Khi đặt móng nhà thi công việc song hành với việc bố trí không gian công năng thì cũng là lúc bạn tính toán việc thiết kế bể phốt sao cho hợp lý nhất đúng chuẩn nhất. Nhưng trên thực tế nhiều người lại không thể biết làm thể nào để có thể xây dựng bể phốt đạt chuẩn và dựa vào tiêu chí nào để có thể biết bể phố đó đạt chuẩn chưa? Vậy thì bạn không thể bỏ qua bài viết này của chúng tôi bởi hôm nay các kiến trúc sư sẽ mang đến cho bạn những tiêu chí cũng như lưu ý khi xây dựng bể phốt chuẩn để bạn tham khảo.
Nhà vệ sinh tự hoại hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam bởi nó có nhiều ưu điểm, như chi phí xây dựng hợp lý, hiệu suất xử lý ổn định, khoảng làm việc dao động lớn, chiếm ít diện tích; quản lý đơn giản, sạch sẽ, hợp vệ sinh, dễ cọ rửa, kiểm soát được ruồi, muỗi; thuận tiện cho người sử dụng; có thể xây dựng ngay trong nhà… Tuy nhiên khi xây nhà vệ sinh tự hoại, chúng ta cần phải đảm bảo về thiết kế theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo về vấn đề vệ sinh, không gây ô nhiễm và không gây mùi hôi khó chịu, hạn chế tình trạng bồn cầu bị tắc… Do đó để giúp các bạn có thể đảm bảo kỹ thuật thi công bể phốt theo đúng tiêu chuẩn, chúng tôi xin hướng dẫn một số thông tin hữu ích như bản vẽ và cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn, kỹ thuật xây nhà vệ sinh tự hoại theo đúng tiêu chuẩn…
Hiện nay các gia chủ thường dùng các bản vẽ thi công bể phốt 3 ngăn
Lưu ý thi công bể phốt bể tự hoại 3 ngăn gồm các ngăn như: ngăn chứa có dung tích tối thiểu 1/2 dung tích bể; 2 ngăn lắng, mỗi ngăn chiếm 1/4 dung tích bể. Ngoài loại bể tự hoại 3 ngăn, hiện nay vẫn còn một số nơi vẫn áp dụng loại bể 2 ngăn, với loại bể này thì ngăn chứa có kích thước lớn nhất, chiếm tối thiểu 2/3 dung tích bể; ngăn lắng chiếm 1/3 dung tích bể.
Bệ tiêu: có thể là bệ tiêu bệt hoặc bệ tiêu xổm, được làm bằng các vật liệu như sứ tráng men hoặc granite xi măng lưới thép. Bệ tiêu được làm thật nhẵn để dễ cọ rửa và đẩy trôi phân dễ dàng. Bệ tiêu được nối liền với ống dẫn phân và được cấu tạo sao cho luôn luôn có nút nước kín. Nút nước này là chi tiết kỹ thuật quan trọng của nhà tiêu tự hoại, có tác dụng ngăn mùi hôi từ bể chứa phân thoát ra ngoài, đồng thời ngăn ruồi, nhặng và các côn trùng khác không tới sinh đẻ trong bể chứa phân. Đây chính là một trong những lưu ý khi xây dựng bể phốt đúng chuẩn rất dễ bị làm sai
Thân nhà tiêu: có thể được xây bằng gạch và lợp bằng tre, nứa, lá hoặc đổ mái bằng nhưng phải đảm bảo tác dụng che mưa nắng và kín đáo cho người sử dụng.
Bản vẽ thiết kế bể phốt theo đúng chuẩn
Bản vẽ cad bể phốt 3 ngăn đạt chuẩn
Bản vẽ bể phốt 3 ngăn
Bản thiết kế bể phốt 3 ngăn
Lưu ý khi xây dựng bể phốt đúng chuẩn
Chiều sâu từ lớp nước trong bể tính từ đáy bể tới mặt nước không được thấp hơn 1,2 mét.
Chiều rộng hay đường kính của bể thấp nhất là 0,7 mét. Nếu bể là hình chữ nhật thì tỷ lệ chiều dài và rộng của bể là 3:1.
Nếu lưu lượng nước thải lớn hơn 10m3/ngày và dưới 20m3/ngày thì nên xây bể 3 ngăn.
Đáy bể đổ bằng tấm đan bê tông cốt thép mác 200, độ dày tối thiểu là 150mm.
Thành của bể được xây bằng gạch, để bê tông cốt thép được đúc sẵn hoặc bê tông đổ tại chỗ hoặc được chế tạo bằng vật liệu Composite, HDPE…
Lưu ý thi công bể phố đúng chuẩn: Bể tự hoại 3 ngăn nói riêng và tất cả các loại bể phốt tự hoại khác đề cần đảm bảo cần phải được kín, khít không bị các tác động bên ngoài vào như ngấm nước ngầm, đáy bể bị biến dạng do móng không được đảm bảo an toàn về mặt kết cấu.
Kỹ thuật xây dựng bể phốt đúng chuẩn
Lưu ý xây dựng bể phố đúng chuẩn - Đối với bể tự hoại xây bằng gạch
Kỹ thuật xây bể phốt đúng chuẩn
Một trong những lưu ý khi xây dựng bể phốt là phải xây bằng tường đôi (220mm) hoặc dày hơn, xếp gạch một hàng dọc lại một hàng ngang, xây bằng gạch đặc mác 75 và vữa xi măng cát vàng mác 75, mạch vữa phải no, dày đều, miết kỹ.
Cả mặt trong và mặt ngoài bể được trát vữa xi măng cát vàng mác 75, dày 20mm, chia làm 2 lớp: lớp đầu dày 10mm có khía bay, lớp ngoài dày 10mm, trát vữa phải miết kỹ, ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất chống thấm (toàn bộ chiều cao bể và mặt trong đáy bể đó cũng chính là kinh nghiệm xây dựng bể phốt
Tại các góc bể (giữa thành với thành bể và giữa thành với đáy bể) phải trát nguýt góc. Đặt các tấm lưới thép 10x10mm chống nút và chống thấm vào trong lớp vữa trong khi trát mặt trong tường bể, một phần lưới nằm trên đáy bể ít nhất 200mm. Đây chính là 1 trong những lưu ý thi công công bể phốt mà nhiều người thường bỏ qua
Nếu mực nước ngầm cao, phải chèn thêm ít nhất một lớp đất sét dày ít nhất 100mm xung quanh bể. Đáy bể phải được làm bằng bê tông cốt thép, đổ liền khối với dầm bao quanh chu vi bể ở chân tường, chiều cao tối thiểu 100mm để chống thấm.
Kinh nghiệm thi công bể phốt - Đối với bể tự hoại bằng bê tông cốt thép đúc sẵn toàn khối
Kỹ thuật xây bể phố chuẩn bằng cách sử dụng khối bê tông đúc sẵn
Kinh nghiệm xây dựng bể phốt tại các vị trí nắp bể và ống qua các bể dẫn nước thải và ra khỏi bể, phải có gioăng kín làm bằng cao su chịu nước hoặc chất dẻo.
Các ống dẫn nước vào, ra và giữa các ngăn phải được đặt so le nhau để quãng đường nước chảy trong bể dài nhất, tránh hiện tượng chảy tắt. Tốt nhất đoạn ống dẫn nước thải trước khi vào bể chứa nên đặt nằm ngang, độ dốc ~ 2%, chiều dài không quá 12m. Đây chính là lưu ý xây dựng bể phốt mà bạn nên biết
Ống dẫn phân vào và ra khỏi bể có lắp ống hình chữ T, đường kính tối thiểu 100mm, đầu trên của tê cao hơn mặt nước, đầu dưới ngập cách mặt nước 400mm để tránh lớp váng trên bề mặt bể. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 50mm.
Các ngăn bể được thông với nhau bằng các ống dẫn nước, làm bằng cút chữ L ngược đường kính tối thiểu 100mm hoặc để các lỗ trên vách ngăn, kích thước tối thiểu 200x200mm. Cút hoặc lỗ thông phải cách đáy bể không dưới 500mm và cách mặt nước không dưới 300mm. Đây chính là kinh nghiệm xây dựng bể phốt đúng chuẩn với dạng bể bê tông nguyên khối
Có thể nói đây chính là những lưu ý khi thi công xây dựng bể phốt của chúng tôi đúng chuẩn nhất với từng loại bể. Bên cạnh đó còn là những gợi ý để bạn có thể có những bể phốt chuẩn và hợp lý nhất đảm bảo đến toàn bộ ngôi nhà.
Liên hệ để biết thêm chi tiết Hotline: 0988 030 680