Kiến trúc lâu đài vẫn luôn là xu hướng đẳng cấp mà nhiều chủ đầu tư đang theo đuổi, đã nói đến lâu đài là nói đến sự xa hoa, lộng lẫy và hoàn mĩ. Tuy nhiên chi phí xây lâu đài thường phải đầu tư khá lớn không chỉ về vốn đất mà còn về vốn công trình. Để chứng minh điều đó, chúng tôi gợi ý các mẫu thiết kế lâu đài 3 tầng cổ điển cùng với thống kê chi phí xây dựng tạm tính của mỗi lâu đài.
Lâu đài 3 tầng cổ điển mang những đặc trưng của kiến trúc lâu đài cổ điển với những chi tiết trang trí cầu kỳ, mềm mại, màu sắc sang trọng, mĩ lệ tuy nhiên với những cách xử lý kiến trúc khác nhau và quy mô khác nhau, nhu cầu công năng khác nhau, chúng ta có thể xây dựng lâu đài 3 tầng cổ điển nguy nga tráng lệ hoặc có thể là những kiểu lâu đài 3 tầng mini để tiết kiệm chi phí xây dựng và đơn giản hơn, thời gian xây dựng cũng nhanh hơn. Nói về chi phí xây dựng, cùng một kiểu kiến trúc nhưng vẫn có nhiều cách thực hiện, nhiều giải pháp khác nhau để tiết kiệm chi phí. Với những kinh nghiệm trong thiết kế lâu đài, angcovat giới thiệu một số mẫu lâu đài 3 tầng có vẻ đẹp hoàn mĩ và cực chất.
Chi phí xây biệt thự lâu đài 3 tầng cổ điển được tính như thế nào ?
Mẫu biệt thự lâu đài 3 tầng cổ điển diện tích 200m2 xa hoa, quyến rũ
Thứ nhất, chi phí xây lâu đài cổ điển tốn kém hơn rất nhiều so với các kiểu kiến trúc tân cổ hay hiện đại.
- Chi phí đơn giá nhân công phần thô lâu đài cổ điển: ≥ 2.500.000đ/m2 sàn trong đó biệt thự hiện đại chỉ khoảng từ 1.200.000đ – 1.700.000đ/m2, đối với nhà phố 1 mặt tiền hoặc nhà xây dựng ở nông thôn thì đơn giá nhân công chỉ khoảng 900.000đ – 1.100.000đ/m2
- Tính diện tích phần mái lâu đài cổ điển = 100% diện tích sàn (đối với mái marsand hoặc mái vòm), mái ngói hiện đại = 70%, mái tôn = 30%, mái bằng =50% diện tích sàn.
- Xây lâu đài 3 tầng cổ điển thường sử dụng ép cọc: [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000 đ]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô]
Đối với nhà hiện đại 3 tầng trên nền đất thường có thể sử dụng móng băng, móng băng một phương, móng băng 2 phương chi phí rẻ hơn nhiều so với ép cọc:
50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô. (móng băng 1 phương)
70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.(móng băng 2 phương)
Nếu xây dựng lâu đài 3 tầng cổ điển ở phố liền kề hay trên nền đất yếu sẽ phải dùng đến cọc khoan nhồi, và chi phí được tính như sau:
[450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc]+ [Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1(+sân) x đơn giá phần thô]
- Đơn giá xây dựng phần thô của kiến trúc cổ điển khoảng: 7000.000đ/m2 – 8000.000đ/m2 còn đối với chi phí xây dựng phần thô của kiến trúc hiện đại chỉ khoảng từ 3.300.000đ/m2
- Đơn giá xây dựng hoàn thiện trọn gói tạm tính:
+ Lâu đài 3 tầng cổ điển: 10.000.000đ – 14.000.000đ/m2 (tùy vào số lượng phào chỉ và mức độ cầu kỳ của các chi tiết trang trí và chất lượng vật liệu)
+ Biệt thự hiện đại 3 tầng : 4.8000.000đ – 7.000.000đ/m2 (tùy vào chất lượng vật liệu của công trình ).
Tại sao chi phí xây biệt thự lâu đài 3 tầng cổ điển lại tốn kém hơn nhiều so với biệt thự 3 tầng hiện đại ?
1. Kiến trúc cầu kỳ, phức tạp, hoa mĩ bậc nhất:
Cách tính chi phí xây dựng lâu đài 4 tầng cổ điển 300m2/sàn
Nếu như kiến trúc biệt thự hiện đại 3 tầng là những khối vuông vắn, đơn giản nhấn mạnh vào các bức tường và tạo nên không gian mở tiện nghi, thoáng đãng, thì ở các mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển là sự nổi bật với kiến trúc tráng lệ bởi sự đồ sộ, cầu kỳ, tinh xảo của nó ở từng chi tiết trong kiến trúc khiến người nhìn phải choáng ngợp.
Sử dụng mái vòm được vuốt nhọn khi thiết kế lâu đài phố tạo nên vẻ đẹp kiêu sa, cao quý
+ Hình khối đồ sộ, nguy nga: Được sử dụng như là một phương tiện thể thiện đẳng cấp và quyền lực xã hội, các mẫu lâu đài nói chung và mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển nói riêng thường được xây dựng hình khối bề thế, nguy nga, và dàn trải nhiều góc cạnh hầm hố chứ không gọn gàng trực quan như nhà hiện đại. Hình khối lâu đài thường được nâng tầm rất nhiều nhờ vào việc sử dụng kiến trúc mái marsand hoặc mái vòm cổ điển. Với cả 2 loại mái này đều được bắt nguồn ở Châu Âu, mái vòm được bắt nguồn từ thời La Mã, Hi Lạp cổ đại còn mái marsand từ thế kỷ 17 ở Pháp, cả 2 loại mái này đều được tạo nên rất khó khăn, cầu kỳ và được tính bằng 100% diện tích sàn, bởi vậy chi phí xây lâu đài 3 tầng cổ điển tương đối cao. Sự trau truốt được thể hiện từ cách trang trí mái bằng các phào chỉ, điêu khắc hoa văn tinh tế tựa như vương miện lộng lẫy, cao sang. Tuy nhiên với mỗi giải pháp thi công mái lại có chi phí khác nhau, ví dụ như mái marsand nếu chỉ làm bằng những thanh sắt đóng cọc rồi lợp mái thì khá bình thường, tuy nhiên nếu đổ bê tông tất cả các mặt của mái rồi dán ngói thì rất đắt đỏ, tuy nhiên chất lượng tốt hơn và sử dụng được cả tầng áp mái. Đối với mái vòm thì ngày trước thời cổ đại, trung đại sử dụng đất gạch thậm chí là gỗ để xây dựng nhưng hiện nay sử dụng bê tông cốt thép hoặc làm khung thép rồi lợp ngói lên trên.
Kể cả đối với những lâu đài 3 tầng cổ điển mini cũng có thể áp dụng các loại mái này hoặc mái thái để trang trí vì hình khối của lâu đài mini thường đơn giản hơn nhiều.
2. Lâu đài cổ điển có sự kết hợp các bộ môn nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc và mĩ thuật
Nghệ thuật điêu khắc tượng và tính mĩ thuật trong mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển
Kiến trúc lâu đài đắt giá và độc đáo bởi nó được kết hợp bởi nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, thể hiện trong những hình thù, những cuốn sóng sống động và mềm mại mà không phải đội thợ nào cũng đủ khả năng để thi công. Sự tinh xảo trong điêu khắc lâu đài thể hiện ở nhiều chi tiết, mức độ càng khó thì chi phí hoàn thiện càng cao. Những hình thù điêu khắc thường là những con vật là hình ảnh thiên nhiên thể hiện vẻ đẹp của quyền năng của sự sang trọng, cao quý.
Với bộ môn mĩ thuật chúng ta có thể thấy rõ trong những mẫu biệt thự lâu đài với cách thể hiện các đường nét, màu sắc và họa tiết phải đạt đến sự hài hòa và mang tính nghệ thuật. Tính mĩ thuật và điêu khắc trong một mẫu biệt thự lâu đài 3 tầng cổ điển rất quan trọng đòi hỏi người thiết kế phải có sự hiểu biết và con mắt làm nghệ thuật tinh tế.
3. Nhiều phào chỉ trang trí và đòi hỏi sự cầu kỳ, mềm mại, tinh xảo trong từng nét phào.
Các loại phào chỉ cổ điển trang trí ngoại thất cho mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển
Phào chỉ cho các mẫu lâu đài thường sử dụng với mật độ rất lớn và cũng phức tạp hơn rất nhiều so với phào chỉ hiện đại hay tân cổ.
Khác với phào chỉ nội thất, các sản phẩm phào chỉ mặt tiền phải được đúc trên một chất liệu đặc biệt để đảm bảo tính bền vững về mặt thời gian, trước những tác động của môi trường tự nhiên. Vật liệu được sử dụng nhiều trong thiết kế ngoại thất các mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển thường là xi măng hoặc thạch cao chống nước. Tuy nhiên, bạn có thể cho những dòng vật liệu này vào quá khứ rồi vì sự xuất hiện và thống lĩnh của sản phẩm vật liệu nhựa Composite – chống ẩm, chống thấm, siêu bền và có khả năng chịu tác động cơ học cao.
Cũng dựa trên tiêu chuẩn khuôn của các sản phẩm phào chỉ nội thất, sự khác biệt lớn nhất của hai dòng sản phẩm này chỉ nằm ở chất liệu. Phào chỉ mặt tiền với chức năng là mặt quỷ trấn là đứa con cưng được các nhà thiết kế ưa chuộng.
3. Hệ thống cột cổ điển bắt nguồn từ Hi Lạp và La Mã cổ đại
Sử dụng các thức cột cổ điển Crithian cho các mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển sang trọng
Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hi Lạp cổ đại tìm kiến đến cái đẹp lý tưởng. Những thức cột Hi Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột Hi Lạp là một trong các chi tiết được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển. Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hi Lạp: cột Doric, cột Lonic và cột Corinth. Người ta nói rằng các 5 cột trụ trong kiến trúc cổ điển có vai trò như một nốt nhạc trong bản nhạc cổ điển hoặc ngữ pháp
Trong 5 thức cột cổ điển, người ta thường sử dụng thức cột biểu tượng của người phụ nữ mềm mại là Corinth hay thức cột tổng hợp cho các công trình lâu đài 3 tầng cổ điển, ngược lại thức cột mạnh mẽ hơn đơn giản hơn được sử dụng cho các công trình tân cổ điển hoặc hiện đại. Thức cột ở công trình lâu đài thường được kẻ chỉ rãnh nhỏ ở thân cột và đầu cột được cuốn sóng và trang trí rất cầu kỳ những cuốn sóng và hoa lá, do đó chi phí xây dựng chắc chắn sẽ rất cao vì cách thi công cột trụ cũng như điêu khắc cho cột trụ rất phức tạp đòi hỏi kỹ năng và tay nghề cao.
Thức cột tổng hợp mềm mại, tinh tế được thiết kế trong mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển
4. Sử dụng cửa gỗ kết hợp những khung vòm mềm mại, điêu luyện
Những khung mái vòm trong kiến trúc lâu đài 3 tầng cổ điển mang vẻ đẹp mềm mại và quyến rũ, đặc biệt là hệ thống cửa sổ gỗ hình vòm, và những mái sảnh hình vòm lớn tượng trưng cho vẻ đẹp người phụ nữ mềm mại mà đầy khí chất.
5. Đắp tường dày hơn bình thường
Với nguồn gốc từ thời cổ đại, các lâu đài được xây dựng với mục đích quân sự, phòng thủ vì thế đắp tường bằng đất rất dày tuy nhiên hiện nay với mục đích thẩm mĩ thì tường của lâu đài được tiết chế trở nên thoáng hơn và nhẹ nhàng hơn. Dù vậy các công trình cổ điển lâu đài vẫn rất tốn kém khi phải sử dụng nhiều vật liệu để đắp tường bê tông cốt thép.
6. Sử dụng vật liệu cổ điển đẳng cấp
Chiêm ngưỡng mái vòm lâu đài 3 tầng cổ điển ở Hà Nội sử dunbgj vật liệu vàng và sắt
Các vật liệu cổ điển được ưa chuộng cho các công trình lâu đài 3 tầng cổ điển nói riêng và biệt thự lâu đài nói chung để tạo nên vẻ đẹp hoàng gia đầy quyền lực và khí chất chứ không phải sử dụng các vật liệu nhẹ tiện dụng như ngày nay. Vật liệu cổ điển được ưa chuộng như sắt, nhôm đúc, đồng, đá ốp, đá tự nhiên, vàng, bạc…. đây là những vật liệu được sử dụng rất nhiều bởi chất cổ điển sang trọng của nó. Tuy nhiên những vật liệu này thường rất tốn kém và đắt đỏ, đắt hơn rất nhiều so với vật liệu hiện đại.
7. Kết cấu dày dặn, kiên cố, phức tạp bậc nhất
Sử dụng móng nhà ép cọc hay cọc khoan nhồi đều tạo nên sự chắc chắn, kiên cố cho toàn bộ công trình, nhưng chi phí cho những móng này đều tốn kém hơn nhiều so với những móng nhà đơn giản. Bên cạnh đó, kết cấu khung mái và sàn, dầm đều tốn kém hơn, sử dụng nhiều vật liệu hơn, do đó chi phí xây dựng của các công trình lâu đài 3 tầng cổ điển thường rất lớn.
Giới thiệu một số mẫu thiết kế biệt thự lâu đài 3 tầng đẹp hoàn mĩ
Hiện nay ở Việt Nam thiết kế và xây dựng biệt thự lâu đài 3 tầng cổ điển trở thành xu thế nhiều người yêu thích và theo đuổi, tuy nhiên với những mức độ đầu tư, quy mô khác nhau sẽ có những mẫu thiết kế khác nhau rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Cũng như rất nhiều đơn vị chuyên thiết kế lâu đài nhưng để ra chất của một công trình lâu đài thì rất hiếm kts nào có thể tự tin thiết kế hoàn hảo. Với kinh nghiệm thiết kế dày dặn, kts angcovat giới thiệu một số mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển với mức chi phí khác nhau để các bạn tham khảo.
Thiết kế biệt thự lâu đài 3 tầng cổ điển 200m2 với chi phí xây dựng hoàn thiện khoảng gần 7 tỷ đồng
Mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển sử dụng mái Marsand có thể cải tạo được tầng áp mái để mở rộng diện tích
Hình ảnh phối cảnh mẫu lâu đài 3 tầng cổ điển 200m2 với chi phí xây dựng khoảng 8 tỷ đồng
Thiết kế lâu đài 3 tầng cổ điển mini mái thái diện tích 100m2 chi phí xây dựng khoảng 3,4 tỷ đồng
Chi phí xây biệt thự lâu đài 3 tầng cổ điển phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ thuộc quan trọng nhất vào chất liệu của vật liệu xây dựng, phụ thuộc vào quy mô công trình lớn hay nhỏ và phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, vào giá nhân công… Để có được một công trình lâu đài hoàn hảo và hài hòa, các bạn nên tìm những đội thiết kế và thi công có trình độ và kinh nghiệm.