Cốp pha nói chung đều phải có kích thước, các bộ phận phù hợp với biện pháp thi công. Trong ngành xây dựng như hiện nay có rất nhiều hệ coppha và mỗi hệ coppha đều có những đặc điểm khác nhau làm cho năng suất thi công khác nhau, hiệu quả của công trình và chi phí cũng khác nhau. So với các loại coppha khác thì coppha nhôm có thể nói là có nhiều ưu thế để phát triểu ở thị trường xây dựng Việt Nam. Vậy bạn hiểu về cốp pha nhôm là gì? Lợi ích của nó ra sao và quy trình thi công cốp pha nhôm như thế nào?
1. Cốp pha nhôm là gì? Tại sao phải thi công cốp pha nhôm thay vì các loại cốp pha khác?
Cốp pha nhôm là các vật liệu cốp pha được sản xuất và chế tạo bằng hợp lim nhôm có cường độ cao và được liên kết với nhau để tạo nên khung công trình. Quy trình thi công cốp pha nhôm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng đặc biệt với công trình nhà cao tầng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Xây được bao nhiêu ngày thì trát được
Tại sao phải thi công cốp pha nhôm thay vì các loại cốp pha khác?
Trong ngành xây dựng hiện nay có rất nhiều hệ coppha có thể kể đến như: coppha gỗ tự nhiên, coppha gỗ công nghiệp, coppha thép, coppha composite, coppha nhôm... Mỗi hệ coppha đều có những đặc điểm riêng nhưng điển hình cốp pha nhôm sẽ tạo nên năng suất thi công, hiệu quả công trình và tiết kiệm chi phí hơn các phương pháp cũ.
Trong lĩnh vực thi công xây dựng, vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của nhà thầu chính là việc đúc bê tông yếu tố quyết định tiến độ thi công coogn trình. Chất lượng, mỹ quan và giá thành công trình phụ thuộc phần nhiều vào yếu tố này. Với sự thay đổi của công nghệ và vật liệu ghép coppha hiện nay đã và đang tạo ra những bước tiến lớn trong lĩnh vực xây dựng.
Chúng ta đã từng biết đến ghép coppha truyền thống bằng các thanh gỗ, vật liệu tận dụng và phên cót để làm coppha, tiến bộ hơn là dùng các thanh gỗ tự nhiên ghép lại với nhau để tạo thành mặt phẳng lớn rồi đến coppha định hình (chế tạo sẵn theo kích thước tiêu chuẩn) ra đời. Đây thực sự là một bước đột phá trong quá trình thi công. Với cop pha nhôm định hình thì việc thi công cốp pha rút ngắn được thời gian hơn do lắp ghép đơn giản, đảm bảo chất lượng bê tông tốt và mỹ quan bề mặt.
Ưu điểm vượt trội của cốp pha nhôm
- Có trọng lượng nhẹ hơn các loại coppha thông thường (khoảng +/- 20kg/1m2)
- Không bị han rỷ nên tăng thời gian bảo quản và giảm đáng kể chi phí bảo quản.
- Giá trị thu hồi cao: Giá trị thu hồi của hệ ván khuôn nhôm rất cao khi các tấm phi tiêu chuẩn thành phế thải và bán lại cho nhà sản xuất có thể lên tới 20%.Cốp pha nhôm có thể được sử dụng nhiều lần với chi phí sử dụng trung bình thấp: Hệ thống cốp pha nhôm với thiết kế tiêu chuẩn và thi công theo đúng quy trình, một bộ ván khuôn có thể được sử dụng hơn 120 lần với chi phí sử dụng giảm đáng kể.
- Thi công thuận lợi và hiệu quả: Việc lắp ráp cốp pha nhôm đơn giản và thuận tiện; Trọng lượng trung bình là 23-26kg / m2. Nó có thể hoàn thành lắp ráp bằng tay mà không cần bất kỳ máy trợ giúp. (Thông thường, công nhân xây dựng chỉ cần một cái cần cẩu hoặc một cái búa nhỏ để lắp ráp và tháo dỡ). Một nhân viên lắp ráp có tay nghề có thể lắp đặt 25-35 m2 / ngày (so với cốp pha gỗ, cốp pha nhôm không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải đào tạo đơn giản cho công nhân xây dựng trước khi lắp đặt).
- Tiết kiệm thời gian xây dựng: Hệ thống ván khuôn nhôm là một hệ thống lắp ráp nhanh và rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí quản lý. Một bộ ván khuôn có thể xây dựng một tầng trong 5 ngày theo quy trình xây dựng.
- Ứng dụng: Ứng dụng cốp pha nhôm thích hợp vào tất cả các vị trí như tường, sàn, cột, dầm, cầu thang, cửa sổ, tấm nổi
- Không có rác xây dựng tại chỗ: Tất cả các bộ phận của cốp pha nhôm đều có thể tái sử dụng và không có rác thải tại chỗ sau khi gỡ bỏ ván khuôn để đảm bảo môi trường xây dựng an toàn, sạch sẽ và gọn gàng.
- Tính linh hoạt: Ván khuôn nhôm có các kích thước tiêu chuẩn khác nhau và linh hoạt để lắp ráp theo yêu cầu của các công trình tương ứng. Chỉ có 15-20% vật liệu không phải là tiêu chuẩn cần phải được thay thế để sử dụng lại ván khuôn cho một công trình mới và giúp giảm chi phí.
- Độ ổn định cao, khả năng chịu lực cao: Tất cả các bộ phận của hệ ván khuôn nhôm được lắp ráp lại với nhau bằng các liên kết chốt và la giằng cùng sự hỗ trợ của các thanh gông. Một khi hệ thống được lắp ráp, nó sẽ được tạo thành một hệ hoàn chỉnh với độ ổn định rất tốt và khả năng chịu lực cao.
- Hệ thống hỗ trợ thuận tiện: Phương pháp xây dựng truyền thống của công nghệ xây dựng ván khuôn như sàn, thường đòi hỏi phải có khung đầy đủ với chi phí cao hơn, trong khi các thanh chống cho hệ ván khuôn nhôm tương đối ít (khoảng cách giữa mỗi cột chống đỡ độc lập là 1050mm) Không gian làm việc lớn hơn, công nhân tiếp cận và vật liệu vẫn chuyển dễ dàng hơn.
- Tác động bề mặt của bê tông sau khi tháo ván khuôn: Chất lượng bề mặt bê tông mịn màng sau khi tháo dỡ ván khuôn nhôm và cơ bản đáp ứng yêu cầu của bê tông đã hoàn thiện. Bề mặt bê tông nhẵn nên có thể sơn ngay sau khi tháo dỡ cốp pha, do đó tiết kiệm được chi phí trát vữa.
>>>Bộ sưu tập những mẫu nhà 2 tầng 1 tum đẹp nhất hiện nay
Nhược điểm của cốp pha nhôm
- Nhược điểm lớn nhất và nổi bật nhất của cốp pha nhôm là giá thành cao hơn so với các loại cốp pha thông thường. Việc giá thành hệ thống cốp pha nhôm cao có thể nói là do hiện nay đa số coppha nhôm được nhập từ nước ngoài. Nếu nước ta có thể sản xuất được thì việc ứng dụng nó sẽ làm năng suất thi công cao hơn nữa, đẩy tiến độ công trình hơn nữa.
- Mỗi công trình thi công cốp pha đã có sẵn form cho từng vị trí và một vị trí là duy nhất nên chỉ cần mất một form nào đó cũng khá phức tạp và tốn kém để tìm vật liệu thay thế vị trí đó nên yêu cầu công tác quản lý chặt chẽ.
2. Hướng dẫn quy trình thi công cốp pha nhôm
Ngày 1: Công tác thép tường, cột.
- Lắp đặt cốt thép cho tường, cột và các thiết bị ngầm.
- Đánh dấu tim cốt và kiểm tra mức cân bằng mặt sàn.
- Tháo dỡ cốp pha vách tầng dưới và vận chuyển lên khu vực tầng trên để tiếp tục lắp đặt.
Các mục cần kiểm tra:
- Kiểm tra đường tiêu chuẩn và kích thước của tường.
- Kiểm tra lại tình trạng cốp pha vách sau khi tháo dỡ, cần vệ sinh sạch bê tông trên bề mặt cốp pha để tái sử dụng.
- Kiểm tra số lượng và ký hiệu ghi trên cốp pha vách của từng khu vực.
Ngày 2: Công tác cốp pha vách.
- Lắp ráp hệ cốp pha vách(Wall) và cốp pha dầm(Beam) cho công trình.
- Lắp ráp cầu thang.
Các mục cần kiểm tra:
- Kiểm tra độ thẳng đứng của lưới thép.
- Kiểm tra các thiết bị lắp đặt ngầm.
- Kiểm tra tính ổn định của các thanh chống, gia cố đã đảm bảo chưa.
- Kiểm tra số lượng phụ kiện lắp ráp.
- Kiểm tra lắp ráp cốp pha tại các khu vực đặc biệt của công trình.
- Kiểm tra lắp ráp cốp pha tại các chi tiết của hệ.
- Kiểm tra các khoảng hở sau khi lắp ráp cốp pha vách.
Ngày 3: Công tác cốp pha sàn.
- Lắp ráp hệ xương chống đỡ cho cốp pha sàn.
- Lắp ráp và quét dầu lên cốp pha sàn.
- Vận chuyển lưới thép sàn lên sau khi lắp đặt xong cốp pha sàn.
Các mục cần kiểm tra:
- Kiểm tra cao độ của sàn.
- Kiểm tra khe hở sau khi lắp ráp.
- Kiểm tra liên kết với hệ cốp pha vách.
- Kiểm tra vị trí các thiết bị ngầm, ống thoát nước.
>>>Tham khảo những mẫu nhà cấp 4 có gác lửng
Ngày 4: Công tác thép sàn.
- Lắp đặt cốt thép sàn, lắp đặt thiết bị điện và các thiết bị ngầm khác.
Các mục cần kiểm tra:
- Kiểm tra độ ổn định của hệ khung trước khi đổ bê tông.
- Kiểm tra độ thẳng đứng và cao độ của hệ.
- Kiểm tra chiều cao mặt sàn bê tông.
Ngày 5: Công tác đổ bê tông.
- Hoàn tất 4 bước trên và dọn vệ sinh mặt bằng chuẩn bị đổ bê tông.
- Đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.
Các mục cần kiểm tra:
- Kiểm tra lại hệ cốp pha của công trình sau khi đổ bê tông.
- Kiểm tra độ phẳng của bề mặt bê tông.
- Kiểm tra các khu vực đặc biệt(cầu thang, cửa, thang máy...).
3. Sự cố xảy ra trong quy trình thi công cốp pha nhôm tại công trường
Như bất kỳ hình thức coppha nào, dùng nhôm cũng phát sinh những sự cố hi hữu nếu không giám sát chặt chẽ quá trình thi công.
a. Đứt gãy La (Tie) khi dùng coppha nhôm
Như đề cập trong nhiều bài trước, chịu lực chính trong hệ coppha vách nhôm là TIE. Nên một khi thành phần này không đảm bảo, sự cố không thể không tránh khỏi. Có nhiều loại tie la, bằng nhôm hoặc thép không gỉ cường độ cao (ở VN đang phổ biến La bằng thép cường độ cao).
Tải trọng tiêu chuẩn (chịu kéo) thường ở 13.3 KN (tùy thuộc vào nhà sản xuất). Khi chất lượng, hoặc chịu tải không đúng qui định, nhiều khả năng bị đứt gãy. Tuy nhiên, sự cố không phụ thuộc hoàn toàn vào sức chịu tải này, ngoài ra phương án thiết kế không đúng tiêu chuẩn, tốc độ đổ bê tông, nhiệt độ bê tông, kích thước vách,…cũng ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, phải có phương án thiết kế đúng chuẩn, chất lượng ti la phải được kiểm định và tính toán chính xác.
>>>Xem thêm: Biện pháp thi công khoan cấy thép
b. Bê tông tràn tại chiếu nghỉ cầu thang lắp coppha nhôm
Hầu như bộ coppha cầu thang sẽ không có form đậy tại mặt trên sàn chiếu nghỉ (ở cao độ giữa tầng). Đồng nghĩa với việc những tấm nhôm vách tại khu vực này bị hở chân đúng chiều dày sàn chiếu nghỉ. Nếu không giám sát quá trình đổ bê tông toàn khối, phểu đổ từ trên xuống sẽ bị lèn ra tại vị trí này. Cách xử lý theo nhiều công trường vẫn thường áp dụng là đổ bê tông vách cận cầu thang đến cao độ chiếu nghỉ. Khi bê tông bắt đầu đóng rắn, bắt đầu nhé, rồi tiếp tục đổ phần còn lại. Mục đích nhằm lợi dụng lớp bê tông bắt đầu rắn làm cốp pha.
c. Nở bê tông cạnh biên công trình
Điểm yếu khó khắc phục được của coppha nhôm chính là không thể tự ngăn cản áp lực đẩy ngang ở thành trên biên công trình. Đặc biệt là những cấu kiện trên cùng như Kicker. Chỉ liên kế chốt được 3 cạnh, trong khi đó cạnh trên cùng tự do. Trường hợp tương tự cho vị trí lõi thang máy nhưng có thể khắc phục bằng cách chống đạp qua lại giữa các phương song song. Tuy nhiên, biện pháp này không thể áp dụng cho vị trí outside. Khi đổ bê tông, áp lực xô ngang có thể làm đầu kicker dao động. Kết quả là mép biên bị nở ra vài cm.
Theo kinh nghiệm của mình công trường và đơn vị thiết kế đã áp dụng một số biện pháp như:
- Giảm kích thước tie la trên cùng 5mm.
- Bắt ti angle xỏ từ kicker (thành biên) chéo xuống tấm bên trong.
- Khoan ti giằng giữa kicker với tấm sàn bên trong.
- Kéo đầu kicker bằng thép d8 hàn vào thép sàn.
d. Nở sàn không thể lắp coppha nhôm
Hiện tượng này thường hay gặp đối với mặt bằng có diện tích sàn rộng (sàn phẳng chịu lực, sàn ứng lực trước,..). Khi lắp coppha full sàn gặp tình trạng hệ sàn bị nở hoặc không lắp được những tấm cuối cùng. Có nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất xuất phát từ công tác vệ sinh ván khuôn. Sau nhiều tầng thi công, coppha bị bám bẩn bê tông giữa các cạnh, khi liên kết các cấu kiện sẽ không còn kín khít và dẫn đến sai số, nhiều tấm như vậy, tỉ lệ sai số tăng cao.
Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều tấm tận dụng cũ, hoặc cấu kiện gia công có độ chính xác không cao cũng ảnh hưởng không nhỏ. Công tác thi công, bảo quản và độ giãn nở của nhôm cũng góp phần vào sự cố này.
>>> Xem thêm: Các mẫu biệt thự 1 tầng mái ngói