Xét theo cấu tạo vật liệu thì chúng ta có thể chia móng nhà thành các loại như móng gạch, móng đá hộc, móng bê tông đá hộc, móng bê tông… Được xây ở những vùng đất tốt, xây móng nhà bằng đá hộc khá phổ biến và đã được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên cũng có những nguyên tắc và kỹ thuật riêng đòi hỏi sự chính xác để đảm bảo chất lượng công trình, đó là những lưu ý quan trọng nào ?
Đá hộc là gì ? Đặc điểm của móng đá hộc như thế nào để có thể xây móng nhà bằng đá hộc ?
Đá hộc là gì ?
Đá hộc là một loại đá tự nhiên khi chẻ ra sẽ làm vật liệu xây dựng trong đó có thể xây móng nhà bằng đá hộc
Đá hộc là loại đá tự nhiên, được khai thác từ các mỏ đá lớn, được chẻ nhỏ theo nhiều cách khác nhau, có đường kính từ 10cm – 40cm, thường có kích thước và hình dạng viên đá không đồng đều.
Hình dạng của đá hộc thường là xanh sẫm, khá chắc chắn.
Nhược điểm khi xây móng nhà bằng đá hộc là xây đá hộc tốn nhiều vữa hơn, vị trí thi công đỗ xe chở đá hộc cũng không được gọn gàng, sạch sẽ, gây ra bụi nhiều, gây phiền toái xung quanh nhất là trong khu dân cư, thi công khó khăn và chậm tiến độ nhiều hơn.
Trong xây dựng đá hộc thường được sử dụng để làm gì ? Đặc điểm của móng đá hộc
Ứng dụng của đá hộc trong xây dựng quan trọng nhất là xây móng nhà bằng đá hộc
Cấu tạo của móng hộc so với một số loại móng nhà thường gặp
- Móng đá hộc là loại thi công xây dựng phổ biến dùng trong nhà cấp 4, nhà dân dụng thấp tầng - nhất là ở nơi có nhiều đá. Ngoài ra, đá hộc còn để xây tường rào, bậc tam cấp, lát lối đi, xây trụ hay chân mố cầu….
- Do kích thước của đá lớn và không đều nhau cho nên khi xây móng nhà bằng đá hộc thì chiều rộng tối thiểu của gối móng phải bằng 50 cm, bảo đám kích thước của mỗi viên đá không lớn hơn 1/3 chiều rộng của móng.
- Với móng có giật bậc, chiều cao mỗi bậc thường không nhỏ hơn 50 cm. Đá hộc dùng xây móng phải có cường độ 200 kg/cm2.
- Chất liên kết có thể dùng vữa tam hợp 1:1:5 hoặc 1:1:9 hay vữa ximăng. cát 1 : 4.
- Móng đá hộc là loại phổ biến dùng trong nhà dân dụng thấp tầng nhất là những nơi có nhiều đá. Do kích thước của đá không đều nhau cho nên bề dày của cổ móng > 400mm. Đối với móng cột bề dày của cổ móng > 600mm, chiều rộng giật bậc bằng chiều cao bậc giật (b/h = ½). Chiều cao bậc giật thường lấy 350 – 600mm
Trình tự xây móng nhà bằng đá hộc như thế nào ?
Nhìn vào bản vẽ cấu tạo của móng hộc để có quy trình xây móng nhà bằng đá hộc hợp lý
Khi xây móng đá hộc ngoài một số yêu cầu chung của khối xây và cấu tạo móng cần phải chú ý một số điểm sau:
- Xây móng nhà bằng đá hộc theo từng lớp dày 0.3m. Các lớp xây có thể bằng hoặc khác nhau về chiều cao. Chọn đá và kiểm tra chiều cao của mỗi lớp xây có thể dùng khuôn cữ. Xây những hàng có chiều cao bằng nhau gọi là xây theo một cữ.
Bước 1: Xác định cữ móng cần xây
- Căn cứ vào mép móng đã các định trên cọc ngưa căng hai dây thằng đứng để từ đó căng các dât nằm ngang làm cữ khi xây.
- Đóng cọc ngựa theo đúng hình dáng kích thước móng.
Bước 2: Xây móng nhà bằng đá hộc - Xây lớp thứ nhất
- Khi xây lớp đầu tiên cần chọn những viên vuông vắn.
- Trước khi xây lớp trên phải đổ vữa vào mạch lớp dưới. Dùng đá nhỏ chèn vào khe hở giữa các viên đá. Tuyệt đối không được chèn trước khi đổ đầy mạch vữa.
Bước 3: Xây các lớp tiếp theo: Xây móng nhà bằng đá hộc có 3 phương pháp
- Dùng xẻng rót vữa vào khối xây, đây là phương pháp phổ biến hơn cả. Trình tự như sau:
+ Dùng xẻng dải vữa
+ Xếp đá mép ngoài khối xây
+ Ghè những đầu mẩu đá nhô làm cản trở khi xây
+ Dùng búa gõ ép các viên đá ép vào vữa
+ Rải vữa và xếp đá dăm dầm kỹ
=> Khi dùng cách này để xây móng nhà bằng đá hộc thì vữa xây đá hộc có độ dẻo 40 – 50mm.
- Phương pháp rót vữa:
Mỗi lớp đá hộc được xếp khan, khi xếp cần chú ý ướm đá để đảm bảo cấu tạo không bị trùng mạch, dùng đá răm để chèn các khe hở sau đó rót vữa lỏng vào khối đá.
- Khi xây nhà bằng móng đá hộc - Dùng đầm rung
Sau khi dùng xẻng xúc vữa dải trong ván khuôn thì xếp đá hộc, chèn bằng đá dăm và rải lớp vữa trên dày 40mm, độ dẻo 20 – 30mm rồi dùng đầm bàn rung đến khi vữa không chảy vào lớp vữa nữa (rung khoảng 60 – 80 giây) trước khi nghỉ phải đầm xong lớp trên cùng.
Trình tự xây móng nhà bằng đá hộc đúng kỹ thuật đảm bảo chất lượng công trình
Sai lệch cho phép như xây nhà bằng móng đá hộc
Đường trục móng |
Chiều rộng móng |
Độ cao đỉnh móng |
Độ thẳng đứng của móng |
Độ lệch lớp xây trên 10m so với phương nằm ngang |
Chiều dày của mạch vữa |
Độ phẳng của mặt bên móng có trát khi kiểm tra |
20 |
30 |
±25 |
20 |
30 |
10 – 30cm |
20 |
Khi xây móng nhà bằng đá hộc cần chú ý các mạch vữa ngang phải cùng nằm trên một mặt ngang, tránh đá chèn nhau khi chịu lực, mạch vữa đứng không được trung nhau để tránh bị nứt theo chiều đứng. Đá cong và dày không được dùng vì dễ bị gãy, gặp đá lõm thì đặt chiều lõm xuống dưới để viên đá ổn định, mạch vữa không nên quá dày. Với đá hộc mạch vữa xây là 30, vữa thường dùng vữa xi măng cát 1 : 4
Lớp đệm thường là cát đầm chặt dày 5 – 10cm hoặc là lớp bê tông đá dăm từ 15 – 30cm tùy theo nền tình hình móng.
Đối với móng bê tông có thể tích có thể tích lớn hơn như móng của thiết bị loại lớn của kiến trúc công nghiệp thì có thể thêm đá hộc vào bê tông gọi là bêtông đá hộc. Tổng thể tích đá hộc có thể chiếm 30-50% tổng thể tích của móng, như thế có thể tiết kiệm đựơc ximăng.
Kích thước mỗi viên đá hộc dùng trong bêtông đá hộc cũng không được vượt quá 1/3 chiều rộng của móng, đường kính của nó cũng không đựơc vượt quá 300mm, khoảng trống giữa những viên đá hộc không nhỏ hơn 40mm.
Xây móng nhà bằng đá hộc phải đảm bảo những sai số trong mức cho phép
Những điều cần lưu ý khi xây móng nhà bằng đá hộc
Khi xây móng nhà bằng đá hộc cần lưu ý một số vấn đề kỹ thuật và bảo dưỡng quan trọng
- Trước khi xây, đáy hố móng phải được dọn sạch, sửa phẳng, hàng đầu tiên và những chỗ góc và những chỗ chuyển tiếp móng, cần chọn những viên đá lớn, phẳng đáy để xây. Những viên đá sứt vỡ nên xây ở phía trong khối xây đá hộc, nhưng phải dùng đá nhỏ chèn vào chỗ gẫy.
- Khi xây móng nhà bằng đá hộc, phải đặt đá hộc thành từng hàng cao 0,3 m, khi xây tường - mỗi hàng cao 0,25 m. Trong mỗi hàng đá xây đều phải có các hòn đá câu chặt, tạo hệ giằng theo các yêu cầu dưới đây:
+ Mỗi mét vuông trên bề mặt đứng của tường phải có ít nhất một hòn đá câu dài 0,40 m;
+ Khi xây tường đá dày không lớn hơn 0,40 m phải đặt mỗi mét vuông 3 viên đá câu suốt cả chân tường.
- Khi xây cột, trụ, phải đặt hộc thành từng hàng cao 0,25 m. Xây móng nhà bằng đá hộc nên chọn những viên đá dài, dày mình; không nên dùng đá vát cạnh, đá mỏng. Phải bố trí các viên đá mặt có chân cắm sâu vào khối xây.
Khi xây tường giao nhau, trong từng hàng phải bố trí các viên đá câu chặt các đầu tường với nhau. Không xây theo kiểu dựng bia trong các khối xây móng, tường, cột, trụ. Phải chèn đệm chặt các khe mạch rỗng bên trong khuôn xây bằng vữa và đá nhỏ. Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như bên trong khối xây. Không được đặt đá tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không đệm vữa.
- Khi xây móng nhà bằng đá hộc không thành hàng (đá hộc thô), ngoài những yêu cầu như đối với đá hộc xây thành lớp, phải tuân theo những quy định sau đây:
+ Chiều dày các mạch vữa không lớn hơn 20 mm và phải đều nhau; các mạch xây ngang dọc không được tập trung vào thành một điểm nút, không để những mạch chéo nhau, những mạch đứng song song, mạch chéo chữ thập, mạch vữa lồi lõm;
+ Đá lớn nhỏ phải phân bố đều trong khối xây. Không chèn đá vụn vào các mạch vữa ngoài mặt khối xây.
- Khi xây đá đẽo, chiều dày mạch vữa không lớn hơn 15 mm, mặt ngoài phải phẳng nhẵn ở các góc phải xây theo kiểu chồng cũi lợn bằng các viên đá dài, rộng ít nhất là 0,30 m. Khi đặt phải chú ý cho thớ dọc viên đá tương đối thẳng góc với phương chịu lực.
Mạch vữa đứng cần được nhồi chặt vữa bằng bay hay bằng thanh thép f10. Xây móng nhà bằng đá hộc thì mạch xây phải theo đúng sơ đồ thiết kế.
- Không xây móng đá hộc ở nơi đất lún. Đá quả dừa (cuội tròn nhẵn) chỉ dùng xây móng nhà không lớn hơn 2 tầng.
Bề mặt tường phô ra ngoài yêu cầu phải phẳng, nhẵn.
- Lớp ốp gạch (hoặc đá) của khối xây đá hộc cần phải làm cùng lúc với khối xây. Cách từ 4 đến 6 hàng gạch dọc, nhưng không quá 0,6 m, phải giằng bằng một hàng gạch ngang; hàng gạch ngang này phải trùng với mạch ngang của khối tường xây đá hộc.
- Khi thi công, độ chênh lệch chiều cao giữa những phần tường kề nhau không được lớn hơn 12 m. Xây móng nhà bằng đá hộc có chiều cao của tường móng (bằng đá hộc hay bê tông đá hộc) khi tạm ngừng trong giai đoạn thi công không được lớn hơn 1,2 m.
Trường hợp riêng (do điều kiện thi công tạo ra) có thể tăng chiều cao ngừng tới 4 m nhưng cần phải có biện pháp đảm bảo độ ổn định và quá trình liền khối của khối xây.
- Trước khi ngừng xây, phải nhét đầy vữa và chèn đá nhỏ vào các khe rỗng bên trong hàng đá xây trên cùng. Khi xây tiếp, phải trải vữa trên bề mặt hàng này.
- Trong mùa hè, mùa khô, khi ngừng tạm thời thì phải tưới nước cho khối xây đá hộc và bê tông đá hộc luôn luôn ẩm. Trước khi tiếp tục thi công, trên bề mặt của hàng đá hộc và bê tông đá hộc phải dọn sạch rác bẩn và tưới nước.
Mặc dù xây móng nhà bằng đá hộc có thể tiết kiệm được chi phí làm móng nhưng chỉ có thể áp dụng ở phạm vị các công trình nhỏ như nhà cấp 4 hoặc cùng lắm là nhà 2 tầng nhưng phải được xây trên nền đất tốt. Với sự đơn giản, nhiều gia đình ở nông thôn đã sử dụng đá hộc xây nhà khi ở địa phương có sẵn nguồn nguyên liệu, nhưng khi thi công móng bằng đá hộc cần phải chú ý đến những điều quan trọng về kỹ thuật và bảo dưỡng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.