Đối với mỗi thiết kế nhà ở hay mau biet thu dep hiện nay thì công đoạn quan trọng nhất được xác định đó là việc đào móng là làm móng. Trong công đoạn đó thì việc xác định vị trí đặt bể nước ngầm trong nhà hay ở bên ngoài nhà hoặc đặt vị trí bể phốt ở đâu sao cho hợp lý luôn được các gia chủ tính toán kỹ lưỡng. Bởi thiết kế bể nước ngầm không phải là việc đơn giản mà cần có kinh nghiệm cũng như nhưng trang thiết bị chuyên dụng để đảm bảo an toàn trong lúc thi công. Hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm xây bể nước ngầm của chúng tôi để đảm bảo yếu tố kỹ thuật cũng như an toàn trong xây dựng nhé!
Bể nước ngầm là gì và nó có khác gì so với bể nước truyền thống?
Bể nước ngầm là một trong những hạng mục công trình không thể thiếu trong các gia đình, chung cư, đơn vị nhằm cung cấp, tích trữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình thi công bể nước ngầm, bạn cần đặc biệt lưu ý để tránh tình trạng rò rỉ cũng như đảm bảo chất lượng bể nước ngầm. Xây bể nước ngầm thường được các gia đình ở thành phố xử dụng để tiết kiệm diện tích cũng như tích nước sạch do nhà máy cũng cấp dùng hàng ngày đặc biệt là khi mất nước.
Kinh nghiệm xây bể nước ngầm trong thiết kế nhà ở
Kinh nghiệm xây bể nước ngầm có đôi chút khác biệt so với việc xây dựng bể chứa nước truyền thống hay bể thu nước mưa. Bởi bể chứa nước truyền thống và bể thu nước mưa thường có phần nổi nhiều hơn phần chìm dưới mắt đất. Hơn nữa những loại bể này luôn yêu cầu về việc phải có nơi tập trung nước và có hệ thống dẫn nước từ nơi tập trung vào bể. Còn bể nước ngầm được hoàn toàn xây dựng chìm trong lòng đất và không cần hệ thống thu nước mà chày trực tiếp từ đường dẫn vào bể đến khi đầy. Nếu hết sẽ tự chảy còn các loại bể kia phải chờ bơm hoặc chờ mưa mới có thể tích nước
Những kinh nghiệm khi xây dựng bể nước ngầm mà bạn cần phải biết
Không được rò rỉ là yêu cầu căn bản khi xây dựng bể nước ngầm
Bể nước ngầm đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, từ đó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ. Với vị trí ngầm dưới lòng đất, khi thi công bể nước cần đặc biệt chú ý tránh rò rỉ khiến các sinh vật, hóa chất độc hại có thể xâm nhập. Do đó, các chuyên gia xây dựng khuyến cáo, bạn nên xây bể nước ngầm bằng gạch đặc, tuyệt đối không nên dùng gạch lỗ rỗng đây chính là 1 trong số những kỹ thuật xây bể nước ngầm mà bạn cần tuân thủ.
Trước khi xây dựng trong thiet ke biet thu dep, gạch cần được ngâm nước kĩ để tránh bị hút nước của vữa, gây ra các lỗ hổng. Bạn nên xây và trát bằng vữa xi măng, tốt nhất nên trộn lẫn cát đen và cát vàng để đảm bảo độ bền. Sau khi trát bể, bạn để qua một ngày rồi đánh màu bằng xi măng nguyên chất. Trước khi tiến hành tích trữ nước, gia chủ cần thử chất lượng và độ thấm để sửa chữa kịp thời. Đồng thời, một điều đặc biệt quan trọng là bạn cần khử mùi xi măng bể nước trước khi sử dụng vì nó có thể gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng nước. Nắp bể nước cũng cần thiết kế với kích thước phù hợp để có thể lên xuống dễ dàng.
Kinh nghiệm xây bể nước ngầm mà bạn nên bỏ túi
Cũng giống như những thiết kế và xây dựng bể nước khác thì việc quan tâm hàng đầu là việc bể không được rò rỉ. Những bể thu nước mưa và chứa nước truyền thống được xây nổi nhiều nên nếu có rò rỉ thì còn có thể khắc phục được. Nhưng nếu như bể nước ngầm mà rỏ rỉ thì việc khắc phục vô cùng khó khăn. Mà nếu không khắc phục thì không chỉ ảnh hưởng đến việc tốn kinh phí chi trả cho nhà cung cấp nước mà nếu để lâu còn ảnh hưởng đến kết cấu, chất lượng của ngôi nhà.
kinh nghiệm xây bể nước ngầm đó chính là phải đặt xa bể phốt
Nhiều gia đình thường bố trí bể nước ngầm gần bể phốt. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh gây ảnh hưởng đến chất lượng của bể nước ngầm nếu bể phốt bị rò rỉ. Không chỉ vậy, điều này còn phạm vào tối kị trong thiết kể bể nước ngầm, có thể ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Do đó, kinh nghiệm xây bể nước ngầm của chúng tôi đó là gia chủ cần đặc biệt lưu ý nên bố trí hai bể trong hai khoang móng khác nhau và đặt cách xa bể phốt. Có như vậy mới đảm bảo nguồn nước sinh hoạt an toàn và vệ sinh cũng như mang đến độc chắc chắn trong kết câu dành cho mẫu nhà đẹp này
Việc mà nhiều gia đình bố trí bể nước và bể phốt gần nhau rất dễ hiểu bởi diện tích đất không quá rộng nên khó có thể đặt cách xa nhau. Tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm xây bể nước nói chung và bể nước ngầm nói riêng thì chúng tôi khuyên bạn nên đặt mỗi bể ở 1 khoang móng khác nhau. Vì dù nhà có diện tích nhỏ đến đâu thì cũng luôn phải có ít nhất 2 khoang móng để đảm bảo yếu tố kết cấu của ngôi nhà
Những lưu ý khi thiết kế bể nước ngầm nhà ở
Lưu ý về thể tích bể nước ngầm được chúng tôi đúc rút từ kinh nghiệm xây bể nước ngầm nhiều năm
Thêm một kinh nghiệm xây bể nước ngầm mà gia chủ cần đặc biệt chú ý là thể thích bể chứa. Bạn nên thiết kể thể tích bể phù hợp với nhu cầu sử dụng, không nên làm quá to hay quá nhỏ. Một bể chứa có thể tích 2 – 3 m3 là phù hợp với gia đình 4 – 5 người. Bạn nên xây bể nước tách rời, không liên quan đến móng để tránh trường hợp ảnh hưởng đến lớp móng của tòa nhà. Nếu làm bể quá to thì chi phí xây bể nước ngầm sẽ tăng cao kéo theo chi phí xây nhà tăng theo. Còn nếu xây quá nhỏ thì không đủ lượng nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình.
Kinh nghiệm xây bể nước ngầm về hệ thống ống thoát nước
Hiện nay, để đảm bảo độ bền cũng như dễ dàng thi công, gia chủ nên sử dụng ống nhựa PVC để làm đường thoát nước. Loại ống này có ưu điểm nhẹ, bền, kín nước đồng thời dễ thi công. Tuy nhiên, khi lựa chọn mua ống, gia chủ cần đặc biệt lưu ý để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Khi xây bể nước ngầm cũng cần chú ý hạn chế các nguyên nhân làm hỏng đường ống. Khi đường ống đi qua tường móng, cần lưu ý để lỗ chờ rộng khoảng 15 – 20 cm.
Tuyệt đối không được xây gạch trực tiếp lên ống vì có thể khiến vỡ ống. Đồng thời, bạn không nên đi đường ống thoát nước đè lên đường ống cấp nước mà nên đi song song với nhau.
Kinh nghiệm thiết kế và xây dựng bể nước ngầm trong gia đình
Trong trường hợp bắt buộc giao nhau thì ở những vị trí này nên lót bằng cát vàng mịn . Khi lắp đường ống cấp nước, gia chủ cần chú ý bố trí cách bề mặt bể khoảng 10 – 15 cm là vừa, tránh trường hợp quá sâu hoặc quá cao so với mặt bể. Hơn nữa muốn thi công bể nước ngầm không bị rò rỉ thì bạn phải có kết cấu dầm bê tông cốt thép chắc chắn chịu được lực tác động nhất định từ địa chất. Chính vì vậy mà bạn có thể xem thêm cách thi công dầm bê tông cốt thép của chúng tôi ngay tại đây nhé.
Bên cjanh đó cũng có ý kiến cho rằng xây bể nước ngầm có nguy cơ bị bệnh tật. Nhưng bể nước ngầm dạng xây tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm với sức khỏe con người. Sau một thời gian sử dụng, các bể nước này thường sẽ có hiện tượng rong rêu, bụi bẩn, đáng sợ hơn là xác động vật, côn trùng… làm bẩn nguồn nước, khiến chất lượng nước dự trữ thấp. Các loại bể này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, tiềm ẩn các mầm bệnh nếu vật liệu làm chúng không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra do đặc điểm kết cấu nên các loại bể này rất khó vệ sinh, thường hay xảy ra hiện tượng bong tróc, nứt vỡ gây rò rỉ nước. Đa số các gia đình thường xây là xong mới nghĩ đến việc dùng các thiết bị, vật dụng để chứa nước. Trong khi đó bể ngầm khá tốn diện tích, dẫn đến việc xây dựng lắp đặt khó khăn.
Hi vọng, những thông tin về kinh nghiệm xây bể nước ngầm này sẽ giúp ích cho gia chủ trong quá trình thi công các bể nước ngầm. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, để đảm bảo chất lượng nước, bạn nên nhớ thường xuyên thau rửa bể nước để loại bỏ các cặn bẩn, hóa chất, sinh vật tồn tại trong bể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Điều này không chỉ đảm bảo về chất lượng nước mà còn đảm bảo chất lượng cuộc sống trong gia đình bạn.
Liên hệ để được tư vấn tốt nhất Hotline: 0988 030 680