Lớp vữa trát tường nhà như chiếc áo của ngôi nhà. Một ngôi nhà có được bền đẹp cũng một phần do lớp trát và xuyên suốt quá trình thi công trát tường. Tác dụng của lớp vữa trát bên ngoài của công trình giúp bảo vệ công trình khỏi yếu tố thời tiết, thời gian, chống lại tác hại của độ ẩm và các chất ăn mòn khác, làm tăng tuổi thọ và độ bền của công trình. Đối với các môi trường xâm thực, lớp vữa trát đặc biệt có tác dụng tích cực chống lại sự phá hoại của môi trường xâm thực, bảo vệ công trình. Còn với những công trình phải tiếp xúc với nhiệt độ cao, lớp vữa trát cách nhiệt có tác dụng giữ cho kết cấu không bị biến dạng, nóng chảy và làm việc bình thường. Lớp trát còn là lớp hoàn thiện đầu tiên khắc phục những khuyết tật về xây dựng trong quá trình thi công. Vì vậy chủ nhà cần chú ý và chuẩn bị cho công tác trát, giám sát thợ thực hiện đúng quy trình. Trong bài viết dưới đây sẽ trình bày tất cả các kỹ thuật về công tác trát và trả lời câu hỏi của nhiều khách hàng “Xây bao nhiêu ngày thì được trát?”
>>>Tham khảo thêm: Các mẫu nhà 1 tầng có gác lửng
1. Xây bao nhiêu ngày thì được trát?
Để thi công trát vữa, mặt trát phải cứng, ổn định thì không biến dạng. Nếu mặt trát và tường trát và tường trần bê tông phải chờ khô, co ngót trước khi trát, nếu không lớp vữa sẽ bị nứt. Tường sau khi xây 2 ngày thì có thể tiến hành thi công trát.
Yêu cầu của lớp trát:
- Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt kết cấu của công trình
- Loại vữa và chiều dày lớp trát phải đúng theo yêu cầu của thiết kế
- Bề mặt lớp vữa trát phải phẳng, nhẵn
- Các đường gờ, cạnh, chỉ phải thẳng, ngang bằng hay thẳng đứng
Yêu cầu của bề mặt trát:
- Bề mặt trát phải được vệ sinh sạch sẽ và được tưới ẩm trước khi trát
- Mặt trát cần phẳng, tránh phải trát những lớp vữa dầy gây những hao phí không đáng có
- Bề mặt trát phải có ma sát đủ lớn để lớp vữa bám dính. Với những bề mặt nhẫn như bề mặt bê tông cần tạo ra bề mặt ma sát bằng cách đục, tao khía hình trám hoặc vẩy xi măng mác cao
Phân loại vữa trát
Vữa trát thông thường được chia làm 3 loại: vữa vôi, vữa tam hợp và vữa xi măng. Tùy theo mục đích nơi trát mà chọn loại vữa cho phù hợp để vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa tiết kiệm một cách tối đa.
- Với những nơi chịu ẩm thường xuyên như trát mặt tường ngoài, chân tường, mái chéo…thường sử dụng vữa tam hợp, vữa xi măng.
- Những nơi không chịu ẩm thường xuyên có thể dùng các loại vữa khác rẻ tiền hơn nhq vữa vôi
- Với các loại công trình có yêu cầu đặc biệt về chịu ma sát hóa chất và mài mòn như bể bơi, bồn cầu, sap, bể sục…thì cần gia tăng và pha trộn các loại phụ gia chống thấm hoặc dùng các vật liệu khác. Không nên trát trong những trường hợp này tránh phải khắc phục về sau rất mất thời gian và tiền bạc.
2. Yêu cầu kỹ thuật của công tác trát vữa
- Công tác trát nên tiến hành sau khi đã hoàn thành xong công việc lắp đặt mạng dây ngầm và các thiết bị có chỉ định đặt ngầm trong lớp trát cho hệ thống điện, điện thoại, truyền hình, cáp máy tính
- Bề mặt nền chát cần được cọ rửa bụi bẩn, làm sạch rêu mốc, xử lý cho phẳng bề mặt nền trát
- Trước khi trát, cần chèn kín các lỗ hở lớn, xử lý cho phẳng bề mặt nền trát.
- Khi tiến hành trát nhiều lớp trên bề mặt kết cấu, cần lựa chọn vật liệu trát sao cho giữa nền trát, lớp trát lót và lớp trát hoàn thiện có sự gắn kết và tương thích về độ dãn nở, co gót
- Khi trát tường, trát trần với diện tích lớn, nên phân thành những khu vực nhỏ hơn có khe co dãn hoặc phải có những giải pháp kỹ thuật để tránh cho lớp trát không bị nứt do hiện tượng co gót
- Nếu trong lớp trát có các đường ống kim loại, vật trôn sẵn thì vật liệu chế tạo vữa phải được lựa chọn thích hợp hoặc phải có biện pháp phòng tránh không xảy ra hiện tượng ăn mòn, phá hoại.
- Nếu bề mặt trát không đủ độ nhám cho lớp vữa trát bám dính trên bề mặt thì trước khi trát phải xử lý nhám bằng phun cát, vẩy hoặc phun hồ xi măng cát, đục nhám hoặc các biện pháp tạo khả năng bám dính khác. Phải trát thử một vài chỗ để xác định độ dính kết cần thiết trước khi tiến hành trát đại trà.
- Ở những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải được gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dầy mạch ghép và phải trùm về hai bên ít nhất một đoạn từ 15 cm đến 20 cm. Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn 3 cm.
- Đá dùng làm cốt liệu trong lớp mặt trát ngoài là đá hạt đập từ đá thiên nhiên (canxit, đôlômit…), sỏi hạt đập từ cuội và sỏi dùng trong xây dựng. Tùy theo nguồn gốc tạo thành và thành phần hóa học mà đá có màu sắc khác nhau như trắng, xám, đỏ đen…
3. Quỳ trình thi công trát vữa
a. Công tác chuẩn bị
Trước khi tiến hành thi công, các công tác chuẩn bị như chuẩn bị mặt bằng công trường, tập kết vật liệu, thiết bị đo lường và sản xuất vữa, đà giáo .v.v. sẽ phải được kiểm tra. Bề mặt được hoàn thiện như tường phải được làm sạch khỏi những mẩu vữa vụn, tưới ẩm kỹ để tạo độ dính bám tốt cho vữa.
>>>Xem thêm Những mẫu biệt thự 1 tầng 1 tum
Bảo vệ các hạng mục liền kề: Nhà thầu phải có biện pháp che chắn bằng bạt, vỏ bao đựng xi măng, phoi bào để tránh dây vữa lên những hạng mục hoặc một phần đã được hoàn thiện, không làm tắc những vị trí đã lắp ống thoát, đầu chờ .v.v. Ngay sau khi hoàn thiện công tác trát, mặt bằng xung quanh phải được làm vệ sinh sạch sẽ.
b. Quy trình trộn vữa
- Cát trát phải được sàng kỹ qua lưới 1.5 x 1.5mm, tránh lẫn các tạp chất như rác, đất, bùn bẩn
- Vữa trát đúng định mức, thường thì vữa trát mác 75. Trộn vữa không đúng định mức làm vữa kém bám dính do ít xi măng hay làm vữa giòn do nhiều xi măng
- Phải trộn vữa khô thật kỹ trước khi trộn đều với nước để tạo hỗn hợp vữa trát
c. Đắt mốc
- Đối với tất cả các tường trước khi trát phải được đặt mốc, mốc phải đặt chính xác, mặt của các mốc phải nằm trên cùng một mặt phẳng.
- Trên mặt tường trát, ở vị trí 2 gốc trên xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần một khoảng 15-20cm, đóng đinh vào 2 vị trí đã xác định, mặt mũ đinh cách tường bằng chiều dày lớp trát.
- Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, căng dây ngang và cứ cách nhau 1 đoạn khoảng 2m lại đóng 1 đinh sao cho mũi đinh chạm dây dọi
>>> Tham khảo thêm Những mẫu nhà 1 tầng có tầng hầm
d. Kỹ thuật trát
Quan sát mặt tường trát, những chỗ lồi thì đục, chỗ lõm thì đắp cho vữa tương đối phẳng, có thể vẩy vữa lên mặt trát cho vữa bám thành một lớp mỏng.
- Trát từng lớp vữa mỏng sau đó đợi khô và vào tiếp lớp hoàn thiện sau. Dùng thước cán phẳng vữa từ dưới lên, những chỗ lõm phải dùng bay, bàn xoa trát bù rồi cán lại.
- Phương pháp lên vữa, cán phẳng, khi cán xong chờ cho mặt vữa se thì dùng bàn xoa gỗ xoa nhẵn. Xoa từ trên xuống dưới, lúc đầu xoa rộng vòng, nặng tay. Khi bề mặt hơi phẳng thì xoa vòng hẹp, nhẹ tay. Cuối cùng vừa xoa vừa nhẹ nhàng nhấc tay ra khỏi mặt trát. Nếu vữa khô quá khi xoa nổi cát thì dùng chổi đót dấp nước quét nhẹ lên chỗ vữa khô, đồng thời dùng bàn xoa, xoa rộng vòng cả chỗ cũ và mới, xoa đến khi liền mặt thì dừng.
4. Bảo dưỡng bề mặt trát
Tránh va chạm với bề mặt vừa trát. Vài ngày sau hi trát phải tưới ẩm bảo dưỡng cho bề mặt trát để cường độ lớp vữa tiếp tục phát triển đạt mác. Vào ngày nắng, hanh khô cần phải tưới nước thường xuyên hơn. Che chắn cho bề mặt tường 2,3 ngày đầu tránh mưa nắng.
5. Kiểm tra, nghiệm thu công tác trát tường
- Các phần khuất trong quá trình thi công phải được kiểm tra thường xuyên.
- Lớp vữa trát phải bám dính trắc vào kết cấu, không có tiếng bộp bộp khi gõ nhẹ vào bề mặt lớp trát. Bề mặt lớp trát không có vết rạn chân chim.
>>>Xem thêm: Nhiều mẫu nhà cấp 4 chữ L đẹp