Ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, việc xây tầng hầm để có chỗ đậu xe của các gia đình là việc làm được khuyến khích trong điều kiện thành phố đang thiếu bãi xe. Trên những con phố, để tìm được một chỗ đậu xe không phải là dễ dàng, nhất là một nơi có cả mái che chắn. Kết quả kéo theo chính là giá của việc thuê bãi đậu xe tăng lên rất cao, trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình, từ đó dẫn đến những hiện tượng đậu xe ở lòng đường, vỉa hè, sai quy định.
Để khắc phục tình trang trên, hiện nay các công trình nhà ở, đặc biệt là nhà phố, thường thiết kế nhà có tầng hầm để xe. Tuy đã khá phổ biến nhưng vẫn có nhiều người dân, khách hàng gọi điện tới công ty chúng tôi muốn tư vấn để xây một tầng hầm hợp lý. Và câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất từ phía khách hàng là “nên xây tầng hầm cao bao nhiêu”?. Vậy nên, hôm nay, bài viết này của chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề kích thước của tầng hầm cao bao nhiêu thì hợp lý. Đồng thời trong bài viết chúng tôi cũng giới thiệu thêm về các lưu ý trong thiết kế và thi công tầng hầm để xe đẹp và an toàn.
Nên thiết kế tầng bán hầm hay tầng hầm chìm?
Trước khi nói về tầng hầm cao bao nhiêu thì việc đầu tiên các bạn nên làm là xác định kiểu cách của tầng hầm là tầng bán hầm hay tầng hầm chìm. Trước tiên cần tìm hiểu thế nào là tầng bán hầm và tầng hầm chìm.
- Tầng bán hầm là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang với cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch đã được duyệt
- Tầng hầm chìm là tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt
Cả hai kiểu tầng hầm trên đều có công dụng và vai trò như nhau, là nơi đậu xe hoặc đặt các thiết bị kỹ thuật, vật dụng khác của gia đình. Tầng hầm còn là một lớp cách ẩm tốt cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam, chúng tôi khuyên bạn nên làm tầng bán hầm. Tầng hầm chìm thông thường dành cho các nước xứ lạnh để giữ nhiệt độ ấm cúng. Tầng bán hầm dễ thông thoáng, không phải đi xuống sâu nên giải quyết kỹ thuật tốt hơn. Về mặt phong thủy, bán hầm tạo lớp đệm cách ẩm, nâng cao chất lượng trường khí của không gian bên trên mà không bị tù hãm sinh khí.
Tham khảo mẫu nhà có tầng bán hầm
Tầng hầm cao bao nhiêu? Các thông số cơ bản để có tầng hầm đẹp và đúng kỹ thuật
Tại Thành phố Hồ CHí Minh, các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ của tầng hầm nhà riêng đã được UBND thành phố quy định rõ ràng, dựa trên việc khảo sát và tính toán kỹ thuật.
1. Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định
2. Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m
3. Đối với nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ôtô tiếp cận trực tiếp với đường
Cách tính độ dốc trong thiết kế tầng hầm
Do không hiểu rõ về cấu trúc và kỹ thuật thi công, nhiều gia chủ đã mắc những sai lầm trong xây dựng tầng hầm. Tầng hầm cao bao nhiêu, độ dốc, vách tường, trần, thông gió….là những yếu tố cần được tính toán chính xác, cẩn trọng.
Độ dốc của mặt đường vào nhà thông thường là 12%. Đối với những căn nhà phố có chiều dài ngắn nằm sát mặt đường và không có sân thì độ dốc này có thể là 20 - 25%. Ở độ dốc này thì cứ đi vào 1m chiều dài trong hầm thì nền sẽ thấp xuống 25cm.
Để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các công trình lân cận tràn vào thì vách và sàn hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm. Công đoạn chống thấm phải được xử lý đúng kỹ thuật để thoát nước ra đường ống công cộng. Gợi ý chúng tôi đưa ra là nơi chân tường đường dốc dẫn xuống hầm nên thiết kế rãnh âm để hứng nước mưa dẫn sang hố ga. Nếu gia đình có điều kiện có thể thiết kế máy bơm tại hố ga để bơm ngược ra đường khi mưa lớn, gây ngập.
Tinh toán độ dốc của tầng hầm cao bao nhiêu
Đi vào câu trả lời cho câu hỏi tầng hầm cao bao nhiêu, thì con số 2,2m là đáp án được đưa ra. Nếu các cột, đà chận xuống 20-30cm thì tầng hầm sẽ bị thấp lại, ra vào khó khăn. Do vậy, cần hạn chế tối đa cho hệ cột, đà trong hầm. Quá nhiều đà, cột trong hầm vừa giảm thẩm mỹ, vừa giảm chiều cao tầng hầm dễ chạm đầu khi ra vào. Một tầng hầm với độ cao an toàn, hợp lý và thiết kế thẩm mỹ không chỉ là nơi để xe mà còn dùng làm nơi buôn bán, văn phòng, phòng giải trí hoặc các chức năng khác. Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc phải đảm bảo cho phương tiện giao thông.
Trong thiết kế tầng hầm thì số lượng lối ra vào không được ít hơn 2 và kích thước không nhỏ hơn 0.9x1.2m. Các kích thước cần thiết của một chỗ đậu xe trong hầm như sau:
+ Chiều rộng: 2500 mm
+ Chiều dài: 5000 mm
Chi phí xây nhà có tầng hầm dựng tầng hầm
Sau khi có được câu trả lời về xây tầng hầm cao bao nhiêu và các thông số kỹ thuật của nó, thì vấn đề được khách hàng quan tâm tiếp theo là chi phí xây dựng tầng hầm.
Theo các kiến trúc sư đã tính toán, để xây dựng 1 tầng hầm, chưa bao gồm chi phí gia cố và đào đất thường cao hơn so với phương án không có tầng hầm từ 115% đến 140%. Để tính được chi phí xây dựng tầng hầm, cần phải tính diện tích của tầng hầm. Dưới đây là cách tính diện tích xây dựng tầng hầm.
Cách xác định diện tích xây dựng tầng hầm
Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể về yêu cầu của một khách hàng đã gửi đến và được tư vấn để các bạn hiểu hơn về cách tính chi phí xây dựng nhà có tầng hầm.
Gia đình chị Hoa bao gồm 6 tầng, có diện tích xây dựng là 100m2/sàn. Ban công các tầng là 9m2. Đơn giá xây dựng phần thô là 3.000.000đ/m2.
Chi phí xây nhà cho phương án không có tầng hầm
Phương án có tầng hầm sâu 1.2m tăng 115% so với không làm hầm
Chi phí cho phương án xây nhà có tầng hầm sâu 1.2m
Tương tự như vậy các bạn có thể tính được chi phí xây dựng nhà có tầng hầm theo diện tích tầng hầm, các tầng khác không có gì thay đổi:
- Tầng hâm sâu 1.2m – 1.8m: 170% x 100 x 3000.000 = 510.000.000. Tăng 119% so với không làm hầm
- Tầng hâm sâu 1.8m – 2.5m: 200% x 100 x 3.000.000 = 600.000.000. Tăng 123% so với không làm hầm
- Tầng hâm sâu >2.5m : 300% x 100 x 3.000.000 = 900.000.000. Tăng 137% so với không làm hầm
Xem thêm 7 thiết kế nhà có tầng hầm siêu tiết kiệm
Ngoài việc tầng hầm cao bao nhiêu, chủ nhà cần chú ý những điều gì?
Để đảm bảo thuận lợi và an toàn trong sử dụng tầng hầm, chủ đầu tư cần lưu ý những điểm sau đây:
1. Hạn chế đường cong trong tầng hầm, đường đi vào của xe không cắt ngang đường đi bộ của ngôi nhà. Không bố trí đường hầm gara gần đường giao thông để tránh tai nạn
2. Để an toàn và tạo ra độ ma sát, đường xuống hầm phải được thiết kế những rãnh xẻ, chống trơn kết hợp vật liệu hoàn thiện bề mặt.
3. Tường và trần trát phẳng, dùng loại sơn dễ lau chùi, chống bám bẩn. Sàn sử dụng vật liệu có độ chống mài mòn và chống trơn, và đặc biệt là dễ cọ rửa.
4. Nên sử dụng bóng đèn neon hoặc compact để đủ ánh sáng và tiết kiệm điện.
5. Không để chất dễ cháy nổ trong tầng hầm. Nên thiết kế tủ chuyên dụng để chứa hoá chất, dụng cụ sửa xe. Lắp đặt hệ thống báo khói và báo cháy là điều cần thiết vì tầng hầm thường là nơi dễ cháy nổ nhất.
Chủ nhà cần xem xét tầng hầm phải tương xứng với quy mô nhà ở. Trường hợp không quá cần thiết hoặc không thể đào xuống sâu, thì nên làm hầm theo dạng như một tầng trệt có chiều cao thấp, từ ngoài vào gặp cầu thang dẫn thẳng lên tầng lửng để vừa giảm chi phí làm móng bè cho hầm, vừa dễ giải quyết các yếu tố thông thoáng chiếu sáng. Trường hợp không đủ cho ánh sáng trên cao rọi xuống, bạn có thể dùng gương phản chiếu để tăng cường.