1. khái niệm bảo dưỡng bê tông là gì?
Bảo dưỡng bê tông là quá trình giữ ẩm bề mặt bê tông đến một giai đoạn cường độ nhất định
2. ý nghĩa của việc bảo dưỡng bê tông?
Việc bảo dưỡng bê tông đúng cách sẽ giúp bê tông có cường độ tốt hơn, tránh nứt bề mặt, ảnh hưởng lâu dài đến kết cấu.
3. vì sao phải bảo dưỡng bê tông?
Để bê tông đạt cường độ tốt nhất khi sử dụng, tránh nứt, gây ra thấm.
4. thời gian bảo dưỡng bê tông sau khi đổ?
Thời gian bảo dưỡng bê tông sau khi đổ kéo dài từ 1-10 ngày tùy vào điều kiện khí hậu. khi bê tông đạt 75% cường độ.
5. thời gian bảo dưỡng bê tông móng, cột dầm, sàn
Thời gian bảo dưỡng Móng cột dầm sàn cũng tuân theo quy định chung khi bảo dưỡng bê tông. Khi bảo dưỡng bê tông cột, để tránh mất nước nhanh do cột theo phương thẳng đứng, do đó cột được giữ ẩm thường xuyên.
6. quy trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ?
6.1. Giai đoạn bảo dưỡng bê tông lần 1.
- Bê tông sau khi tạo hình xong cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (bằng các vật hoặc vật liệu thích hợp sẵn có). Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh bi hư hại bề mặt bê tông. Khi cần có thể tưới nhẹ nước lên mặt vật liệu phủ ẩm.
- Cũng có thể phủ mặt bê tông bằng các vật liệu cách nước như nilon, vải bạt, hoặc phun chất tạo màng ngăn nước bốc hơi. Khi dùng chất tạo màng trên bề mặt bê tông thì việc tiến hành phun được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất chất tạo màng.
- Cũng có thể dùng thiết bị phun sương để phun nước thành sương trực tiếp lên mặt bê tông mà không cần phủ mặt bê tông.
- Việc phủ ẩm bề mặt bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu là nhất thiết phải có khi thi công trong điều kiện bị mất nước nhanh (như gặp trời nắng gắt, khí hậu nóng khô, khí hậu có gió Lào).
- Các trường hợp khác có thể không phủ mặt bê tông, nhưng phải theo dõi để đảm bảo hạn chế bê tông bị mất nước, tránh nứt mặt bê tông.
- Việc giữ ẩm bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu kéo dài tới khi bê tông đạt được một giá trị cường độ nén nhất định, đảm bảo có thể tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông mà không gây hư hại.
- Thời gian để đạt cường độ này vào mùa mưa ẩm khoảng 2-5h; vào mùa hanh khô khoảng 5-8h đóng rắn của bê tông tùy theo tính chất của bê tông và đặc điểm của thời tiết.
- Tại hiện trường có thể xác định thời điểm này bằng cách tưới thử nước lên mặt bê tông, nếu thấy bề mặt bê tông không bị hư hại là được, khi đó bắt đầu giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo.
6.2. Giai đoạn bảo dưỡng bê tông lần 2.
- Tiến hành kế tiếp ngay sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu. Đây là giai đoạn cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng.
- Thực hiện theo yêu cầu của thiết kế hoặc theo biện pháp thi công đã được phê duyệt. Có thể dùng thiết bị phun nước thành sương lên mặt bê tông ngay sau khi và thời gian bảo dưỡng cần thiết. Việc phun sương được tiến hành cuốn chiếu lên theo các lớp đổ. Khi ngừng thi công, lớp đổ cuối cùng được tưới nước bảo dưỡng không ít hơn 7 ngày đêm.
6.3. Giai đoạn bảo dưỡng bê tông lần 3.
- Trong giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo có thể phủ ẩm hoặc không phủ ẩm bề mặt bê tông. Đối với vùng có khí hậu nóng khô hoặc có gió Lào thì việc phủ ẩm sẽ có tác dụng để giảm số lần tưới nước trong ngày và hạn chế nứt mặt bê tông.
- Số lần tưới nước trong một ngày tùy thuộc vào môi trường khí hậu địa phương, sao cho bề mặt bê tông luôn được ẩm ướt. Việc tưới nước giữ ẩm cần được duy trì cả ban ngày lẫn ban đêm để đảm bảo cho bề mặt bê tông luôn được giữ ẩm, tránh bị để khô trong đêm.
6.4.Giai đoạn bảo dưỡng bê tông lần 4.
- Có thể thực hiện ngâm nước trên mặt bê tông thay cho tưới nước giữ ẩm. Nước dùng để tưới giữ ẩm bề mặt bê tông cần thỏa mãn yêu cầu của TCVN 4506:1987. Cũng có thể dùng nước sông, nước hồ ao không có tạp chất gây hại cho bê tông để bảo dưỡng.
- Khi bê tông chưa đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn thì phải tiếp tục tưới nước bảo dưỡng ẩm cho tới khi bê tông đạt được cường độ bảo dưỡng tới hạn theo quy định. Thời gian kéo dài 1-10 ngày tùy vào điều kiện khí hậu, hoặc bê tông có sử dụng phụ gia đông kết.