Nếu như trước đây, trong các ngôi nhà 3 gian, 5 gian truyền thống, vật liệu được lựa chọn sử dụng cho mái nhà đơn giản chỉ là khung gỗ và ngói đỏ lợp thì ngày nay với sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng, các chủ đầu tư có được sự chọn lựa đa dạng hơn. Sự đa dạng này chính là tiền đề cho việc phân loại các loại mái lợp nhà theo vật liệu lợp.
Xem thêm: nha biet thu 3 tang 2 mat tien
Phân loại mái nhà theo các loại vật liệu lợp mái nhà
Sự phát triển của ngành xây dựng dân dụng đi liền với sự đa dạng hóa của các loại vật liệu lợp mái nhà. Các loại mái lợp nhà được phân loại theo vật liệu sử dụng với những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Không có loại vật liệu cũng như loại mái nào là hoàn hảo nhất- chỉ có kiểu mái phù hợp nhât với nhu cầu công năng, yêu cầu thẩm mỹ và kinh tế của chủ đầu tư.
Các loại vật liệu lợp mái nhà- Nhà mái ngói
Hình ảnh mái dốc kinh điển trong các mẫu thiết kế nhà ở ngày càng được trau chuốt hơn bởi sự xuất hiện của nhiều loại ngói với màu sắc và hình dáng đa dạng. Nếu như trước đây nhà mái ngói đơn thuần chỉ là mái ngói đỏ đất nung thì hiện nay trên thị trường ngói lợp có rất nhiều loại khác nhau, áp dụng các dây chuyền, công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu khác nhau. Có thể kể ra một vài loại ngói tiêu biểu như ngói đất nung, ngói đất nung tráng men, ngói xi măng, ngói không nung, ngói màu thái lan, ngói ardoise, ngói composite,…
Không chỉ đa dạng về công nghệ sản xuất và tính năng, ngói lợp hiện nay còn sở hữu bộ sưu tập màu sắc phong phú góp phần hoàn thiện tấm áo ngoại thất nội bật cho căn nhà.
Các dòng sản phẩm về ngói cũng đánh dấu sự phát triển ngoài ngói lợp mái thông thường còn có bộ phụ kiện kèm theo như ngói nóc, ngói rìa, ngói chạc, ngói trang trí,ngói âm, ngói dương, ngói vảy cá, vảy rồng, ngói mũi hài đơn, hài kép,…
Trong các loại vật liệu lợp mái nhà, chất liệu ngói thường được sử dụng cho mái dốc, sự kết hợp hoàn hào này đã tăng thêm phần công năng, thẩm mỹ cho hệ mái. Để thi công mái ngói dốc gia chủ có thể lựa chọn một trong 3 phương án phổ biến sau đây:
- Đổ mái bằng, đổ mái dốc dán ngói
- Đổ mái bằng, gác vỉ kèo lợp ngói
- Trực tiếp gác vỉ kèo lợp ngói
Với phương án đầu tiên, vật liệu được kết hợp sử dụng cùng là bê tông cốt thép. 2 phương án còn lại, hệ vỉ kèo có thể bằng gỗ hoặc bằng thép (chất liệu thép đang được ứng dụng ngày càng rộng hơn vì chi phí thấp và thi công dễ dàng). Nếu dùng hệ thép thì ưu tiên thép mạ sẽ không bị rỉ như thép hộp, thời gian sử dụng được lâu hơn.
Mái ngói nung có tỷ lệ các viên ngói giòn, dễ nứt vỡ, trong quá trình thi công cần lựa chọn cẩn thận. Thi công xong hạn chế đi lại trên mái dễ gây các vết nứt ngấm nước dẫn đến thấm dột.
Hình ảnh thi công thực tế nhà mái ngói theo mẫu thiết kế của Angcovat
Các loại vật liệu lợp mái nhà- Nhà mái bê tông cốt thép
Các công trình bê tông cốt thép mọc lên đánh dấu sự phát triển của kiến trúc hiện đại. Tương tự như kiểu kết cấu mái bê tông cốt thép đã được nói tới ở trên, chất liệu mái bê tông cũng mang những nét ưu nhược điểm đặc trưng về độ bền, sức nặng và khả năng chống thấm, thời gian thi công và tính ứng dụng.
Ngoài mái bê tông cốt thép dạng bằng, mái bê tông dán ngói cũng là một sự lựa chọn cho gia chủ, vừa đảm bảo công năng bền vững, vừa mang giá trị thẩm mỹ kiến trúc cao. Biện pháp thi công của mái bê tông dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên.
Trong các loại vật liệu lợp mái nhà, nếu gia chủ quyết định lựa chọn đổ mái bê tông cốt thép thì trong quá trình thi công cần lưu ý tới công tác chống thấm cho mái. Quy trình chống thấm cho một mái bê tông cần 5 bước sau: chọn thành phần bê tông cho mái, thực hiện các giải pháp kỹ thuật thi công (đầm lại bê tông, gia cường bề mặt, bảo dưỡng ẩm bê tông), đặt khe co giãn nhiệt ẩm, đặt ống thoát nước mưa cho mái và cuối cùng là chống nóng cho mái.
Trong những năm gần đây, chất liệu bê tông siêu nhẹ được ứng dụng khá nhiều vào thi công mái. So với loại bê tông thông thường thì chất liệu hiện đại này có trọng lượng nhỏ hơn rất nhiều được chế tạo từ cong nghệ bê tông dư ứng lực bán lắp ghép với thành phần cốt liệu chính là đá, xi măng và nước. Vì đá là thành phần cốt liệu nên kích thước đá sử dụng quyết định trực tiếp tới độ mịn của bê tông siêu nhẹ. Cũng như các loại bê tông khác, để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bê tông cốt liệu đá phải đạt trạng thái bão hòa khi đúc.
Xem thêm: Thiết kế biệt thự 3 tầng
Nhà mái bê tông cốt thép được sử dụng nhiều trong các mẫu nhà mái bằng hiện đại- hình ảnh thi công thực tế theo mẫu thiết kế của ANG
Các loại vật liệu lợp mái nhà- Nhà mái tôn
Trong các loại vật liệu lợp mái nhà, mái tôn là phương pháp lợp mái có chi phí rẻ và thời gian thi công nhanh nhất trong số các loại mái lợp nhà phổ biến hiện nay.
Với màu sắc tươi tắn và độ phẳng của tấm lợp, mái tôn mang vẻ ngoài giống mái ngói tới 80%-90% nhưng nếu so về chất liệu và tuổi thọ sử dụng thì không bằng các loại ngói thật. Mái tôn có khả năng chống nóng vừa phải, ưu điểm là chống ngấm, chống thấm dột, chống ẩm mốc, chống cháy. Tuy nhiên nếu gặp mưa bão lớn các tấm tôn dễ bị lật, bị tốc, lại gây tiếng ồn lớn, dễ bị tác động, bóp méo.
Hiện nay các dòng sản phẩm về tấm lợp tôn trên thị trường cũng khá đa dạng với nhiều màu sắc tươi sáng, hình dạng phong phú như sóng vuông, sóng tròn, giả ngói,… Để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong xây dựng dân dụng, nhiều dòng sản phẩm tôn cũng được ra đời như tôn lạnh (có khả năng kháng nhiệt, chống nóng), tôn cách nhiệt (hay còn gọi là tôn mát), tôn mạ kẽm. Mái tôn thường được ưu tiên sử dụng để lợp mái nhà kho, nhà xưởng,…
Trong các loại vật liệu lợp mái nhà, nhà mái tôn được sử dụng khá phổ biến vì tính tiện lợi và chi phí rẻ của nó. Hiện nay trên thị trường ra đời loại tôn giả ngói đảm bảo mức thẩm mỹ cao, 80% giống mái ngói lợp phục vụ được thị hiếu người tiêu dùng
Các loại vật liệu lợp mái nhà- Nhà mái kính
Chất liệu kính là biểu tượng của kiến trúc hiện đại, các tòa nhà lớn, các khu văn phòng, trung tâm thương mại đều sử dụng chất liệu này trong xây dựng, tạo nên ấn tượng sang trọng và sự nổi bật. Ở các ngôi nhà phố phân lô, nhà liền kề hay thậm chí các ngôi nhà tọa lạc trên mảnh đất rộng việc áp dụng cửa kính, mái nhà kính là giải pháp tối ưu giúp hấp thụ ánh sáng tự nhiên và điều hòa không khí, tạo sự thoáng đãng và độ mở tối đa cho không gian sinh hoạt.
Trong các công trình nhà ở, mái kính thường được sử dụng cho các khoảng không gian như mái sảnh, mái tum, mái giếng trời,…Điều này xuất phát từ ưu điểm hấp thụ ánh sáng của mái kính trong các loại vật liệu lợp mái nhà.
Về cấu tạo, mái che kính cường lực hay kính dán an toàn sẽ được lắp đặt trên các hệ khung sắt, khung nhôm hay khung inox. Hệ khung được gia cố cẩn thận, sử dụng keo kết cấu rất an toàn hoặc kết hợp với các phụ kiện khác như spider đảm bảo tính chịu lực tốt, độ bền cao.
Xem thêm: Biet thu 3 tang tan co dien
Nhà mái kính là giải pháp giúp tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên tối đa. Tuy nhiên để đảm bảo tính riêng tư và các công năng che chắn, bảo vệ khác mái kính thường được sử dụng tại các khu vực cần lấy sáng như giếng trời, sảnh hay ban công.
Các loại vật liệu lợp mái nhà- Nhà mái tấm nhựa trong suốt
Tương tự mái nhà bằng kính, mái lợp tấm nhựa trong suốt cũng cho khả năng đóng sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng sử dụng. Có nhiều loại tấm nhựa hiện nay trên thị trường như tấm nhựa lấy sáng composite, tấm nhựa thông minh polycarbonate. Sản phẩm tấm nhựa hoàn toàn có thể dùng thay cho mái kính ở các bộ phận giếng trời, mái tum, mái sảnh, mái hiên, nhà để xe với mức chi phí rẻ hơn và gia công nhanh, dễ dàng thay thế.
Các loại vật liệu lợp mái nhà- Nhà mái tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái là một ứng dụng mới, có lẽ vì vậy chưa được nhiều người biết đến như một vài chất liệu thi công các loại mái lợp nhà khác. Rấm lợp sinh thái là sản phẩm lợp mái đa dụng giả ngói được sản xuất từ nguyên liệu tái sinh thân thiện với môi trường, có trọng lượng siêu nhẹ, thiết kế kiểu dáng dạng sóng và màu sắc giống ngói cải tiến.
Về ưu điểm, ngoài sự thân thiện với môi trường, mái tấm lợp sinh thái còn có mức chi phí tốt hơn so với ngói thường. Tính năng nổi bật của chất liệu này là không ồn, không bị oxi hóa bởi axit muối biển, tránh rỉ sét, tuổi thọ sử dụng bền bỉ, khả năng cách âm, cách nhiệt và chống thấm tốt với độ dày lên tới 3,5mm.
Về cấu trúc tấm lợp sinh thái cho mái, cần phải có đầy đủ phụ kiện ngói lợp sinh thái, tấm úp nóc chuyên dụng, tấm diềm mái sinh thái, đinh vít thi công chuyên dụng, tấm mũ đa dụng siêu nhẹ.
Nhìn bề ngoài trong các loại vật liệu lợp mái nhà, nhà mái tấm lợp sinh thái không quá khác biệt so với mái tôn tuy nhiên vật liệu xanh, hướng đến bảo vệ môi trường chính là xu hướng tất yếu của tương lai trong xây dựng
Các loại vật liệu lợp mái nhà vô cùng đa dạng và phong phú mang đến nhiều sự lựa chọn cho chủ đầu tư, Gia chủ nên cân nhắc tới nhu cầu sử dụng của mình cũng như tính thẩm mỹ của công trình và khả năng kinh tế để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất.
Tham khảo: các loại mái lợp nhà