Những ngày cuối năm đang dần trôi qua, chúng ta lại chuẩn bị đón một năm mới. Với người Việt Nam chúng ta ai cũng mong muốn có một ngôi nhà đẹp để đón Tết để sum vầy bên gia đình, người thân và bạn bè. Bởi vậy trang trí và sửa chữa nhà nhà đón Tết giường như đã trở thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và chính vì vậy mà nhu cầu sửa chữa nhà vào dịp cuối năm lại tăng lên đột biến. Tuy nhiên trên thực tế việc sửa nhà đón Tết của nhiều gia đình thường mắc phải những sai lầm như trễ thời gian, chi phí bị đội cao, thay đổi ý tưởng vào phút cuối…Chỉ chưa đầy hai tháng nữa là đến Tết Mậu Tuất 2018. Hôm nay Công ty kiến trúc và đầu tư xây dựng Angcovat xin chia sẻ những kinh nghiệm sửa nhà đón tết bạn nên biết để có một căn nhà trang hoàng trong dịp Tết.
Trước khi sửa chữa lại nhà để đón Tết, gia chủ cần phải lập kế hoạch và phân định rạch ròi những công việc cần làm ngay từ đầu, đảm bảo hoàn tất đúng tiến độ và chất lượng. Bởi nếu không, bạn dễ rơi vào tình trạng sửa chữa tràn lan, không đúng chủ đích và thâm hụt ngân sách đề ra.
1. Kinh nghiệm sửa nhà đón Tết: Quyết định thời điểm sửa nhà dự toán thời gian hoàn thành
Nếu quyết định sửa nhà bạn nên đưa ra quyết định sớm vì càng thời gian cận Tết không chỉ công việc của bạn bận rộn hơn mà lúc đó chi phí sửa chữa nhà càng tăng cao cả về vật liệu lẫn dịch vụ do ai cũng muốn sửa chữa nhà nhanh để đón Tết. Dịp cận tết ai cũng bận bịu đủ thứ việc nên nếu gia chủ không sắp xếp kế hoạch từ trước thì sẽ gặp khó khăn trong việc gọi thầu thi công sửa chữa. Đối với các nhà thầu, tết là quãng thời gian khá “đắt sô” sửa chữa, trang hoàng nhà cửa, có lẽ cũng vì theo tập quán của người Việt ta cứ thi nhau sửa nhà, từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ bình dân đến cao cấp... dẫn đến quá tải, hút hàng và hút người, kéo theo giới kinh doanh vật liệu lẫn nhà thầu đều hay làm giá.
Theo kinh nghiệm sửa nhà đón Tết của chúng tôi, nếu thời gian sửa nhà của bạn không lâu lắm thì tốt nhất nên bắt đầu vào tháng 9 âm lịch (sau tết Trung Thu). Đó là thời gian thuận lợi nhất để tránh cập rập cuối năm. Vấn đề Lễ Tết tại Việt Nam cũng ảnh hưởng mạnh tới quá trình xây dựng nhà ở, đặc biệt như Tết Nguyên đán. Trước kỳ lễ này là thời điểm xây dựng cao độ do đó ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường vật liệu, nhân công và chất lượng hoàn thiện. Ngoài ra còn phải kể tới những Hội làng, Hội xã chính cũng ảnh hưởng chất lượng nhân công xây dựng do thói quen ăn Tết tới tận Rằm Tháng Giêng.
Cải tạo nhà có thể là một quá trình kéo dài khoảng 3-5 tháng tùy vào từng dạng công trình, chính vì vậy chọn lựa thời điểm khởi công công trình cần đảm bảo không rơi vào những thời điểm khó khăn như trên để tránh những rủi ro về nhân công và chất lượng hoàn thiện công trình. Thế nên trước khi có kế hoạch sửa nhà thì các bạn hãy tìm hiểu thời điểm nào là tốt nhất, không chỉ về chi phí thợ, nguyên vật liệu mà còn về phong thủy giúp cho gia đình gặp được những điều may mắn khi xây nhà mới. Nếu phải sửa nhiều hạng mục thì nên tham khảo các ý kiến của kỹ sư công trình trước và dự trù thêm thời gian để có thể trang trí theo ý muốn của gia đình. Tốt nhất, việc tân trang như sơn bả, quét lại hay sửa chữa hư hỏng nhẹ của nhà… cần tiến hành trước Tết hai, ba tháng. Đây là thời gian đủ để gia chủ có thể chủ động được công việc. Bạn nên lựa chọn thời điểm 23 Tháng Chạp làm mốc hoàn thiện công việc sửa chữa.
2. Kinh nghiệm sửa nhà đón Tết: Lên danh sách những thứ cần sửa
Trong kinh nghiệm sửa nhà đón Tết thì việc lên danh sách những thứ cẩn là vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng sửa chữa tràn lan, không đúng chủ đích và thâm hụt ngân sách. Sau khi có quyết định sẽ sửa chữa, cải tạo ngôi nhà để có một không gian sống tốt hơn, đẹp hơn chắc hẳn chúng ta đã mường tượng ngôi nhà cần sửa chỗ nào và chỗ đó sẽ sửa cái gì.
Những ngày cuối năm thường mỗi gia đình đều có rất nhiều dự định, nếu không không khéo léo lên kế hoạch từng việc thì sẽ rất đến mọi việc bị rối tung. Kinh nghiệm sửa nhà đón Tết khuyên bạn hãy tính xem chỗ nào cần sửa chữa, sửa mới như thế nào, mua sắm vật tư ra sao. Những gì không có trong danh mục thì nên loại bỏ vì nó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cũng như thẩm mỹ của căn nhà bạn.
Tuy nhiên để khoa học và dễ kiểm soát, các bạn hãy lên một danh sách cụ thể những vị trí cần sửa, vị trí nào còn băn khoăn có nên sửa hay không. Trao đổi thêm với người trong gia đình, bạn bè người thân để cần sự tư vấn thêm. Rồi chốt lại danh sách các hạng mục cần sửa:
- Sửa chữa chống thấm, ốp lát lại nhà vệ sinh
- Róc tường cũ trát lại
- Đóng trần thạch cao
- Sơn lại nhà
- Chạy lại hệ thống điện nước...
Hãy lên danh sách các hạng mục cần sửa để có sự hình dung rõ ràng, đầy đủ nhất về công việc sửa nhà của gia đình. Và quan trọng là cần hiểu rõ cách sửa những chỗ đó, điều này cần thêm sự tư vấn của nhà thầu chuyên nghiệp.
3. Kinh nghiệm sửa nhà đón Tết: Hoạch định chi phí
Nếu tìm hiểu trên mạng Internet chắc hẳn chúng ta sẽ tìm được khá nhiều các bảng giá sửa chữa nhà. Và trong đầu chúng ta hiện lên bao nhiêu câu hỏi:
- Tại sao đơn giá sửa nhà của các công ty lại khác nhau
- Đơn giá sửa nhà nào đúng và hợp lý nhất?
- Nhà thầu này báo giá sao cao hơn nhà thầu khác nhiều vậy?
Thực ra báo giá trên mạng của các công ty chỉ mang tính chất tham khảo để dựa vào đó chúng ta có thể ước tính chi phí sửa nhà của mình một cách sơ lược. Bởi đơn giá còn phụ thuộc rất nhiều vào giao thông, (đường ô tô to vào được giá vật liệu vào chân công trình sẽ rẻ hơn chỗ chỉ có công nông vào được), vào điều kiện, không gian thi công (rộng rãi hay chật hẹp, chỗ rộng thì làm nhanh hơn, công thợ tốn ít hơn), khối lượng ít hay nhiều, vung miền (ở quê sẽ rẻ hơn ở phố, nội thành đắt hơn ngoại thành)...Nói chung đơn giá sửa chữa hay xây nhà phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng có một yếu tố không bao giờ thay đổi, đó là, tiền nào của nấy.
Để có một bảng dự trù chi phí, các bạn hãy gọi một vài nhà thầu sửa nhà đến để nhờ họ tư vấn, khảo sát công trình và lên bảng giá sửa nhà. Hãy lựa chọn lấy một bảng giá tốt nhất. Bảng báo giá sửa nhà hợp lý nhất, là bảng giá đã thể hiện tất cả các hạng mục, công việc cần sửa chữa một cách rõ ràng, "sửa gì tính đó", chi tiết đầy đủ từ vật liệu, vật tư đến chất lượng, phương án, tiến độ thi công.
Và quan trọng nhất là đảm bảo căn nhà an toàn về kết cấu, công năng sử dụng hợp lý. Vào cuối năm, có nhiều khoản để gia đình chi tiêu và mua sắm Tết, hơn nữa, giá vật liệu và nhân công có thể tăng đột biến vào dịp Tết. Theo kinh nghiệm sửa nhà đón Tết và cải tạo nhà của các chuyên gia xây dựng thì bạn nên dự trù kinh phí lớn hơn ban đầu khoảng 20%.
4. Kinh nghiệm sửa nhà đón Tết: Chọn nhà thầu thi công phù hợp
Đội ngũ thợ, kĩ sư sửa nhà rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến chất lượng và vẻ đẹp căn nhà của bạn. Đừng vì những lời quảng cáo hoặc lười tìm kiếm mà chọn những đội thợ bạn chưa tìm hiểu kĩ về khả năng, năng lực thực sự của họ. Tìm kiếm thông tin trên mạng, qua quen biết… thì có rất nhiều nhà thầu thi công, mỗi nhà thầu đều có thế mạnh riêng, hoạt động nhiệt tình và ngày càng nâng cao chất lượng công trình để tăng thế cạnh tranh. Vì thế phải tìm được nhà thầu có năng lực thực sự, có kế hoạch, biện pháp thi công hợp lý, nhằm hoàn thành công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình như đã cam kết.
Vào những dịp cuối năm như thế này, các nhà thầu thường rất “đắt xô” sửa nhà và cải tạo nhà cũ. Có rất nhiều trường
hợp gặp phải nhà thầu không uy tín, nhận tiền đặt cọc của khách nhưng thấy chỗ khác thu nhập cao hơn hơn họ lại bỏ không làm nữa.
Chính vì vậy khi chọn đơn vị thi công sửa chữa nhà đón Tết bạn nên:
- Chọn những công ty sửa chữa có uy tín.
- Ký hợp đồng với công ty sửa chữa về các điều khoản, nhất là thời gian thi công, chi phí không nên chỉ giao kết qua miệng để tránh tình trạng kéo dài lê thê, chi phí bị đội lên cao.
5. Kinh nghiệm sửa nhà đón Tết: Một số gợi ý trang trí nhà sau sửa
Trang trí hay tân trang nhà cửa đón Tết không có nghĩa là bỏ đi đồ cũ và thay mới hoàn toàn mọi thứ trong căn nhà. Chỉ cần vài thay đổi, chỉnh sửa nhỏ cũng làm ngôi nhà bạn trở nên khác lạ.
- Cổng vào
Cổng vào càng sạch sẽ càng gây ấn tượng cho khác tới chơi Tết. Bạn có thể cùng gia đình dọn dẹp, sơn lại cổng và trang trí hoa cho thêm sức sống của mùa xuân.
- Phòng khách
Phòng khách là không gian hướng ngoại, là nơi tiếp khách chính của ngôi nhà, đặc biệt vào dịp Tết. Trong phòng khách quan trọng nhất là bộ bàn ghế, nó thể hiện sự hiếu khách hay thân thiện của ngôi nhà. Nếu nhà bạn theo phong cách hiện đại bạn có thể chọn mẫu ghế sofa kết hợp với bàn kính sẽ tăng thêm sự sang trọng. Nếu bạn yêu thích sự thanh lịch của không gian cổ điển thì một bộ bàn ghế gỗ sẽ là lựa chọn phù hợp, vừa truyền thống lại gần gũi với thiên nhiên.
Hãy tự tạo điểm nhấn cho phòng khách bằng những bình hoa kiể cách hay những tấm thảm có hoa văn độc đáo. Hoặc tại sao bạn không thử thay vỏ của những chiếc gối ôm để mang lại cảm giác mới mẻ như vừa thay đổi cả bộ ghế ngồi. Bạn cũng có thể tận dụng những món đồ cũ để làm những đồ trang trí độc đáo. Trong trang trí, bạn nên để ý tới yếu tố ánh sáng, không nên kê đồ lấp nguồn sáng của căn phòng.
Xem thêm những ý tưởng trang trí chiếu nghỉ cầu thang cho ngôi nhà thêm ấn tượng
- Phòng bếp ăn
Vào bếp nấu nướng những món ăn truyền thống để tiếp đãi mọi người và niềm yêu thích của những người phụ nữ. Để tân trang lại phòng bếp, bạn không nhất thiết phải sửa xây hay trang hoàng lại phòng bếp một cách cầu kỳ. Thay vào đó, bạn chỉ cần lau chùi, vệ sinh cho tủ bếp sáng bóng, làm sạch sàn bếp để tạo cảm giác sạch sẽ là bạn đã khiến phòng bếp trở nên ấn tượng hơn. Ngoài ra những yếu tố thường được sửa đổi trong phòng bếp như giá bát đĩa, tủ bếp, màu gạch nền… Để tân trang phòng bếp cần lưu ý về ánh sáng và màu sắc. Với căn bếp hẹp, hãy dùng những màu sắc sáng, nhẹ nhàng và khéo léo tận dụng áng sáng tự nhiên để nơi rộng căn phòng.
Để tạo sự tươi mới, hãy trang trí thêm những chi tiết thú vị như lọ hoa, chậu cây. Bạn cần thống nhất lựa chọn và định hướng phong cách cho căn bếp của mình để lựa chọn nội thất và đồ trang trí cho phù hợp. Để gây ấn tượng với khách ngoài những món ăn ngon, không gian bếp cũng có tác động mạnh mẽ. Bạn có thể sử dụng giấy dán tường độc đáo hoặc những phụ kiện bắt mắt. Một việc cần ghi nhớ nữa là loại bỏ những vật dụng không cần đến hoặc cất gọn những đồ vật ít dùng để trả lại cho căn bếp không gian rộng rãi, thoáng đạt. Một điều quan trọng trong trang trí phòng bếp là khử mùi phòng bếp bằng những mẹo đơn giản, tiết kiệm ai cũng có thể thực hiện.
- Sửa soạn ban thờ
Hàng tháng vào mùng 1 và ngày rằm chúng ta đều dọn dẹp bàn thờ và cúng lễ, nhưng dịp cuối năm trước thềm tết âm lịch (tết Nguyên Đán) mới là thời điểm quan trọng để bày biện lại bàn thờ. Dù nhà cửa trang hoàng lộng lẫy, dù đủ mọi đồ trang trí xa hoa nhưng bàn thờ chưa dọn dẹp bày biện cũng chưa thể gọi là đón tết. Trong dân gian, tục dọn dẹp ban thờ cúng tiến hành từ 23 tháng Chạp và hoàn tất trước 30 Tết. Các nhà tâm linh đều khuyên, cần chuẩn bị chổi, khăn lau ban thờ chuyên dùng, hoặc dùng khăn mới, chổi mới để bao sái. Hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ đã chuẩn bị trước, rồi mới quét bụi bặm, lau rửa ban thờ, đồ thờ cúng, lau dọn từ trên cao xuống thấp. Việc trang trí, sửa soạn ban thờ phụ thuộc vào điều kiện và phong tục của từng gia đình ở các vùng.
Tham khảo những mẫu phòng thờ đẹp và hợp phong thủy với nội thất sang trọng, tôn nghiêm
Khi lau dọn, nên cẩn thận nhẹ nhàng với từng đồ vật vì trên bàn thờ lúc nào cũng được coi là những vật thiêng liêng, phù hộ cho gia đình. Hạn chế làm đổ vỡ đồ khi lau dọn, điều này đặc biệt rất kiêng kị với những người xưa, vì họ cho rằng như vậy là những điềm xấu, không tốt và tai họa sẽ xảy đến. Để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên). Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên. Bên cạnh đó có thể treo thêm những câu đối thể hiện tấm lòng của gia đình với tổ tiên.
Đối với những không gian khác như phòng ngủ, nhà tắm, các bạn cũng cần chú ý dọn dẹp sạch sẽ, lau dọn ngăn nắp để đón năm mới nhiều may mắn, sua đi những điều cũ kỹ còn tồn lại. Tùy điều kiện từng gia đình mà có những cách trang trí khác nhau nhưng yếu tố sạch sẽ và thoáng mát thì luôn luôn phải được đảm bảo.
Với những kinh nghiệm sửa nhà đón Tết mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có được một không gian nhà ở sạch sẽ, thơm mát và đẹp lung linh vào dịp Tết Mậu Tuất 2018 này. Chúc các bạn thành công!