Từ những năm của thế kỷ trước tới nay, chúng ta vẫn quen thuộc với giải pháp xây nhà theo hướng truyền thống bê tông cốt thép. Điều này khiến cho việc xây nhà càng trở thành “đại sự” trong cuộc đời mỗi người. Bởi lẽ để xây dựng hoàn thiện được một ngôi nhà theo giải pháp bê tông cốt thép truyền thống bắt buộc chủ nhà phải đầu tư một khoảng thời gian rất lớn, thường là hàng năm mới có thể hoàn thiện một tổ ấm và chi phí đầu tư cũng không hề nhỏ. Điều này khiến cho nhiều gia đình rất vật lộn trong việc xây nhà.
Nhà lắp ghép là sản phẩm mới ra đời tại Việt Nam, giúp thay thế nhà truyền thống được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Nhà lắp ghép được xây dựng bằng vật liệu chính là thép, mái tôn và đinh vít giúp chi phí làm nhà lắp ghép rẻ hơn rất nhiều và trọng lượng nhà cũng giảm đi đáng kể. Tuy đã xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam nhưng nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu hết được về nhà lắp ghép. Bài viết hôm nay, kiến trúc Angcovat sẽ giới thiệu tới các bạn về nhà lắp ghép và chi phí làm nhà lắp ghép.
Xem thêm: Mẫu nhà 1 tầng đơn giản
1. Nhà lắp ghép và những ưu điểm vượt trội so với nhà truyền thống
Không chỉ được ứng dụng tạo nên những công trình nhà xưởng 1 – 2 tầng đơn giản như chúng ta vẫn thấy, hiện nay nhà lắp ghép còn tạo nên những công trình cao tầng thuộc mọi lĩnh vực vô cùng kiên cố, chắc chắn. Sở dĩ giải pháp nhà lắp ghép kết cấu thép tiền chế ngày càng được chuộng trong mọi hạng mục công trình xây dựng bởi các ưu thế vượt trội sau:
- Tính hữu dụng cao: Kết cấu thép với đặc điểm linh hoạt trong khâu gia công, chế tạo có thể áp dụng cho mọi công năng công trình và mọi hình dáng mong muốn. Ngoài ra kết cấu thép còn rất dễ dàng sửa chữa, nâng cấp hay thay thế vì tính cơ động của nó. Nhà lắp ghép thường dùng để làm nhà ở, nhà trọ cho sinh viên thuê, ký túc xá cho công nhân, nhà điều hành công trường, văn phòng, nhà ăn, phòng hát karaoke, quán bia, xưởng may,….
- Chất lượng cao: Nhà lắp ghép được thiết kế theo tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam và nước ngoài. Sản xuất theo dây truyền hiện đại và đảm bảo chất lượng. Công tác lắp dựng chuyên nghiệp và chính xác. Nhiều người nghĩ rằng nhà lắp ghép thường không kiên cố và chỉ phù hợp với những căn nhà nhỏ, tạm bợ. Chúng ta sẽ phải bất ngờ khi biết rằng có nhiều khách sạn cao tầng cũng sử dụng phương pháp này bởi nhà lắp ghép không hề giới hạn diện tích. Nhà thép tiền chế rất bền và mạnh mẽ, có thể chịu đựng các điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt nhất bao gồm bão, gió lực gió mạnh và mưa lớn. Một ngôi nhà thép gia cường thậm chí có thể chịu được động đất. Thép có tuổi thọ và độ bền cao vì thế có thể đảm bảo được một quá trình sử dụng lâu dài. Chi phí bảo trì và bảo dưỡng công trình vì thế cũng ít hơn.
- Giải quyết bài toán thời gian: Thời gian để thi công một ngôi nhà lắp ghép giá rẻ thường dao động trong khoảng từ 2-8 tuần tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của chủ đầu tư. Trong khi đó để bàn giao một công trình nhà đơn thuần sẽ mất khoảng từ 20 - 26 tuần. Như vây, bạn có thể thấy rõ ràng rằng nhà lắp ghép giá rẻ mang đến ưu điểm vượt trội bởi khả năng thi công và bàn giao công trình nhanh chóng. Hầu hết, việc tiết kiệm được thời gian đều xuất phát từ việc đặt hàng trước, sản xuất nhanh hơn và không phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu vì được sản xuất trong nhà.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư: Có lẽ khi xây dựng bất kỳ một ngôi nhà nào thì việc đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm nhất đó chính khoản chi phí mà mình có thể chấp nhận được để xây dựng một ngôi nhà đúng với mong muốn. Chắc hẳn chúng ta không thể phủ nhận được ưu điểm của nhà lắp ghép vượt trội hơn so với nhà truyền thống thông thường. Theo nghiên cứu việc xây dựng một ngôi nhà lắp ghép vật liệu nhẹ bạn có thể tiết kiệm được 30% cho mỗi m2 so với nhà truyền thống thông thường. Hiện nay các vật liệu siêu nhẹ và khung thép dân dụng đã phổ biến và được ứng dụng rộng rãi với các công trình thông thường để giảm thời gian thi công , giảm khối lượng công trình, giảm luôn cả chi phí làm móng vì khối lượng vật liệu rất nhẹ chỉ bằng 1/2 - 1/3 các vật liệu thường. và có 1 điều đặc biệt là các vật liệu siêu nhẹ luôn bền hơn hẳng các vật liệu truyền thống.
- Khả năng mở rộng và nâng cấp: Việc xây dựng một ngôi nhà chúng ta đều tính toán để có thể sử dụng và cơi nơi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của tương lai. Đối với một công trình nhà truyền thống sẽ khó mở rộng hơn trong tương lai, và nếu cố gắng làm thì giá cả sẽ đắt hơn nhiều hơn so với nhà tiền chế. Nhà tiền chế có mở rộng và nâng cấp một cách đơn giản, dễ dàng với chi phí phù hợp.
- Ngoài những ưu điểm trên nhà lắp ghép còn có ưu điểm khác như chi phí bảo hành thấp, thi công nền móng đơn giản, có thể xây dựng trên những địa hình không ổn định như đất, cát- điều mà nhà bê công cốt thép không làm được, bảo vệ mội trường.
Tham khảo bản thiết kế nhà 2 tầng giá rẻ
2. Chi phí làm nhà lắp ghép – Kết cấu và quy trình thi công
a. Cấu tạo nhà lắp ghép:
-Móng:
Tương tự như nhà bê tông cốt thép, nhà thép tiền chế vẫn cấu tạo móng bằng bê tông cốt thép. Móng có thể là móng đơn, móng băng hay móng bè tùy vào địa chất và mặt bằng của công trình.
- Cột, dầm:
Cột: Cấu tạo từ thép hình chữ H, hoặc có thể là cột tròn . Ngoài ra một số trường hợp có thể sử dụng bê tông cốt cứng nhằm tăng độ vững chắc cho công trình . Đồng thời tăng khả năng chống cháy cho ngôi nhà.
Dầm: Thông thường sử dụng dầm chữ I (i) , H , hộp...
- Sàn:
Sàn nhà tiền chế rất phong phú, bạn có thể tham khảo bẳng so sánh dưới đây:
- Vách, tường:
- Khung cột, dầm, kèo, xà gồ bằng thép CT3.
- Tấm bao che có cấu tạo 2 mặt bằng thép, giữa lớp xốp cách nhiệt cách âm dày 50mm.
- Tấm lợp mái cấu tạo(Tôn +Pu +PP)
- Cửa nhựa lõi thép.
- Trần nhựa hoàn thiện.
Khám phá mẫu nhà biệt thự 2 tầng 1 tum
b. Các bước thi công, xây dựng nhà lắp ghép
– Lắp dựng trên nền bê tông:
Bước 1: Tạo nền bê tông phẳng, chiều dày từ 80mm đến 100mm. Riêng đối với nhà 2 tầng nền bê tông có thêm khung dầm 200x300mm bao quanh.
Bước 2: Lắp dựng nhà vật liệu nhẹ, tuỳ theo mặt bằng lắp dựng có thể linh hoạt lắp dựng.
Bước 3: Hoàn thiện nhà lắp ghép, lắp đặt hệ thống điện, nước,…
– Lắp trên nền đất hoặc nền cát:
Bước 1: Định vị các vị trí khung trụ, khoan xuống nền đất. Sau đó liên kết hệ khung dầm và đạt tấm sàn cho nhà vật liệu nhẹ.
Bước 2: Lắp dựng nhà vật liệu nhẹ, linh hoạt lắp dựng tùy theo mặt bằng.
Bước 3: Hoàn thiện nhà lắp ghép (bao gồm lắp đặt các hê thống điện, nước, thông gió…)
3. Chi phí làm nhà lắp ghép so với nhà truyền thống
Làm nhà lắp ghép sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí hơn so với nhà truyền thống. Vậy lý do gì khiến nhà lắp ghép lại mang đến hiệu quả tiết kiệm chi phí đến vậy.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm nhà lắp ghép, trong đó, phải kể đến các yếu tố chính như:
- Giá nguyên vật liệu: Mặc dù sử dụng nguyên vật liệu chính là thép tuy nhiên, thương hiệu và chất lượng loại thép đó cũng đã khiến giá nhà lắp ghép có sự chênh lệch. Bên cạnh đó còn có các chi tiết khác như cửa ra vào, mái lợp, nền móng,…
- Diện tích và số tầng: Thông thường các công ty thi công nhà lắp ghép thường báo giá xây dựng dựa trên diện tích, ví dụ x triệu/m2. Do đó, chủ đầu tư cần nắm rõ các số liệu liên quan để được báo giá đúng nhất.
- Vị trí địa lí: Việc xây dựng khung thép ở những nơi có địa hình khó khăn chắc chắn sẽ có giá cao hơn ở những vùng đồng bằng, điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, ở những tỉnh, thành phố lớn, nơi tập trung nhiều công ty xây dựng nhà lắp ghép thì giá cả cũng sẽ cạnh tranh hơn. Ví dụ: chi phí làm nhà lắp ghép ở Hà Nội sẽ chênh lệch so với các tỉnh thành khác.
- Thời gian thi công: Thời gian thi công càng ngắn thì chi phí phát sinh càng giảm. Tuy nhiên, để công trình có thể bàn giao trong thời gian ngắn thì số lượng công nhân phải tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc số tiền để thuê nhân công sẽ tăng.
Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế tùy theo quy mô đầu tư có đơn giá dao động từ 2,2 - 2,8 triệu / m2. Ngoài ra, việc sử dụng gạch block (đúc bằng hỗn hợp đá mạt, xi-măng, cát mà không phải nung) cũng tiết kiệm được 30% giá thành so với loại gạch nung, chưa kể loại gạch này còn thân thiện với môi trường.
Nhà tiền chế được thi công và lắp đặt khá đơn giản. Chỉ cần xây dựng theo như bản vẽ kỹ thuật mà không cần cân nhắc đến nhiều yếu tố khác. Ngoài ra, nguyên vật liệu để xây dựng nhà lắp ghép cũng chỉ cần có thép, đinh ốc, và một số vật liệu bổ trợ khác là dễ dàng xây nên một ngôi nhà lắp ghép. Do đó cũng làm giảm chi phí làm nhà lắp ghép xuống đáng kể.
So với nhà truyền thống bê tông cốt thép, nhà lắp ghép khung thép cho phép chủ đầu tư tiết kiệm từ 15-30% chi phí xây dựng phần thô với những công trình trên 200m2.
4. Những giải pháp giúp tiết kiệm chi phí làm nhà lắp ghép
- Lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công nhà lắp ghép uy tín
Đây là giải pháp đầu tiên và cũng là giải pháp qua trọng nhất mà các chủ đầu tư phải áp dụng. Chỉ có những nhà thầu uy tín mới có những phương án giảm chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Khi đó, bạn sẽ được tư vấn để lựa chọn và có bản vẽ mẫu nhà tiền chế phù hợp nhất với mục đích sử dụng. Điều này góp phần giúp tránh lãng phí khi lắp dựng nhà tiền chế có quy mô vượt quá nhu cầu.
- Có một kế hoạch chi tiêu cụ thể
Chủ đầu tư cần xác định được chi phí làm nhà lắp ghép đầu tư cụ thể là bao nhiêu. Tiếp theo đó cần phải thu thập thông tin về giá xây dựng của các nhà thầu và so sánh để có lựa chọn tối ưu. Lưu ý nên lựa chọn những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu chứ không nên quá chú trọng vào giá thầu.
- Sử dụng những cấu kiện thép có chiều dài tiêu chuẩn
Nếu sử dụng những cấu kiện thép có chiều dài tiêu chuẩn thì sẽ không phải cắt bớt hoặc nối thêm. Chi phí cho việc cắt bớt hoặc nối thêm cũng không hề nhỏ. Do đó, đây là một biện pháp làm giảm chi phí xây dựng nhà thép tiền chế khá hiệu quả.
Xem thêm các mẫu kiến trúc nhà 2 tầng đẹp của Angcovat
Trên đây là những đặc điểm cơ bản về nhà lắp ghép và tư vấn chi phí làm nhà lắp ghép.Với sự so sánh giữa nhà lắp ghép với nhà bê tông truyền thống, hy vọng bạn có cơ sở để quyết định lựa chọn kiểu mẫu nhà phù hợp nhất với mục đích sử dụng và túi tiền của gia đình.