Ốp lát nhà là một trong những công đoạn quan trọng trong xây dựng nhà ở. Nhiều người cho rằng, không cần nắm rõ kỹ thuật lát nền nhà, cứ giao khoán cho thợ là xong. Trên thực tế thì chủ nhà nên biết những điều căn bản để giám sát quá trình thi công nhà ở của mình, đảm bảo cho ngôi nhà của mình là mẫu biệt thự đẹp nhất. Vậy, kỹ thuật thi công lát gạch nền nhà như thế nào là đúng chuẩn, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết này.
1. Lưu ý trước khi thi công kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng chuẩn
+ Sử dụng gạch, đá lát đúng tiêu chuẩn, quy cách, không bị rạn nứt hay sứt chỗ nào
+ Cần làm sạch gạch lát, đá lát không để lẫn tạp chất như vôi vữa, đất cát
+ Đổ bê tông (không cần cốt thép) và thấp hơn so với cốt 0-0 từ 3 đến 5cm là tốt nhất tránh sau này nền nhà cao hơn ảnh hưởng nhiều hạ mục như cửa và phong thủy gia chủ chọn (đối với sàn chưa có có bê tông).
+ Bất buộc phải đầm nền để có được một cốt nền tương đối phẳng và không bị sụt lún, tạo độ chắc chắn có thể đi lại trên gạch, đá lát.
+ Vệ sinh sạch sẽ và tạo cho sàn bê tông lát gạch có độ ẩm. Riêng đối với sàn gạch men cần tạo độ nhám cho mặt sàn trước khi cán vữa để lát gạch.
+ Định vị mặt sàn theo cốt 0-0 là phẳng thăng bằng hay phẳng dốc (tùy vị trí lát nền)
+ Trộn xi măng và cát đen để cán vữa theo tiêu chuẩn mác mác vữa sao cho bề mặt thật phẳng, không lồi lõm. Lưu ý rằng, khi trộn vữa cần chú ý tỉ lệ cát, xi nước để vữa không quá nát gây ra co ngót sau khi khô, hoặc quá khô gây ra xốp lớp cán, sau khi lát nền dễ bị ộp
2. Quy trình kỹ thuật thi công gạch lát nền nhà
Trước khi thực hiện kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng chuẩn, chúng ta cần tạo được lớp nền cơ sở.
Trong kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng chuẩn thì có lẽ lớp nền cơ sở cần được đầm chặt, bền vững để chịu tải được áp lực đi lại trên nền mặt gạch theo dự định. Để có lớp nền cơ sở tốt bạn nên dùng nước tio căng dây lấy cốt để tạo độ dốc. Sau đó trộn vữa lót, xi măng, cát xây mác 50, 75 cho nước vào để ngấm dần, vữa khô vừa phải, không nhão. Tiếp theo, rải lớp vữa lót đã trộn đều, không đổ đè lên các mốc lấy cột. Dùng thuocs gạt phẳng để tạo độ dốc theo các mốc đã lấy cốt, chiều dày lớp vữa lót lí tưởng là từ 2 – 3 cm. Khâu này rất quan trọng trong quy trình thi công lát nền nhà. Do đó, cần chú trọng để đảm bảo kỹ thuật lát gạch nền nhà được chỉn chu nhất.
Dựa theo mẫu thiết kế để xác định điểm bắt đầu lát, có thể lát thẳng hàng, lát chữ công… Cần căng dây tạo đường thẳng. Kỹ thuật lát nền nhà đúng chuẩn là lát theo thứ tự từ trái qua phải, từ trong ra. Lưu ý hãy rải lớp nước xi măng lót trước khi lát nhằm tạo nên độ bám dính giữa viên gạch với lớp lót nền. Tiếp theo đặt chiều gân viên gạch xuống bên dưới lớp nền (Mạch vữa giữa các viên tùy thuộc vào kích thước từng loại sản phẩm). Dùng búa cao su điều chỉnh viên gạch và đập nhẹ vào giữa viên gạch tạo độ dính chặt giữa gạch và lớp vữa lót nền.
Sau khi hoàn thành kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng chuẩn, ta đến với công đoạn trít mạch.
Nền sau khi lát ít nhất khoảng 3 giờ khi đó viên gạch đã bám dính chặt với nền sẽ tiến hành trít mạch.
– Trộn vữa xi măng trít mạch: trộn đều cát mịn và xi măng theo tỷ lệ 1:1. Chú ý về kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng cần chú ý đến vữa trít mạch. Vữa này khi trộn cần được chế nước từ từ, đảo trộn kỹ để đạt độ nhão vừa phải. Bạn có thể thay đổi màu vạch vữa bằng cách sử dụng xi mắng trắng, bột màu, nước than.. Để tăng hiệu quả thẩm mỹ cho bề mặt gạch, mạch vữa, nền gạch, bạn nên cắt gạch cẩn thận, khéo léo, lát đan xen màu sắc, lát tạo hoa văn….
– Sau khi có vữa trít mạch, ta dùng bay có mũi nhọn đưa lượng vữa vừa đủ vào gọn mạch cần trít
– Tiếp theo dùng bay hớt lượng vữa thừa, không để vữa tràn, rơi vãi và bám vào mặt gạch.
– Chú ý vê đường mạch vữa gọn gàng, có thể vê tròn miết phẳng hay tạo độ bóng cho mạch vữa
–Cuối cùng, sau khi trít vữa xong, khoảng 6 –8 tiếng sau tiến hành chà ron. Công đoạn trà ron phải đảm bảo 2 lần. Chọn bột trùng màu với màu viên gạch. Lần một pha bột lỏng, dùng dụng cụ chuyên dụng để chà vào các khe giữa viên gạch, chà tới đâu lau ngay tới đó để đảm bảo gạch không bị bám bột gây mất thẩm mỹ. Lần 2, cách lần 1 khoảng 1 tiếng, pha bột đặc hơn lần 1, dùng bay mũi nhọn trét lại các khe gạch cho bằng mặt gạch.
Khâu cuối cùng của kỹ thuật lát gạch nền nhà chính là làm sạch nền sau khi lát:
Khâu này có vẻ đơn giản, nhưng đối với kỹ thuật lát gạch nền nhà mà nói, nó là khâu quan trọng nhất để hoànth iện nền nhà, tạo màu sắc tự nhiên cho mặt sàn, giúp cho thiết kế nhà ở đẹp của bạn trở nên hoàn hảo hơn cả.
Sau khi trít mạch vữa khoảng từ 1 ngày đến 1 ngày rưỡi ( tùy vào điều kiện thời tiết), khi mạch vữa đã khô cứng thì ta bắt đầu tiến hành lau các vết vữa bám trên nền gạch bị vương vãi trong quá trình thi công. Quá trình này giúp ta làm sạch và gọn mạch vữa hơn.
Bạn có thể xả nước vào nền nhà, dùng giẻ lau sạch các vết bẩn bám trên mặt và phần vữa bàm tràn trên cạnh gạch lát nền. Dùng một chiếc trang đẩy nước, nó sẽ giúp bạn dọn sạch nước, cặn bận và phần vữa thừa. Chú ý, trang này là trang chuyên dụng dùng cho mặt sàn, mặt kính, nếu là trang cào lúa ở nông thôn thì chú ý bao giẻ vào để tránh việc làm xước gạch, gây mất thẩm mỹ.
Một số kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng chuẩn cần chú ý về quá trình làm sạch gạch:
+ Thứ nhất, không làm sạch nền quá sớm hoặc quá muộn. Sớm quá sẽ bong mạch vữa, muộn quá sẽ khó làm sạch lượng vữa thừa trên bề mặt sàn.
+ Tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất như nước lau nhà, xà phòng để tẩy và làm sạch nền nhà,.
Nếu bạn làm đúng kỹ thuật lát gạch nền nhà thì sàn nhà của bạn chắc chắn sẽ có chất lượng và tính thẩm mỹ tốt, đảm bảo sau khi lát xong gõ không nghe tiếng ộp, mạch nhỏ và đều; nền gạch đẹp, hoa văn đúng theo mẫu, các vết cắt gọn gàng, vừa khít….
Tám lưu ý bỏ túi cho kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng chuẩn
1. Muốn nền lát đẹp, bền, cần chú ý làm kỹ lớp nền cơ sở của nền nhà.
2. Khoảng cách lí tưởng giữa các viên gạch từ 2mm đến 3mm
3. Khi gạch được đặt xuống sàn lát, phải dùng tay cân chỉnh cẩn thận, tránh làm sứt mẻ bề mặt gạch cũng như cân bằng được mặt gạch. Lưu ý giữa khoảng và chiều cao bề mặt cách giữa các viên gạch phải đồng đều trong kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng chuẩn
4. Trong quá trình thi công, nếu có vết bẩn (keo, vữa) bám trên bề mặt viên gạch thì phải lau sạch ngay, vì nếu để lâu, khó có thể tẩy sạch được.
5. Sau khi lát- ốp và chà ron xong, để bề mặt gạch được sáng bóng, sạch đẹp, hãy tiến hành vệ sinh, chùi rửa bằng nước sạch, không dùng chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm hư bề mặt gạch.
6. Để nền gạch được khô hoàn toàn, không có hiện tượng “lên hơi”, hãy dùng chất bảo vệ thẩm thấu theo sự hướng dẫn của nhà cung cấp. Nên dùng loại tốt nhất, có uy tín và chất lượng để việc bảo vệ bề mặt gạch được hiệu quả, tránh việc thi công đến công đoạn cuối cùng rồi mà công trình không được hoàn hảo vì dùng sản phẩm bảo vệ kém chất lượng.
7. Việc bảo vệ định kì cho bề mặt sàn phải được diễn ra thường xuyên trong quá trình sử dụng, thông thường từ 6 – 12 tháng tùy thuộc vào loại chất phủ sử dụng và mật độ đi lại trên sàn.
8. Lát- ốp gạch xong không nên sử dụng liền. Lưu ý che đậy và bảo quản mặt sàn thật kĩ để các nhà thầu thi công nội thất không làm hư hỏng sàn trong quá trình làm công việc hoàn thiện.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng chuẩn. Với kỹ thuật này, bạn sẽ có được một mặt nền hoàn hảo cho những thiết kế biệt thự của mình. Tốt nhất, quý vị nên lựa chọn các nhà thầu chuyên nghiệp để đảm bảo cho ngôi nhà của mình được hoàn thiện đúng quy chuẩn thiết kế, bền đẹp, xứng đáng với chi phí mà các bạn bỏ ra.
Quý vị có thể tham khảo thêm bài viết khác để tìm hiểu về loại vật liệu xây dựng mới sắp có mặt trên thị trường này.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ: 0988 030 680