Ở 2 bài viết trước kiến trúc sư ANG đã cùng các bạn tìm hiểu về câu chuyện của mái nhà trong kiến trúc và các nguyên tắc thiết kế mái nhà ở dân dụng phù hợp với không gian sinh hoạt. Bài viết ngày hôm nay sẽ mang tính chất tổng hợp các loại mái lợp nhà được sử dụng phổ biến hiện nay trong xây dựng.
Xem thêm: Biệt thự 3 tầng mái thái
Có nhiều tiêu thức để phân biệt các loại mái lợp nhà thông dụng hiện nay, đó là phân biệt theo hình dáng, theo kết cấu và vật liệu sử dụng
Các loại mái lợp nhà- Phân loại theo hình dáng
Khi nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng tăng cao, người ta, không đơn giản chỉ quan tâm tới chất lượng, cấu tạo, công năng đơn thuần của khối mái mà còn đặc biệt chú ý tới hình dáng mái. Dáng mái và ngôi nhà phải đạt được sự đồng nhất, hài hòa về thẩm mỹ, cân đối về tỷ lệ, chắc chắn và công năng sử dụng. Hình dáng mái vì thế mà trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để phân loại các loại mái lợp nhà được sử dụng thông dụng trong các công trình nhà ở dân dụng.
ANG sở hữu bộ sưu tập các loại mái biệt thự 3 tầng đa dạng đáp ứng được mọi nhu cầu của chủ đầu tư
Nhà mái dốc
Hình ảnh ngôi nhà mái dốc từ lâu đã đi vào tâm trí người Việt như nét đẹp văn hóa truyền thống. Song song với sự phát triển, hội nhập của nhiều trường phái kiến trúc từ phong cách cổ điển, tân cổ điển đến xu hướng hiện đại, nhà mái dốc truyền thống vẫn chiếm được cảm tình của nhiều chủ đầu tư.
Trong các loại mái lợp nhà, thiết kế nhà mái dốc đã trở thành kiểu mái kinh điển, được đánh giá cao cả về công năng, phong thủy lẫn thẩm mỹ.
Bản thân nhà mái dốc, cũng trải qua câu chuyện “cách tân” của nó. Nếu như trước đây, trong các ngôi nhà 3 gian, 5 gian truyền thống, mái dốc chỉ có dạng 2 mái hoặc 4 mái xuôi chiều cân đối thì hiện nay, tạo hình cho khối mái đã có nhiều sự cách tân độc đáo mang giá trị sáng tạo nghệ thuật cao.
Xem thêm: nha 3 tang mai ngoi
Kiến trúc là một nét văn hóa. Văn hóa là yếu tố động. Từ kiểu mái dốc truyền thống đơn giản, đến nay, với những ý tưởng sáng tạo và sự phá cách độc đáo, khối mái trở nên lạ mắt và giàu giá trị tạo hình, biểu đạt hơn.
Nhà mái bằng
Nhà mái bằng được du nhập và sử dụng rộng rãi ở nước ta đi kèm với trào lưu kiến trúc phương tây. Đặc điểm của kiểu nhà biệt thự mái bằng là một khối mái liền phủ toàn bộ ngôi nhà. Mái bằng ngày càng khẳng định được vị trí của nó trong kiến trúc dân dụng cùng với phong cách thiết kế hiện đại.
So với kiểu mái dốc kinh điển, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, mái bằng cũng bộc lộ một vài khuyết điểm trong quá trình sử dụng. Tất nhiên các khuyết điểm đều có giải pháp xử lý và gia chủ cần lưu ý điều này trong khi thiết kế, thi công.
Về ưu điểm, mái bằng cùng với phong cách kiến trúc hiện đại đề cao tính đơn giản. Mái tuy không được tạo hình, tạo khối đặc biệt nhưng trên hết lại thể hiện được công năng và sự bền vững của mình trong quá trình sử dụng. Mái bằng chủ yếu được đổ sàn bê tông cốt thép, khả năng chịu tải tốt, bề mặt mái phẳng có thể tận dụng làm sân thượng, sân phơi hay không gian lắp đặt các thiết bị khác như bồn nước, dàn năng lượng mặt trời,…
Ngoài ra, kiểu mái bằng còn phù hợp với những gia đình có nhu cầu công năng bỏ ngỏ, dự định sẽ cơi nới không gian về sau này.
Trong bộ sưu tập các loại mái lợp nhà, tất nhiên kiểu mái nào cũng có những ưu, nhược điểm riêng, sẽ tùy vào nhu cầu, sở thích của gia chủ mà được sử dụng sao cho hợp lý. Đối với kiểu mái bằng, một vài nhược điểm có thể kể tới như tạo hình nhiều khi đơn điệu, không làm nổi bật được khối mái.
Nếu xây mái bằng gia chủ hoàn toàn có thể đóng trần thạch cao trang trí, tuy nhiên, mặc dù khả năng chống dột tốt nhưng bê tông nếu không được xử lý cẩn thận sẽ dễ bị thấm nước, gây ra các vệt ố vàng trên trần nhà, ảnh hưởng đến mỹ quan.
Quy trình thi công mái bằng tương đối phức tạp và tốn thời gian, sử dụng nhiều lớp vật liệu chắc chắn: bê tông cốt thép, gạch lót bên trên sàn mái, lớp hồ dầu quét chống thấm. Điều này chính là con dao 2 lưỡi, tạo áp lực bí bức cho mái, tốc độ tỏa nhiệt chậm, đặc biệt vào ngày mùa hè, gây nóng bức cho không gian phía dưới.
Toàn bộ khối mái bằng tương đối nặng, ảnh hưởng tới kết cấu nhà đặc biệt là các ngôi nhà cao tầng. Khối mái liền không có khả năng tháo dỡ, di chuyền, sửa chữa cũng khó khăn hơn.
Xem thêm: Biệt thự 3 tầng mái thái hiện đại
Mái bằng- đặc trưng của các ngôi biệt thự hiện đại. Trong các loại mái lợp nhà thông dụng hiện nay có lẽ hiếm có kiểu kiến trúc mái nào mang tới cảm giác đơn giản mà an toàn như thiết kế mái bằng. Cùng tham khảo các mẫu biệt thự mái bằng của ANG.
Nhà mái lệch
Mới xuất hiện thời gian gần đây, kiểu nhà mái lệch vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Về bản chất, mái lệch là sự cách tân và biến tướng của mái dốc về hình dáng nhưng lại sở hữu kết cấu giống mái bằng. Sự chênh lệch về độ dốc và vị trí của 2 bên khối mái tạo hiệu ứng lệch tầng lạ mắt.
Trong các loại mái lợp nhà, nhà mái lệch có thể sẽ không phải là sự lựa chọn ưu tiên của những gia chủ yêu thích tính cân xứng. Tuy nhiên, mái lệch sẽ là một gợi ý hay ho cho các ngôi nhà đang tìm kiếm sự phá cách và dấu ấn cho kiến trúc hiện đại của mình.
Nhà mái lệch thể hiện ưu điểm về tính thẩm mỹ. Độ nghiêng của mái và kết cấu bê tông chắc chắn, kết hợp công năng sử dụng ưu việt của cả mái bằng và mái dốc. Chi phí để ngôi nhà có thể sở hữu kiểu mái lệch thường không cao như đổ mái bằng hoàn toàn hay thi công mái thái (phương án đổ mái bằng, đổ mái dốc dán ngói và phương án đổ mái bằng, gác vỉ kèo lợp ngói).
Nhà mái mansard
Mái mansard- trong số các loại mái lợp nhà- có lẽ là kiểu mái độc đáo nhất, “quý tộc” nhất. Mansard là kiểu mái đặc trưng của kiến trúc lâu đài cổ điển. Cả về thiết kế lẫn thi công đều yêu cầu kĩ thuật cao.
Với cấu tạo hình dáng và chất liệu sử dụng, mái mansard cho phép người chủ gia đình tận dụng toàn bộ không gian tầng mái để sử dụng. Có phần phức tạp hơn về kết cấu cũng như cách trang trí phào chỉ, kiểu mái này mang lại sự bề thế, hoành tráng và vô cùng sang trọng cho ngôi biệt thự mang phong cách cổ điển châu âu.
Với những đặc điểm riêng biệt trên, mái mansard không được ứng dụng phổ biến trong kiến trúc xây dựng dân dụng. Hiện nay, người ta có thể bắt gặp kiểu mái này trong các công trình được xây dựng từ thời pháp thuộc hay trong các mẫu biệt thự 3 tầng phong cách cổ điển lâu đài với mức đầu tư kinh phí lớn.
Mái mansard- mẫu mái đặc trưng của phong cách cổ điển châu âu. Trong các loại mái lợp nhà, có lẽ đây là kiểu mái mang tới vẻ quý tộc và toát lên sự cao sang, quyền quý nhất cho ngôi nhà. (Hình ảnh: Mái mansard cho biệt thự 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng trong thiết kế nhà đẹp ANG)
Các loại mái lợp nhà- Phân loại theo kết cấu
Kết cấu mái nhà bao gồm 2 bộ phận chính là kết cấu bao che và kết cấu chịu lực.
Kết cấu chịu lực: Mái nhà cần phải chịu được tác động của trọng tải tĩnh (tải trọng của bản thân phần mái, của lớp lợp, của kết cấu đỡ lớp lợp) và tải trọng động (các yếu tố tác động từ điều kiện thời tiết như sức gió, mưa, bão, tuyết,…)
Kết cấu bao che: Yêu cầu với chính là khả năng chống thấm dột, che mưa, che nắng, cách âm, giữ nhiệt, bảo vệ không gian sinh hoạt khỏi tác động của thời tiết.
Dựa vào cấu tạo của các phần kết cấu và phương án thi công, người ta cũng có thể phân chia các loại mái lợp nhà thành 3 kiểu sau:
Các loại mái lợp nhà thông dụng ở Việt Nam- phân loại theo kết cấu
Mái bê tông cốt thép
Mái bê tông cốt thép có thể được thi công toàn khối, lắp ghép hoặc nửa lắp ghép. Mái phải đảm bảo yêu cầu cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng do đó cấu tạo các lớp mái khác với lớp sàn.
Kết cấu mái bê tông cốt thép có thể được phân nhỏ theo hình dạng là mái phẳng (mái bằng toàn khối-một dạng kết cấu sàn phẳng) và mái vỏ mỏng không gian.
Cấu tạo cốt thép tùy thuộc vào diện tích mái, các kỹ sư sẽ tính toán khối lượng công việc và khối lượng thép cũng như lượng vật liệu xây dựng cần thiết trong khi lập dự toán biệt thự 3 tầng.
Hình ảnh thi công mái thái đổ bê tông cốt thép
Mái khung giàn tre-gỗ
Mái khung thường được sử dụng trong các thiết kế khu du lịch sinh thái, nhà hàng mang phong cách truyền thống mang lại cảm giác ấm cúng và mát mẻ trong quá trình nghỉ dưỡng.
Vật liệu thường được lựa chọn sử dụng với kiểu kết cấu mái này là tre, gỗ tạo cảm giác dân gian, truyền thống. Đối với các công trình nhà ở thì kiểu mái này lại không được sử dụng thường xuyên bởi độ bền chắc của mái không cao, khả năng chịu tải kém. Đối với các loại giàn gỗ, mặc dù độ bền có thể lên tới cả trăm năm nhưng với điều kiện loại gỗ sử dụng phải là gỗ quý, gỗ tốt với chi phí thi công vô cùng đắt đỏ.
Nhược điểm của kết cấu mái này ngoài chi phí thi công cao do nguồn gỗ khan hiếm. Gỗ bình thường dễ bị mối mọt, cong vênh co ngót và võng theo thời gian sử dụng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ thất thường. Chất liệu gỗ hay tre đều dễ bắt lửa, nguy cơ cháy lan trong các vụ hỏa hoạn.
Xem thêm: Kiến trúc nhà mái đẹp
Mái giàn thép không gian
Mái giàn thép không gian là hệ kết cấu giàn mà các phần tử kết cấu của nó chịu lực theo nhiều chiều trong không gian. Mái giàn thép không gian đang ngày càng được ứng dụng nhiều ở Việt Nam và dần khẳng định được tính ưu việt của nó trong xây dựng.
Hình thức không gian đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ, tạo hình phong phú.
Cấu trúc giàn thép an toàn và ổn định bởi sự liên kết chặt chẽ giữa các phần tử theo mô hình kết cấu phân tử hóa học của natri và cacbon.
Khả năng vượt khẩu độ lớn, ứng dụng được với cả các công trình quy mô lớn như nhà hát, sân bay, sân vân động, trung tâm thương mại,…
Tận dụng được tối đa khả năng làm việc của vật liệu (vật liệu được sử dụng phổ biến là thép) tạo độ vững chắc cho công trình.
Tính năng gia công chế tạo theo điều kiện công xưởng hóa cao. Dễ dàng thi công, lắp đặt, di chuyển, tiết kiệm thời gian, vật liệu và chi phí tối đa.
Tải trọng nhẹ, giảm áp lực cho thân nhà
Kiểu kết cấu mái giàn không gian mặc có tính hiện đại nhất trong các loại mái lợp nhà và vẫn đang trên con đường khẳng định vị trí của mình. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, kết cấu mái này còn tồn tại một vài nhược điểm như:
Thiết kế, lắp ráp đòi hỏi độ chính xác cao, càng các công trình phức tạp thì yêu cầu lắp ráp cũng phức tạp,.
Tính tạo khối kiến trúc không cao, sau khi sử dụng giàn mái, muốn tăng tính thẩm mỹ nên đổ viền xung quanh tại kiến trúc và sự hoàn thiện cao nhất cho ngôi nhà.
Hình ảnh thi công mái giàn thép
Có nhiều tiêu chí để phân chia các loại mái lợp nhà thành nhiều loại. Gia chủ hoàn toàn có thể dựa vào những tiêu chí này để lựa chọn loại mái phù hợp cho ngôi nhà của gia đình mình về cả thẩm mỹ, công năng và hiệu quả kinh tế. Việc chọn đúng kiểu mái phù hợp không những mang lại vẻ đẹp hoàn thiện cho công trình mà còn giúp ích rất nhiều về mặt công năng sử dụng về lâu về dài, tránh mất thời gian và chi phí phải tu sửa nhiều lần.
Xem thêm: Biệt thự 3 tầng 2 mặt tiền