Thiết kế cảnh quan sân vườn nói riêng và thiết kế cảnh quan nói chung là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, phá cách, việc rập khuân theo những nguyên tắc nhất định nào đó là hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc nên áp dụng.
Sau đây là 8 nguyên tắc cơ bản được sử dụng khá thường xuyên bởi một số nhà thiết kế cảnh quan hàng đầu.
1. Tính thống nhất (unity)
Là sự lặp đi lặp lại một cách có trật tự, nhất quán và thống nhất các yếu tố như: chủng loại, chiều cao, kích thước, kết cấu, màu sắc của cây hay các nhóm thực vật, đá hay vật dụng trang trí trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Áp dụng nguyên tắc này sẽ đem lại một phong cách rất riêng cho mỗi thiết kế, nhất là khi bạn muốn tạo ra một cảnh quan sân vườn theo một chủ đề nhất định. Chủ đề ở đây có thể theo một loại hình cảnh quan nào đó như: Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, cảnh quan miền quê nam bộ, cảnh quan ốc đảo xa mạc…Bạn cũng có thể chọn một chủ đề theo sở thích cá nhân. Chẳn hạn, nếu là người yêu chim, bạn có thể tạo ra một thiết kế cảnh quan sân vườn với chủ đề là chim bằng cách sử dụng các loại cây trồng thu hút chim, cũng như sử dụng các bức tượng, tổ chim, hay các đồ trang trí khác có liên quan. Tất cả được sắp xếp theo một thể thống nhất sẽ tạo ra một khu vườn không những đẹp mà còn có phong cách rất riêng. Bạn cũng có thể sử dụng các hình tượng khác như: Bướm, chuồn chuồn, ếch, ong, rùa…hay một màu sắc ưa thích nào đó.
2. Tính đơn giản hóa (simplicity)
Đơn giản là một trong những nguyên tắc được áp dụng rất nhiều trong cả thiết kế và nghệ thuật. Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia thường tối giản đi những chi tiết thừa để giúp người xem có thể tập trung hơn vào những gì mà họ cảm thấy là yếu tố quan trọng nhất của bức ảnh, cái mà họ muốn nhấn mạnh để truyền đạt ý tưởng của họ đến người xem. Ở đây, sự đơn giản hóa lại đem lại khả năng tạo điểm nhấn tốt đến không ngờ. Tương tự, bạn cũng có thể vận dụng sự đơn giản hóa trong thiết kế cảnh quan sân vườn nhằm làm nổi bật chủ đề của bạn. Một lợi thế nữa, là bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm những thành phần mới cho thiết kế của mình. Sử dụng tính đơn giản trong thiết kế cảnh quan sân vườn như thế nào? Khá đơn giản, bạn nên sử dụng hai hoặc ba loại màu sắc của cây và lặp lại nó trong cả thiết kế. Tương tự với chủng loại cây, lặp lại từ hai đến ba loại cây cho sân vườn. Trang trí sân vườn một cách đơn giản theo một chủ đề nhất định nào đó. Hạn chế sử dụng quá nhiều vật trang trí. Khi sử dụng đá, chỉ nên sử dụng một vài tảng đá ở những vị trí quan trọng để tạo điểm nhấn và phải sắp sếp gọn gàng, tự nhiên.
3. Chuyển tiếp tự nhiên (natural transition)
Nguyên tắc này không quá khó để áp dụng và nó có tác dụng tránh sự thay đổi quá nhanh và đột ngột trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Vận dụng nguyên tắc này sẽ giúp cho cảnh quan sân vườn chuyên nghiệp hơn khi không mắc phải những sai lấm của những người thiếu kinh nghiệm, họ thường quên đi tính liên tục tổng thể và trồng cây một cách bừa bãi theo cảm tính. Quá trình chuyển tiếp tự nhiên có nghĩa là đảm bảo sự thay đổi diễn ra dần dần để đảm bảo sự thông suốt. Điểm dễ nhận biết nhất của quá trình chuyển tiếp tự nhiên là ở màu sắc và chiều cao của cây, ngoài ra còn có các yếu tố khác của cảnh quan như: Cấu trúc, hình dạng và kích thước của lá cây, cũng như các yếu tố khác như tượng, đá…vv. Cách đơn giản nhất để tạo sự chuyển tiếp tự nhiên là sử dụng “bước chuyển hiệu ứng” (step effect) tức là tổ chức cây trồng theo thứ tự kích thước giảm dần hay tăng dần. Từ những cây thân gỗ lớn, rồi tới cây bụi, cây hoa nhỏ và cuối cùng là thảm cỏ, lựa chọn loại cây thích hợp là rất cần thiết. Chuyển tiếp tự nhiên bằng cách “tạo ra ảo giác” (create illusions). Ví dụ, bạn có thể tạo ra ảo giác về khoảng cách bằng cách sử dụng chuyển dần từ các cây có tông màu ấm sang các cây có tông màu lạnh. Cách thiết kế này làm cho cảnh quan sân vườn của bạn có vẻ lớn hơn thực tế. Một cách khác là sử dụng các cây có lá to và giày làm phông nền, tiếp theo là các cây có lá nhỏ và mượt mà hơn. Cách này không những tạo được sự chuyển tiếp tự nhiên mà còn tạo ra một ranh giới, nơi mà các cây lá rậm sẽ làm nền hay khung viền làm nổi bật những cây lá thưa, những loại cây mà rất khó nhìn thấy nếu đem trồng lẫn lộn hay phía sau các cây rậm lá khác.
4. Tính cân bằng (balance)
Tính cân bằng trong thiết kế cảnh quan sân vườn bao gồm sự cân bằng tuyệt đối về mọi mặt và sự cân bằng về một khía cạnh nhất định nào đó. Có hai dạng cân bằng mà bạn có thể sử dụng:
5. Cân bằng đối xứng (Symmetrical Balance)
Tất cả các thành phần trong thiết kế đều được chia đều. Mọi thành phần đều có một phiên bản đối xứng giống nhau hoàn toàn về hình dạng, kích thước, màu sắc…Nguyên lý này được sử dụng rất nhiều trong các thiết kế cảnh quan sân vườn thời kỳ phục hưng. Những khu vườn thời kì này thường luôn đối xứng tuyệt đối cả về thành phần thiết kế và tổng thể hình học. Chỉ cần vẽ một đường tưởng tượng ngay giữa vườn, bạn sẽ thấy mỗi bên là một hình ảnh phản chiếu của bên còn lại. Sự cân đối xứng này thường không thể có trong tự nhiên, nhưng không hề gì, một số người thích nhìn thấy mọi thứ cân bằng, nó mang lại sự ổn định và trật tự. Ứng dụng, dùng các loại cây bụi trồng đối xứng để đánh dấu điểm đầu và điểm cuối của một hàng, dùng làm hàng rào, tường nhà hay tạo điểm nhấn. Nhược điểm là sẽ rất tốn công bảo dưỡng, vì trạng thái cân bằng đối xứng rất dễ bị phá vỡ do sự phát triển không đều của cây, cây bị chết, cắt tỉa không đều hay màu sắc của cây không đồng nhất.
6. Cân bằng không đối xứng (Asymmetrical Balance)
Cân bằng không đối xứng trong thiết kế cảnh quan sân vườn có thể hiểu là một dạng không cân bằng, trừu tượng hay tự do nhưng vẫn tạo ra một thể thống nhất và cân bằng thông qua sự lặp lại của một số yếu tố. Có một chút khó khăn để nhận ra tính cân bằng không đối xứng trong một khu vườn, và đó chính là ưu điểm để thiết kế cảnh quan có vẻ tự nhiên và thoải mái hơn. Ví dụ, trong thiết kế cảnh quan vườn Nhật Bản truyền thống. Các tảng đá, cây cối và đường dẫn nhìn có vẻ như được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, nhưng thực sự không phải vậy, bởi vị trí đặt của chúng đã được tính toán rất kĩ sao cho khi nhìn từ mọi vị trí trong vườn luôn đạt được trạng thái cân bằng. Một vận dụng khác nữa là bạn có thể sử dụng các hình khối và đường dẫn khác nhau ở hai mặt của đường phân chia nhưng vẫn sử dụng đối xứng một số yếu tố và cây cối. Một bên có thể uốn cong tạo cảm giác như một dòng chảy mềm mại trong khi bên kia là một đường thẳng, mạnh mẽ hoàn toàn đối lập. Sự đối lập trong kiểu thiết kế này rất thú vị, nó tạo ra sự bất ngờ và rất mắt mắt. Một ưu điểm nữa khi áp dụng nguyên lý cân bằng không đối xứng là nó không phụ thuộc vào hình dạng của khu vườn và bạn có thể tự do sáng tạo cho thiết kế cảnh quan của mình. Một thiết kế cân bằng bất đối xứng tạo cảm giảm ổn định, chứa trong nó những yếu tố được sắp đặt ngẫu nhiên làm cho thiết kế cảnh quan sân vườn trông rất tự nhiên.
7. Màu sắc (color)
Điều tốt nhất mà màu sắc thêm vào mọi cảnh quan là vẻ quyến rũ và thực tế của cuộc sống.
Màu ấm (Warm Colors)
Màu sắc tươi sáng như màu đỏ, vàng và cam dường như tiến về phía bạn và thực sự có thể làm cho một đối tượng có vẻ gần gũi hơn với bạn và thường được sử dụng ở phía trước của một thiết kế cảnh quan sân vườn. Trong hội họa, các họa sĩ cũng thường sử dụng kĩ thuật này để bắt trước thiên nhiên, sử dụng màu sắc ấm áp ở phía trước và màu sắc lạnh ở phía sau.
Màu lạnh (Cool Colors)
Màu lạnh như xanh lá, xanh dương và màu phấn làm cho một đối tượng có vẻ xa hơn từ bạn. Đây là một kĩ thuật tuyệt vời để sử dụng nếu bạn có một khu vườn nhỏ và muốn nó trông lớn hơn so với thực tế.
Màu trung tính (Neutral Colors)
Các màu trung tính như xám, đen, trắng nên sử dụng như màu nền, hoặc kết hợp với các màu tươi sáng ở phía trước. Màu trung tính rất linh hoạt, nhưng nên hạn chế sử dụng.
Các màu khác (Other Uses Of Color)
Màu sắc cũng có thể được sử dụng để hướng sự chú ý của bạn đến một khu vực cụ thể của cảnh quan sân vườn. Ví dụ, Sử dụng các màu sắc tươi sáng một mình hay kết hợp với các màu lạnh như bạn muốn miễn sao tạo sự thu hút thị giác. Điều thú vị với màu sắc là bạn có thể sử dụng bảng màu yêu thích của bạn cho mục đích riêng của bạn. Còn nếu bạn thích màu trắng, bạn có thể tạo lên một khu vườn với tất cả các bông hoa là màu trắng, sẽ rất tinh tế và giàu cảm xúc. Nếu thêm bất kì một mảng màu nào khác trên nền màu trắng sẽ có hiệu ứng nổi bật rất cao và rất giàu tình nghệ thuật. Đây là một thủ thuật rất hiệu quả nếu bạn muốn tạo ấn tượng mạnh về một yếu tố nào đó.
Đường (Line)
Đường là một trong những nguyên tắc cấu trúc chi tiết của thiết kế cảnh quan, và đây cũng là khái niệm đầu tiên mà nhà thiết kế cảnh quan phải làm quen. Đường thường liên quan đến cách di chuyển mắt và dòng chảy xung quanh cảnh quan như lối đi, nơi gộp lại hay rẽ nhánh của dòng chảy. Nó thường được phản ánh trong cái cách mà đường dẫn và khu vực trồng cây được bố trí phù hợp với nhau, nhưng một dòng tinh tế hơn cũng có thể được tạo ra bởi những thay đổi về chiều cao cây trồng hoặc các hình khối và hướng của tán cây.
Các đường thẳng (Straight Lines)
Trong thiết kế cảnh quan sân vườn, các loại đường thẳng hay vuông góc luôn tạo ra cảm giác mạnh mẽ và làm cho thiết kế có tính cấu trúc hơn. Nhờ đó dễ tạo sự thu hút hơn. Những đường thẳng luôn tạo cảm giác an toàn, dễ chịu và thuận tiện trong sử dụng.
Các đường lượn sóng (Wavy Lines)
Các đường cong hay lượn sóng sẽ tạo cảm giác tự nhiên, nhẹ nhàng, phóng khoáng hơn. Một đường cong có xu hướng mịn màng, khoáng đạt, tự nhiên dùng trong thiết kế cảnh quan sân vườn sẽ tạo hiệu ứng thoải mái hơn. Nó tạo ra vẻ quyến rũ, mời gọi bạn tham quan khu vườn chứ không phải chỉ đạo bạn.
Khi bắt tay vào thiết kế một cảnh quan sân vườn, bạn phải xác định cách bạn muốn dòng chảy dẫn dắt mọi người qua cảnh quan như thế nào. Bạn muốn một thiết kế đem lại cảm giác trật tự, có tổ chức hay cảm giác phóng khoáng, dễ chịu hơn. Đó là điều thú vị trong thiết kế cảnh quan sân vườn.
8. Tính cân đối (Proportion)
Tuy rất đơn giản nhưng lại rất dễ vi phạm qua trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Thậm chí ngay cả những nhà thiết kế cảnh quan giạn dày kinh nghiệm nhất cũng có thể vi phạm nguyên tắc này vì nó rất dễ bị bỏ qua. Sự cân đối đơn giản là về tỉ lệ giữa các yếu tố trong một thiết kế. Trong tất cả các nguyên tắc thiết kế cảnh quan đều chứa tính cân đối nhưng bạn vẫn cần phải bỏ thơi gian suy nghĩ và hoạch định rõ ràng để tránh mắc phải. Hầu hết các yếu tố trong thiết kế cảnh quan đều có thể lên kế hoạch để đạt được sự cân đối cuối cùng.
Những sai lầm dễ dàng tránh
Ví dụ, Khi thiết kế một cảnh quan sân vườn nhỏ nhưng lại sử dụng một bức tượng quá lớn để tạo điểm nhấn. Chắc chắn bạn sẽ thu hút được sự chú ý, nhưng khu vườn của bạn sẽ tạo cảm giác gò bó khó chịu, nhỏ bé hơn rất nhiều. Hay khi bạn sử dụng một đài phun nước để tạo điểm nhấn nhưng lại làm nó quá nhỏ và lại đặt trong một cảnh quan rộng lớn, rõ ràng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn của bạn. Những sai lầm này dễ dàng tránh được.
Những sai lầm khó tránh hơn
Ví dụ, không tính trước khả năng phát triển của các cây to, cây bụi hay cây dây leo dẫn đến việc tính cân đối bị phá vỡ khi các cây này lớn quá nhanh. Không cung cấp đủ không gian xung quanh cho các yếu tố. Hay không có kế hoạch dự phòng cho những cây phát triển chậm, hoặc sử dụng chúng trong một không gian quá rộng dẫn đến sự lộn xộn, mất cân đối.
Tính cân đối là tương đối và có thể được điều chỉnh linh hoạt để phủ hợp với những khu vực khác nhau trong một thiết kế cảnh quan sân vườn. Mục đích là để tạo ra rự tỷ lệ giữa ba kích thước chiều rộng, chiều dài, chiều sâu hoặc chiều cao. Làm được điều đó bạn sẽ đạt được sự hài hòa trong mọi kích thước của một thiết kế cảnh quan sân vườn.
Tính lặp lại (Repetition)
Sự lặp đi lặp lại có mối quan hệ mật thiết với tính thống nhất (unity), nguyên tắc đầu tiên trong một thiết kế cảnh quan sân vườn, vì vậy sẽ thật phù hợp nếu ta cũng kết thúc với nó. Sự khác biệt lớn nhất là tính thống nhất sử dụng tất cả các thành phần của cảnh quan nhu cây trồng, các yếu tố kiến trúc, các yếu tố vô cơ để tạo nên một nét riêng hay một chủ đề. Tất cả mọi thành phần đều phải phù hợp. Tất cả các yếu tố được chọn đều phải bổ trợ cho yếu tố trung tâm và phải vì những mục đích nhất định. Tính lặp lại được sử dụng trong nguyên tắc thống nhất là cách sử dụng lăp đi lặp lại một vài yếu tố hay hình thức nhất định để tạo ra công thức trong thiết kế cảnh quan sân vườn của bạn. Có một ranh giới mà bạn cần phải chú ý, nếu sử dụng quá nhiều yếu tố lặp lại sẽ làm cho thiết kế bị nhàm chán, nhưng khi sử dụng quá nhiều yếu tố khác nhau sẽ làm cảnh quan rất lộn xộn và vô tổ chức. Bạn cần vận dụng khéo léo để tạo ra một sân vườn hoàn hảo nhất.
Vườn cảnh là một quần thể cấu tạo gồm 5 yếu tố căn bản: Đất, cây cảnh, nước,đá và không gian. Nhà tạo cảnh kết hợp các yếu tố đó một cách hài hòa, có tính quy luật, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật mang nhân tố phong cảnh.
Biểu hiện thế nào là vấn đề thủ pháp và hình thức, thể hiện được ẩn ý bên trong của chủ đề. Một chủ đề hay có thể làm cho cảnh quan rực rỡ . Các chủ đề trong vườn cảnh đều dựa vào đối tượng ,không gian địa điểm và mục đích cụ thể.
Nhờ thủ pháp hay đúng quy luật như màu sắc, định luật xa gần, to nhỏ, rộng hẹp, tối sáng, làm bật lên tính thống nhất, tính cách điệu, tỷ lệ hài hòa mà dẫn đến hiệu quả nghệ thuật cao.
Một bản thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp thì có " cảnh đẹp như tranh ,hàm ý lắng đọng " những tác phẩm thành công như vậy sẽ làm người xem mãi không chán và rung động tâm hồn.
Bố trí cân bằng đối xứng
Bố trí cân bàng đối xứng là trạng thái bố trí đồng cân, đồng lượng, đối xứng qua một trục giả định ở giữa vật thể. Cách bố trí cân bằng đối xứng này là hướng vào sự thống nhất, sự mạch lạc và trật tự trong đường nét. Trong vườn tiểu cảnh có thể trục giả định nằm ở chính giữa mặt tiền của ngôi nhà sử dụng hình thức bố trí này trong trường hợp đòi hỏi tính nghi thức cao hoặc nhằm nhấn mạnh trọng tâm. Cách bố trí này rất ổn định và tĩnh tại nên được trang trí ở hầu hết ding thự, các khách sạn sang trọng mang lại cảm giác thư thái nghỉ nghơi. Nhược điểm của nó là đơn điệu và thiếu biến hóa.
Bố trí cân bằng không đối xứng
Lối bố trí này khó xác định được trục đối xứng vì cảnh vật, cây cỏ hai bên không giống hệt nhau. Bố trí cây, hoa trong vườn kiểu này ở nơi không phải là khu chính của vườn như nơi thư giản tinh thần, khu trồng cây cảnh mà không phải ở cổng ra vào hay mặt tiền nhà khách . Việc bố trí không đối xứng tạo ra nhiều khoảng trống thích hợp trong tiểu cảnh này gắn bó chặt chẽ với bố cục chung cả khu vườn.
Bố trí cân bằng đối tâm
Một số khu vực riêng hay từng cụm cây, cụm hoa, khối đá đều là những phần tử đối xứng với nhau, xung quanh một trung tâm, kiểu bố trí cân bằng này thể hiện rõ khi xây dựng các đài phun nước, các bồn hoa lớn ở khu vực chính. Từ bất cứ góc độ nào trong vườn đều thấy nổi bật khu vực chính (theo Thiết kế cảnh quan sân vườn tiểu cảnh).
Tiết điệu
Tiết điệu thể hiện trạng thái nhịp nhàng và uyển chuyển giữa các thành phần của khu vườn. Các khu vực cuả vườn cảnh đều mang tính cách biệt nhau về nội dung cũng như hình thức, song việc bố trí xen kẽ giữa chúng sao cho đem lại cảm giác hợp lý, nhịp nhàng khi chuyển từ khu vục này sang khu vục khác . Tiết điệu thường được chọn lựa theo sở thích và cá tính của chủ nhân, nhưng cần đảm bảo tính liên tục, tiếp nối và thống nhất. Tiết điệu chi phối và ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác của người thưởng ngoạn. Việc thiết kế tổng quan cả khu vườn rất coi trọng đến tính tiết điệu.
Bố trí mang tính nhấn mạnh trọng điểm
Trong thiết kế cảnh quan sân vườn thì vườn cảnh gồm nhiều khu vục, có chính, có phụ, có trung bình và có nơi cần đặc biệt nhấn mạnh. Tuỳ cá tính, sở thích của từng gia chủ mà ta thiết kế làm nổi bật khu vực nào. Nhiều chủ nhân thích thú và đam mê cây cảnh, bon sai thì bố trí khu chơi hoa cảnh ngay ở mặt tiền của phòng khách sao cho ngồi tại phòng này có thể quan sát được đầy đủ và chi tiết các thế, dáng cây độc đáo của chủ nhân. Song nhiều gia chủ có tính kín đáo hơn thì lại sắp xếp khu vực hoa cảnh này ở nơi thư giản ở góc vườn để lúc rảnh rỗi họ nghỉ ngơi và thưởng ngoạn.
Khi xác định được các khu vực chính phụ, to,nhỏ, trong vườn thì cách trang trí, bố cục cần chú ý các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan sân vườn tiểu cảnh như sau:
- Phân định tầm quan trọng của mỗi phần để bố trí bày đặt, trang trí.
- Giới hạn các trọng điểm . Một trọng điểm chính và hai hoặc ba trong điểm phụ theo kích thước và khoảng cách cần thiết.
- Bố trí và sắp đặt các phần tùy theo tỉ lệ quan trọng. ví dụ : Nơi mặt tiền căn nhà muốn nhấn mạnh thì sử dụng các chậu cây cảnh to, đẹp, sang trọng và đắt tiền hơn để trình bày những thế cây độc đáo. Lợi dụng hiệu ứng quầng sáng hay màu sắc để tôn vật thể muốn làm nổi bật.
- Loại bỏ những chi tiết rườm rà
ví dụ: Tác phẩm cây xanh trên gò đất gồm 3 nhóm cây thiên tuế. Cây cao và to nhất nằm ở phần cao của gò là chỉnh thể còn hai nhóm cây nhỏ hơn là khách thể ( kiểu 1 chính và 2 phụ ). Toàn bộ gò đất trên một màu xanh của cỏ nhung điểm xuyết 1-2, tảng đá không thẳng hàng tạo thành một phong cách giản đơn " hình sông, thế núi" hữu tình sống động và mạch lạc. Cảnh vật có nét đặc trưng của miền trung du, ít chi tiết mà vẫn làm nỗi bật chủ đề.
- sử dụng các xảo thuật nhằm gây chú ý thị lực
Để nhấn mạnh hay gây chú ý, cần sử dụng những xảo thuật cần thiết làm tăng kích thước của tiểu cảnh, vật thể thậm chí diện tích cả khu vườn, có thể dùng màu sắc đậm nhạt, ánh sáng chói hoặc sự tương phản màu sắc mạnh mẽ. Ví dụ khi muốn làm nỗi bật những đám hoa đỏ như mào gà, đồng tiền hay hoa hồng trong một bồn hoa thì hãy bố trí trồng thêm một đường viền nền là những cây có màu xanh lục hoặc muốn làm nổi hoa màu vàng thì trồng đan xen màu xanh tím của hoa mười giờ. Sự kết hợp các màu sắc tương phản như vậy sẽ gây sự chú ý mạnh mẽ của người thưởng ngoạn.
Bố cục hài hòa
Bố cục hài hòa là một nguyên tắc hàng đầu khi tạo cảnh. Sự hài hòa bắt nguồn từ thiên nhiên và chỉ có được khi đạt được sự hợp lý, loogic trong việc phối hợp các yếu tố đất, nước, cây hoa, đá và không gian. Đó là nguyên tắc cơ bản làm xuất hiện yếu tố phong cảnh. Ví dụ các tảng đá phải nằm ở bờ dốc sườn đồi mà không nên bố trí ở bãi phẳng, vân hoa đá phải thống nhất chủng loại, độ nghiêng , các cây chịu khô hạn, không bố trí quanh hồ nước, khe suối, các cây ưa nắng, ánh sáng không đặt ở mái hiên, ở chỗ dâm mát , suối nước thì phải uốn lượn chỗ rộng chỗ hẹp hoặc cây trồng gần nước thì phải ngả hoặc rủ về phía mặt nước v.v.
Tỷ lệ hợp lý
Tỷ lệ biểu thị mối tương quan giữa các vật thể trong cảnh vật. Tỷ lệ hợp lý giữa chiều dài, chiều rộng, và chiều cao giữa chúng làm cảnh quan có chiều sâu ,chân thực.
Hình thể mỗi cảnh vật cần phải rõ ràng. Hình thể của giải đất , dạng lá đều rõ khi quan sát.
Giải quyết thỏa đáng định luật tỷ lệ sẽ đem lại sự hài hòa , ưa nhìn.
Khi thiết kế một giàn cây che nắng hay nhà nghỉ giữa vườn cần độ cao của dàn cây hợp lý so với tầm vóc chiều cao, chiều rộng, chiều sâu của góc nghỉ tạo cảm giác thoải mái thư thái cho người sử dụng.
Nếu giàn cây quá thấp hoặc diện tích sân quá rộng tạo cảm giác nóng bức, khó chịu cho người sử dụng.
Kích thước trong thiết kế cảnh quan
Kích thước xác định độ lớn của vật thể. Độ lớn của vật thể trong vườn từ hòn đá, cây cảnh, lối đi, giàn cây, cổng vào vườn, thác nước, núi đá, gò đất hay bồn hoa đều có mối quan hệ đến độ rộng hẹp của khu vườn và ngôi nhà. Xác định độ lớn hợp lý sẽ làm cho việc thưởng ngoạn dễ dàng, đầy đủ vẽ đẹp, cảnh vật gắn bó, ấm cúng của chủ nhân.
Tiểu phẩm non bộ trong bể nước có chính và phụ sẽ sống động khi có kích thước hợp lý về độ cao và độ rộng của bể nước,có thể quan sát xa, gần, tổng thể hay chi tiết vân đá, rêu và sắc thái hang động.
Bên cạnh kích thước thật của khu vườn còn có kích thước thật biểu kiến do cách bố trí khéo léo về màu sắc, tầm nhìn, điểm quan sát mà khu vườn có vẽ to ra hoặc hẹp lại. Việc sử dụng xảo thuật này cũng giống như khi ta trang trí một căn phòng cũng diện tích đó, đồ đạc đó nhưng với cách bố trí khác, căn phòng sẽ trông như rộng ra, trần nhà cao hơn hay đẹp và thấp hơn.
Thường thường các màu nóng, quang độ lớn hơn trung bình và cường độ mạnh khiến vật thể trở nên to hơn, trong khi các màu lạnh, quang độ tối, có cường độ yếu thấp sẽ gây tác dụng ngược lại.
Các khoảng cách, khoảng trống của bãi cỏ sẽ lớn hơn ; bờ rào sẽ bé đi và rộng hơn khi ánh sáng chiếu vào yếu và có màu lạnh. Các vật màu tương phản cạnh nhau làm chúng trở nên to hơn và gần hơn so với vị trí thực của chúng.
Điểm quan sát
Tất cả các tiểu cảnh được tạo hình luôn luôn có mặt trước, mặt bên và mặt sau(phụ ). Biết khéo léo bố trí thì người thưởng ngoạn luôn luôn quan sát được mặt chính và hưởng thụ được đầy đủ ở nhiều góc độ vẽ đẹp của tiểu cảnh trong từng khu vực vườn.
Thông thường điểm quan sát thuận tiện luôn luôn nằm trên đường nhỏ nối tiếp giữa các khu vực trong vườn vì vậy ta luôn luôn bố trí mặt chính của các tiểu cảnh quay về phía đường dạo.
Điểm quan sát trung tâm chính bao giờ cũng đặt ở ngôi nhà chính. Tại vị trí này có thể bao quát được hầu hết các khu vực trong vườn, nếu biết bố trí khéo léo hàng rào, khu đất cao thấp ta sẽ co cảm giác khu vườn rộng lớn, thoáng đãng hơn thực tế.
Ánh sáng và phối hợp màu sắc
Nói đến màu sắc là phải kể đến ánh sáng. Không có ánh sáng thì sẽ không có màu sắc và ánh sáng thì luôn luôn có màu sắc.
Nhà kiến trúc thiết kế cảnh quan, phong cảnh khi xây dựng sơ đồ cho một khu vườn phải lưu ý đến ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Ngược lại, nếu muốn quan sát khu vườn về ban đêm thì lại đặc biệt cần chú trọng đến nguồn sáng nhân tao.
Màu sắc của một vật mà chúng ta nhìn thấy là kết quả của hai yếu tố : loại ánh sáng chiếu vào và phương cách mà vật làm cho tiêu tan hay phản chiếu ánh sáng. Vi dụ: các vật màu trắng thì phản chiếu các sắc có trong ánh sáng còn vật màu đen thì lại làm triệt tiêu các săc này. Do đó tính chất màu sắc thực sự của vật thể chỉ bộc lộ rõ rệt dưới ánh sáng trắng.
Màu sắc của ánh sáng tùy thuộc vào nguồn sáng. Ánh sáng vào buổi trưa gồm đầy đủ các quang phổ : tím (Violet ), xanh dương (Blue ), xanh lục (Green ) vàng (Yellow) Cam (Orange) và đỏ ( Red ) các sắc này cân bằng và hòa với nhau để cho kết quả vô sắc. Nếu nguồn sáng là màu sáng trắng thì cho màu xanh dương (Blue ) còn nguồn sáng là ngọn nến, ngọn lửa, bóng đèn tròn thì cho màu hơi vàng. Thông thường nguồn sáng nóng và ấm thì làm tăng cường độ các màu nóng như đỏ, cam, vàng và trung hòa. Đồng thời làm giảm bớt cường độ các màu lạnh như xanh, tím. Còn khi ánh sáng lạnh (xanh) cho kết quả trái ngược.
A. Ba đặc tính chủ yếu của màu sắc
1. Sắc độ : chỉ rõ vị trí bản chất của màu trên quang phổ . Ví dụ như đỏ đem lại cảm giác nóng, xanh dương- lạnh, xanh lục - trung tính. Sắc chính là tên gọi của màu.
2. Quang độ : cho biết tính cách sáng hay tối của một màu. Trắng có quang độ sáng nhất, đen có quang độ tối nhất. Giữa hai thái cực này có nhiều bậc quang độ ví dụ : đỏ có thể tối ( trong màu nâu sẫm) hay sáng ( trong màu hồng )
3. Cường độ : chỉ mức, mạnh hoặc yếu. Cường độ xác định bởi số lượng sắc trội nhất, vi dụ; Đỏ thuần túy như đỏ tươi ( Scarlet) , ớt đỏ bị bảo hòa với đỏ.
B. các màu cơ bản và phối hợp trong thiết kế sân vườn tiểu cảnh
- Nhóm thứ nhất: ( các sắc căn bản ) Đỏ - xanh dương- vàng, chúng không có sự pha trộn với các sắc khác mà lại là nguồn gốc tạo ra các sắc khác khi pha trộn với nhau.
- nhóm thứ hai: ( sắc bậc hai ) xanh lục - tím - cam . 3 sắc này là kết quả của sự pha trộn giữa 3 sắc cơ bản theo tỉ lệ 1:1
Xanh lục = xanh dương + vàng
Tím = Đỏ + xanh dương
Cam = Đỏ + vàng
- nhóm thứ ba : (sắc thứ 3) tạo bởi một sắc cơ bản với một sắc bậc 2
Vàng - lục (yellow- green)
Xanh dương- lục (blue - green)
Xanh dương- tím (blue- violet)
Đỏ - tím (blue - violet )
Vàng - cam (yellow - orange)
Cam- đỏ (Orange- red)
12 sắc trên đây chỉ là những sắc khởi đầu được pha trộn theo tỷ lệ 1/1 nếu ta thay tỷ lệ pha sẽ tạo ra vô sắc các sắc khác nhau.
- Tính nóng lạnh của màu sắc:
Màu sắc từ 1-6 cho ta cảm giác nóng, còn các sắc từ 7;12 cho ta cảm giác lạnh. Như vậy có 6 màu thuộc gam nóng và 6 màu thuộc gam lạnh.
C. Sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa các màu sắc.
Khi đặt gần nhau các sắc tạo nên sự tác dụng từ hòa hợp đến tương phản.
Xanh dương, xanh lục, xanh lục dương cho ta cảm giác hài hòa, tương đồng - yên tĩnh. Nếu đặt xanh dương bên cạnh cam ta nhận được sự tương phản, kích động, phấn khởi. Một nhóm hoa màu đỏ như mào gà được trồng ở giữa bồn hoa, xung quanh là màu xanh của lá cho một kết quả- tương phản gây chú ý và vui mắt.
Ví dụ: vàng - vàng xanh và xanh lục. Đó là các sắc tương đồng (anadogous). Các sắc đối nhau như vàng và tím, đỏ, xanh lục, xanh dương và cam có tính đối chọi là các sắc bổ sung.
Các màu tương đồng đặt cạnh nhau ta được cảm giác hòa dịu . Khi chúng ta trộn nhau bằng các màu như các bông hoa, đốm vàng xen lẫn đốm xanh của hoa cúc lẫn lá xanh cây toàn bộ bồn hoa sẽ mang lại màu sắc tổng hợp dễ chịu khác lạ.
Các sắc bổ sung đặt cạnh nhau thì tương phản rõ rệt. Lợi dụng tính chất này khi ta bố trí một bồn hoa bụi cúc hay hướng dương có màu vàng thì ghép hoa mười giờ có màu tím làm dải viền xung quanh. Các bổ sung đặt cạnh nhau thì tương phản rõ rệt. Lợi dụng tính chất này khi ta bố trí một bồn hoa bụi cúc hay hướng dương có màu vàng thì ghép hoa mười giờ có màu tím dải viền xung quanh.
D. Mảng sáng và tối hợp lý
Trong vườn cảnh nhà kiến tạo cần quan tâm đến màu sắc và ánh sáng để luôn tạo ra sự thay đổi khu vực mảng sáng và tối trong vườn. Điều đó hiệu quả sâu rộng, gần xa.
E. Ứng dụng của quy luật màu sắc và ánh sáng.
Màu sắc ánh sáng của mỗi khu vực có vai trò rất lớn đến cảm giác của con người, bố trí khéo léo làm cho khu vườn như rộng ra, khóm cây cao lên, tán lá to ra hoặc nhỏ đi, hoặc che dấu những khuyết tật trong cấu trúc vườn. Vai trò đối chọi trong vườn, vẻ hài hòa được tăng lên bởi màu xanh lá cây với nhiều bậc sắc làm tiêu tan những nỗi buồn bực, trăn trở trong tâm tư của chủ nhân
Liên hệ để được tư vấn miễn phí Hotline: 0988 030 680