Trong bài viết ngày hôm nay angcovat xin chia sẻ tới các bạn những kinh nghiệm thi công trong cách thi công móng bè nhà 1 tầng đơn giản. Móng bè được xem là một loại móng phức tạp và tốn kém nhất trong các loại móng nhà thông dụng bởi nó là loại móng mềm và chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Móng bè thích hợp với các công trình xây dựng trên nền đất yếu, sức chịu nén kém. Móng bè thường được thiết kế cho công trình có tầng hầm, gara, nhà kho, bể chứa nước, hồ bơi,...
Được xem là một loại móng nông, thường được dùng ở nơi có nền đấy yếu, sức kháng nén yếu dù không có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của các công trình. Các bạn có thể thấy chúng được loại móng này ở một số công trình như tầng hầm của các ngôi nhà, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch, lún không đều.
Cấu tạo của móng bè
Chúng ta thường gọi bè hay đài cọc bê tông biệt thự mini 1 tầng. Với nhiệm vụ liên kết và phân phối tải trọng từ chân kết cấu cho các cọc, đồng thời chuyển một phần tải trọng xuống đất nền tại vị trí tiếp xúc giữa đáy bè và đất nền.
Hình dạng của móng bè
- Bản phẳng:
- chiều dày của bản được chọn e = (1/6)l
- Với khoảng cách giữa các cột l < 9m
- Tải trọng khoảng 1.000 tấn/cột.
- Bản vòm ngược
- Sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn.
- Đối với các công trình không lớn, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây.
- Bê tông với e = (0,03 l + 0,30)m
- Độ võng của vòm f = 1/7 l ~ 1/10 l.
- Kiểu có sườn
- Chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10)
- Với khoảng cách giữa cột l > 9m
- Hình thức cấu tạo theo 2 cách:
a) Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gia tăng)
b) Sườn nằm trên bản.
- Kiểu hộp
- Loại móng bè có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó
- Có độ cứng lớn nhất và trọng lượng nhẹ
- Tuy nhiên, có nhược điểm là phải dùng nhiều thép và thi công phức tạp
- Giải pháp móng áp dụng cho nhà nhiều tầng
- Nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều (lún lệch)
Cấu tạo:
Móng bè bao gồm 4 dạng cơ bản:
- Dạng bản phẳng
- Dạng bản vòm ngược
- Dạng có sườn
- Dạng hộp
Đặc điểm bản móng:
- Bản móng bè dày từ 0,5m đến 2m
- Thép chịu lực được thiết kế bố trí cả 2 lớp, được giữ cố định bởi các giá đỡ.
QUY TRÌNH THI CÔNG
1. Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị thi công là giai đoạn đầu tiên khi tiến hành thi công nhà cấp 4 nhỏ xinh, đòi hỏi nhà thầu cần chuẩn bị một cách chu đáo toàn bộ công tác ban đầu.
- Đơn vị thi công
- Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Giải phóng mặt bằng
- San lấp mặt bằng
- Chuẩn bị nguyên vật liệu, các loại máy móc thiết bị thi công
2. Đào đất hố móng
Xác định diện tích thi công theo bản vẽ công trình nhà cấp 4 mái ngói. Trên diện tích đất thi công đã được giải phóng và san lấp mặt bằng, nhà thầu tiến hành công tác đào hố móng thi công. Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất mà bản vẽ quy định.
3. Xây tường móng
4. Đổ bê tông giằng
Bê tông được trộn theo đúng tiêu chuẩn về liều lượng từng thành phần cũng như được tiến hành đúng quy định về cách nhào trộn và chất lượng bê tông đảm bảo chất lượng công trình biệt thự mái bằng 1 tầng.
Chất lượng của bê tông móng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của móng và cả công trình. Đổ bê tông vào móng cũng cần thực hiện theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Với móng bè, bê tông được đổ theo lớp, mỗi lớp dày từ 20cm đến 30cm. Để đảm bảo sự liên kết giữa các lớp bê tông, lớp trên phải đổ chồng lên lớp dưới khi lớp dưới bắt đầu đông kết.
5. Nghiệm thu và bảo dưỡng móng bê tông
Sau khi đổ bê tông móng bè, móng bê tông cần được bảo dưỡng trước những tác động khí hậu của môi trường tự nhiên. Móng bê tông cần được giữ ẩm, được tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc và đủ ngày tuổi công ra bê tông thành phẩm.
Ưu điểm khi thi công móng bè bê tông
So với các loại móng khác thì loại móng này có nhiều ưu điểm hơn
- Khi chịu lực tải trọng lớn, độ cứng lớn
- Không gian tự do thông thoáng thuận lợi cho việc bố trí tầng hầm
- Liên kết giữa bè và kết cấu chịu lực bên trên như vách
- Cột có độ cứng lớn phù hợp sơ đồ làm việc của công trình
- Các công trình cao tầng của nước ngoài thường sử dụng giải pháp móng bè cọc
- Chủ yếu là móng bè trên cọc nhồi và cọc barrette.
- Chiều cao bè móng thường > 2m
Lưu ý khi thi công móng bè bê tông
Khi thi công móng bè các bạn cần lưu ý là để điều chỉnh lún không đều có thể làm bè với chiều dày thay đổi. Các cọc làm nhiệm vụ truyền tải trọng xuống nền đất dưới chân cọc thông qua sức kháng mũi và vào nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên.
Có thể bố trí cọc trong đài thành nhóm hay riêng rẽ. Bố trí theo đường lối hay bố trí bất kỳ tuỳ thuộc vào mục đích của người thiết kế, nhằm điều chỉnh lún không đều, giảm áp lực lên nền ở đáy bè hay giảm nội lực trong bè.
Một số sai lầm khi thiết kế thi công móng bè
Các quan điểm thiết kế Tại móng bè ở nước ta thường coi toàn bộ tải trọng công trình do các cọc tiếp nhận. Đóng góp của đài cọc thường bị bỏ qua, kể cả khi đáy đài tiếp xúc với đất nền. Đây là quan điểm thiết kế rất thiên về an toàn, vì thực tế đài có truyền một phần tải trọng xuống đất nền.
Quan điểm trên có thể áp dụng khi thiết kế những nhóm cọc nhỏ, có kích thước đáy đài không đáng kể so với chiều dài cọc. Vì khi ấy vùng ứng suất tăng thêm trong nền do áp lực đáy đài gây ra nhỏ, ít ảnh hưởng đến sự làm việc của các cọc.
Tuy nhiên, nếu bỏ qua sự làm việc của bè khi thiết kế móng bè – cọc (có kích thước đáy đài đáng kể so với chiều dài cọc) sẽ dẫn đến sự mô tả không đúng sự phân phối tải trọng lên các cọc và độ lún của móng. Bên cạnh cách thi công móng bè này bạn có thể tham khảo thêm quy trình đào móng nhà ở của chúng tôi tại đây
Liên hệ để được tư vấn tốt nhất Hotline: 0988 030 680