Trong thực tế, nền đất yếu ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thi công cũng như tuổi thọ của ngôi nhà. Trong một vài trường hợp, nếu không xử lý kĩ sẽ gây ra những hậu quả lún sụt nghiêm trọng. Để giúp ngôi nhà vững vàng hơn trên mọi địa hình, các giải pháp xử lý nền đất yếu được nghiên cứu và áp dụng ngày càng rộng rãi. Một trong những giải pháp thông dụng được nhiều gia chủ áp dụng nhất là cọc cát và bấc thấm. Bài viết dưới đây sẽ so sánh cọc các và bấc thấm cùng những ưu nhược điểm của nó giúp gia chủ có hình dung rõ hơn về hai phương pháp này!
Xem thêm: Mái ngói Việt Nam_ Hướng dẫn cách lợp mái ngói mũi hài
So sánh cọc cát và bấc thấm_ Những điều nên biết về nền đất yếu
Đối với kĩ sư xây dựng chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với khái niệm ‘’nền đất yếu’’, nhưng đối với người không chuyên ‘’nền đất yếu là gì?’’- có lẽ là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.
Hiểu một cách đơn giản, nền đất yếu tức là nền đất không đủ sức để gánh đỡ trọng tải của các khối công trình bên trên. Loại đất này thường gặp ở khu vực miền duyên hải (bãi bồi ven sông, ven biển) hoặc ở các thung lũng vùng núi.
Trong ngành xây dựng, nền đất yếu được định nghĩa chính xác bởi những đặc tính sau: lượng nước tự nhiên lớn (>=35%) độ lún cao, cường độ chịu cắt thấp (<35Kpa), hệ số rỗng lớn (e³1,0), sức chịu tải kém (nhỏ hơn 0,5–1,0kg/cm2), độ thoát nước kém, dễ bị phá hoại, biến dạng dưới tác dụng của trọng tải công trình.
So sánh cọc cát và bấc thấm: Các nền đất yếu điển hình ở nước ta
Kỹ thuật cải tạo đất yếu thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa ra các biện pháp thực tế, cải thiện khả năng tải của đất sao cho phù hợp với yêu cầu của từng loại công trình.
Công việc xử lý nền đất yếu (nền đất thiên nhiên) sẽ được thực hiện trước khi đặt móng nhà. Nền đất sau khi xử lý được gọi là nền đất nhân tạo. Hiện nay có khá nhiều biện pháp được nghiên cứu và đưa ra nhằm cải tạo khả năng chịu lực cho nền đất, tùy thuộc vào đặc điểm công trình, đặc điểm nền đất,… gia chủ sẽ lựa chọn biện pháp sao cho hợp lý.
So sánh cọc cát và bấc thấm: Các phương pháp xử lý nền đất yếu
So sánh cọc cát và bấc thấm_ Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm là gì?
Phương pháp bấc thấm (PVD) có tác dụng thấm thẳng đứng, giúp đẩy nhanh quá trình thoát nước trong các lỗ rỗng của đất yếu, làm giảm độ rỗng, độ ẩm, tăng dung trọng. Kết quả là làm tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất yếu, tăng sức chịu tải và làm cho nền đất đạt độ lún quy định trong thời gian cho phép.
Phương pháp bấc thấm có thể sử dụng độc lập, nhưng trong trường hợp cần tăng nhanh tốc độ cố kết, người ta có thể sử dụng kết hợp đồng thời biện pháp xử lý bằng bấc thấm với gia tải tạm thời, tức là đắp cao thêm nền đường so với chiều dày thiết kế 2 – 3m trong vài tháng rồi sẽ lấy phần gia tải đó đi ở thời điểm mà nền đường đạt được độ lún cuối cùng như trường hợp nền đắp không gia tải.
So sánh cọc cát và bấc thấm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bấc thấm
Tham khảo thêm tại: Tìm hiểu phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
So sánh cọc cát và bấc thấm_ Giải pháp cọc cát được thực hiện như thế nào?
Cọc cát là một bộ phận của kết cấu móng, làm nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng xuống đất nền, mạng lưới cọc cát làm nhiệm vụ gia cố nền đất yếu nên còn gọi là nền cọc cát.
So sánh cọc cát và bấc thấm: nguyên lý và trình tự thi công cọc cát
Trình tự thi công cọc cát
- Đặt ống vách đúng vị trí thi công.
- Bắt đầu đóng ống vách xuống bằng búa rung.
- Vừa đóng vừa kiểm tra áp lực đóng và độ sâu đóng.
- Vừa đóng ống vừa kiểm tra đồng hồ đo chiều sâu mũi cọc, khi chiều sâu cọc đạt 5m từ mặt đất, đặt thiết bị đo chiều sâu 3m từ mặt đất.
- Đổ cát vào trong ống bằng cách mở cửa xả phễu chờ.
- Đặt đồng hồ đo cát ở chế độ làm việc.
- Rút ống vách lên đồng thời theo dõi độ cao của cát.
- Dừng việc rút ống vách khi độ sâu cát là 1m -1,5m, đóng van phun khí.
- Đóng van áp lực trong ống.
- Mở van xả-đưa cát vào.
- Đóng van xả - mở van phun khí - bắt đầu rút ống và kiểm tra độ sâu cát.
- Khi đồng hồ chỉ độ sâu mũi ống vách cách mặt đất 1m đóng van phun khí mở van áp lực trong ống-đóng cửa xả-rút từ từ ống vách lên và dừng búa.
So sánh cọc cát và bấc thấm_ Đánh giá tính hiệu quả của hai phương pháp điển hình
So sánh cọc cát và bấc thấm
Để đánh giá được tính hiệu quả cũng như mức độ phù hợp của phương pháp cọc cát và bấc thấm, còn phải xem xét đến yếu tố chất đất nền tự nhiên. Ví dụ phương pháp cọc cát thường được sử dụng cho lớp bùn, bùn đất sét nhưng dễ sản sinh co ngót. Trong khi phương pháp bấc thấm lại được sử dụng xử lý lớp bùn đất, bùn sét, độ sâu xử lý không vượt quá 25m.
Những lưu ý về phương pháp thi công, xử lý nền đất yếu bằng cọc cát và bấc thấm là hy vọng sẽ là cẩm nang bỏ túi giúp quý vị lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất cho công trình của gia đình mình.
Mọi thông tin cần tư vấn xin vui lòng liên hệ: 0988.030.680