng là một trong những thiết bị xông hơi cần phải có. Nên lựa chọn bồn và gáo bằng gỗ để không gây nóng khi cầm, 2 vật dụng này thường dùng để múc nước rưới lên các viên đá trong phòng xông hơi khô giúp làm tăng nhanh nhiệt độ. Lưu ý nên chọn ghế ngồi trong phòng xông được làm từ vật liệu composite, bởi vật liệu này sẽ có khả năng chịu lực và chống nước, chống ẩm, sơn tĩnh điện cao cấp để không bong tróc cũng như chịu được nhiệt độ cao.
Xem thêm: Các mẫu nhà cấp 4 chữ L