Trần thạch cao là sản phẩm nội thất được tin dùng trong thời gian gần đây bởi những tình năng ưu việt so với các loại trần thông thường khác. Tuy nhiên với cách phân loại trần thạch cao theo cấu tạo người ta thường không biết nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp cho ngôi nhà của mình vì chúng đều có ưu điểm riêng và phù hợp với không gian kiến trúc khác nhau. Hãy cùng angcovat tìm hiểu.
Trần thạch cao phẳng là gì ? Tìm hiểu đặc điểm của trần thạch cao phẳng để chọn nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp
Trần thạch cao phẳng là tên gọi dùng để chỉ về loại trần có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng không có khoảng lồi lõm. Loại trần này được cấu tạo từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện với các đường nét đơn giản, không có họa tiết hoa văn, đem đến sự đơn giản tiện trong thiết kế tạo vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng cho trần nhà. Vậy nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp cho những ngôi nhà đơn giản ?
Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp cho nhà chung cư
Trần thạch cao phẳng thuộc hệ trần thả hoặc trần chìm. Đối với trần thạch cao thả thường sử dụng khung xương chất lượng với tấm thạch cao đa dạng và được gọi chung là tấm thạch cao phủ PVC hoặc tấm sợi khoáng. Đối với trần thạch cao chìm hiện đang sử dụng các loại xương phổ biến của nhiều hãng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Ưu điểm của trần thạch cao phẳng:
- Trần thạch cao phẳng có thời gian thi công nhanh. Đội thợ có thể dễ dàng làm chủ tiến độ thi công, nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp để tiết kiệm thời gian ?
- Trần thạch cao đơn giản, tạo cảm giác rộng rãi và thoáng cho không gian nội thất bởi sự giản lược vể chi tiết và kiểu dáng.
- Giống như trần nổi và trần thạch cao giật cấp, trần thạch cao phẳng có mọi tính chất ưu việt để nó có thể được sử dụng khá phổ biến hiện nay như: chống cháy, cách âm, chống nóng, chống ẩm, độ bền….
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao: Sử dụng trần thạch cao phẳng giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều so với trần giật cấp.
- Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp để Không gian trong ngôi nhà sẽ trở nên sang trọng hoặc ấm cúng? Điều này cũng tùy thuộc và cách sơn màu, cũng có thể trang trí trần phẳng bằng cách vẽ họa tiết 3D trang trí lên trên để tạo ấn tượng. Với cách này thường được các nhà đầu tư kinh doanh ưa chuộng, bởi nó đỡ tốn kinh phí và còn mang lại hiệu quả sử dụng cao.
Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp cho phòng ngủ sang trọng
Nhược điểm của trần thạch cao phẳng:
- Trần thạch cao phẳng bị hạn chế về các mẫu mã, kiểu dáng.
- Trần thạch cao phẳng thường dễ bị lộ các lỗi khi thuê phải đội thợ thi công không chuyên nghiệp, ví dụ thường gặp là các vết xử lý mối nối hay bị gồ lên và dễ bị phát hiện hoặc các vệt lăn sơn hay bị nhìn thấy khi người quan sát đứng quay mặt về phía ánh sáng….
Trần thạch cao giật cấp là gì ? Phân loại trần thạch cao giật cấp để lựa chọn nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp ?
Trần thạch cao giật cấp giật cấp yêu cầu cao hơn về kiểu dáng
Trần thạch cao giật cấp là một loại trần chìm, phức tạp hơn trần phẳng, và đây là một loại trần có kiểu dáng để nhằm tạo ra các khối, hộp trên trần chứ không tạo phẳng như trần phằng, là loại trần có tấm trần nằm trên nhiều mặt phẳng khác nhau, giúp cho trần nhà của bạn trở nên cách điệu hơn. Nếu kết hợp thêm một chiếc đèn chùm nữa, thì sẽ tạo nên một hiệu ứng vô cùng đẹp mắt, lung linh và sang trọng.
Cấu tạo: Trần thạch cao giật cấp được cấu tạo từ khung xương, và ghép tấm thạch cao thành từng lớp để tăng phần ấn tượng. Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp khi mà trần giật cấp có khá nhiều mẫu trần thạch cao để cho bạn lựa chọn. Phù hợp với sở thích của mỗi gia đình.
Nên làm trần thạch cao phằng hay giật cấp để mang lại sự tinh tế cho phòng khách
Ưu điểm: Trần thạch cao giật cấp có ưu điểm quan trọng nhất là được xây dựng trên sự kết hợp của khung xương và các tấm thạch cao ghép thành nhiều cấp, giúp tạo điểm nhấn làm tăng thêm sự quyến rũ, hiện đại và sang trọng cho mái trần của ngôi nhà. Với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng và thi công trần thạch cao giật cấp cũng khá đơn giản thì nó có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả ngưởi tiêu dùng với những sở thích kiến trúc khác nhau.
Phân loại trần thạch cao giật cấp – nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp phức tạp ?
- Trần thạch cao giật 2 cấp: trần thạch cao giật cấp kín và trần thạch cao giật cấp hở.
+ Trần thạch cao giật cấp kín: (trần giật cấp liền)
Đây là một trong những giải pháp thẩm mỹ của trần thạch cao. Giúp trần nhà trở nên sâu hơn, tạo nhiều hình khối đẹp. Đương nhiên là hình thành từ 2 lớp trở lên. Nhưng đối với loại trần giật cấp kín không được tạo khe đèn. Nên lại không lắp đặt được hệ thống đèn điện hắt vào như trần cấp hở.
+ Trần thạch cao giật cấp hở: (giật cấp dạ đèn):
Trần thạch cao hở đơn giản được sử dụng rộng rãi
Thiết kế trần của căn nhà theo phong cách này sẽ giúp cho hệ thống trần hắt ra từ bên ngoài khá là hiện đại. Và được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất.
Được khẳng định là bộ phận không thể thiếu trong các công trình kiến trúc, với tác dụng không chỉ che chắn, còn cách âm, cách nhiệt. hay che khuyết điểm trong trang trí, thiết kế nội thất, nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp dạ đèn ?
Trần thạch cao giật 3 cấp đơn giản nhưng rất sang trọng
- Trần thạch cao giật 3 cấp: Đây là loại trần thạch cao được làm từ 2 lớp trần thạch cao giật cấp hở hoặc 1 hở và 1 cấp kín.
Loại trần này được cấu tạo từ việc ghép các tấm thạch cao thành 3 cấp, với 3 tầng lớp ở vị trí cốt trần khác nhau. Nhằm tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp ?
Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp cho mẫu biệt thự đẹp còn phụ thuộc vào yếu tố kiến trúc
Với những ưu điểm và nhược điểm của từng loại trần thạch cao và rất nhiều mẫu mã kiểu dáng xuất hiện trên thị trường cũng như nhiều phong cách kiến trúc khác nhau thì có vấn đề đặt ra là nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp khi xây nhà ?
Tùy vào đặc điểm kiến trúc của không gian nội thất để các bạn lựa chọn thi công trần thạch cao phẳng hay trần giật cấp.
Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp cho không gian phòng ngủ nhỏ
Đối với không gian nhỏ hẹp và cần sự thoáng rộng, đặc biệt là các mẫu nhà ống hiện đại chật hẹp thì lựa chọn trần thạch cao phẳng là tối ưu nhất vì nó khá đơn giản lại sang trọng, rất phù hợp với kiến trúc nhà phố. Kể cả những căn hộ chung cư nhỏ thì chỉ nên sử dụng trần phẳng để vừa tiết kiệm chi phí vừa đơn giản, không bị rối mắt và rườm rà.
Ngoài ra, trần thạch cao phẳng cũng thường được sử dụng trong các công trình rộng lớn của nhà nước, công trình công cộng, nhà hội nghị, quốc hội để tạo sự sang trọng và đơn giản, nghiêm túc, không cầu kỳ, ngay cả hành lang chung cư, và những không gian nhỏ hẹp như nhà vệ sinh, ban công cần hết sức tối giản mà vẫn đảm bảo thoáng mát… chúng ta có thể khẳng định việc nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp là phụ thuộc vào đặc điểm kiến trúc nội thất.
Đối với những công trình tân cổ điển hay kiến trúc cổ điển thì chúng ta nên sử dụng trần thạch cao giật cấp để mang lại vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy, kiểu cách cho không gian nội thất tạo nên sự sinh động và điểm nhấn nổi bật cuốn hút người nhìn, bên cạnh đó bạn có thể kết hơp trần thạch cao giật cấp với đèn chùm với các điểm sáng để tăng hiệu ứng lung linh cho ánh sáng không gian. Kể cả với công trình hiện đại cũng có thể sử dụng trần giật cấp nhưng lưu ý nên sử dụng cho không gian tương đối rộng rãi và được đầu tư cho trang trí nội thất tạo sự sang trọng mĩ lệ. Tùy vào từng không gian để trang trí trần giật cấp, ví dụ đối với nhà hiện đại đơn giản thì nên chọn loại trần có hình khối kiểu dáng đơn giản hơn và kết hợp với loại đèn điện đơn giản còn đối với không gian được trang trí tỉ mỉ, xa hoa như kiến trúc tân cổ hay cổ điển thì nên chọn loại giật cấp cầu kỳ hơn và mềm mại hơn.
Tư vấn có nên làm trần thạch cao giật cấp cho không gian phòng khách sang trọng
Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp để tiết kiệm chi phí đầu tư ?, nếu gia chủ muốn tiết kiệm chi phí nên chọn loại trần thạch cao phẳng để không tốn kém khi sửa sang, gia cố hay thay các tấm thạch cao.
Phòng khách, nên sử dụng trần thạch cao giật cấp để tạo điểm nhấn cho căn phòng và mang lại ấn tượng mạnh mẽ hơn đối với những vị khách đến nhà, còn các phòng ngủ chỉ cần thoáng rộng thì nên làm trần thạch cao phẳng, giá vừa rẻ lại là không gian riêng tư nên cũng không cần phô trương hay đầu tư về mặt trang trí nhiều như vậy.
Những lưu ý khi thiết kế và thi công trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp có cấu tạo và kiểu dáng phức tạp hơn trần phẳng nên khi khi công trần giật cấp cần chú ý các vấn đề sau đây:
- Trước khi chọn nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp chúng ta nên tìm hiểu rõ về mẫu trần giật cấp với kiểu dáng hoa văn như thế nào, đơn giản hay phức tạp, có phù hợp với không gian kiến trúc hay không.
- Những lưu ý khi thi công trần thạch cao giật cấp:
Để có được mẫu trần giật cấp hoàn thiện, cần phải chú ý đảm bảo đúng kỹ thuật trong từng bước thi công:
+ Đối với các mặt dựng bắt buộc phải sử dụng thanh V ở các vị trí liên kết để tăng tính an toàn và giúp cho mặt dựng được thẳng không lượn sóng, không lật.
+ Đảm bảo liên kết thanh U ở các mặt đứng của mặt dựng.
+ Tuân thủ nguyên tắc khi lắp tấm: Chiều dài tấm luôn song song với thanh chính và vuông góc với thanh phụ.
+ Chú ý vị trí tấm: tấm thạch cao của mặt dựng bao giờ cũng nằm trên tấm của trần hạ.
+ Khoảng cách của thanh chính của trần hạ và tường là 400mm.
+ Xử lý các mối nối bằng bột chuyên dùng Gyp Filler
Trần thạch cao hiện nay là sự lựa chọn hàng đầu khi xây dựng nhà biệt thự với những ưu điểm vượt trội về cả chất lượng và sự phải chăng về giá cả nhưng nhiều người vẫn băn khoăn cách chọn trần thạch cao nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp để đảm bảo những tính năng tốt nhất cho trần nhà, tuy nhiên với câu hỏi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã giới thiệu ở trên, phải biết lựa chọn phù hợp với không gian nội thất.