Khi xây nhà, chủ đầu tư cần chuẩn bị rất nhiều, từ lên ý tưởng, thiết kế ngoại thất, cho đến chuẩn bị vật tư xây dựng và quản lý toàn bộ quy trình xây dựng, mọi giai đoạn trong quy trình xây nhà đều cần chủ đầu tư phải bận tâm. Việc đào móng làm nhà được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm, hầu hết đều được thực hiện dựa trên kinh nghiệm xây nhà biệt thự mini 1 tầng của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Tuy nhiên, vẫn cần những yêu cầu kỹ thuật cơ bản về quy trình xây dựng được thực hiện đầy đủ và hoàn thiện. Mời bạn tham khảo những bước cơ bản trong quy trình đào móng nhà như sau:
Bước 1. Hướng dẫn quy trình đào móng nhà- Động Thổ.
Hình ảnh: Bày biện bàn cúng
Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà biệt thự nhỏ xinh nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thủy, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. …) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục…..) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) và xin được làm nhà trên mảnh đất đó.
Ý nghĩa của ngày động thổ được hiểu là việc cúng bái, trình báo với thổ địa nơi mảnh đất mình xây dựng công trình về việc sắp thi công, để công trình xây dựng được hoàn thiện và suôn sẻ. Thông thường, ở những công trình lớn thì việc làm lễ động thổ thường diễn ra rất trang trọng, còn đối với nhà dân thông thường thì việc làm lễ động thổ đơn giản hơn như: một mâm cơm, đĩa trái cây, hoặc những vật phẩm cúng tế như heo, gà, bò...
Dựa theo quan điểm truyền thống và những kinh nghiệm xây nhà thì quy trình, cách thức thực hiện lễ động thổ bao gồm như sau:
Một là: Chọn ngày giờ tháng tốt
Hai là: Chuẩn bị các vật phẩm quan trọng cho lễ cúng
Để sắm đồ lễ động thổ, chủ đầu tư cần chú ý đến một số chú ý sau:
- Một bộ tam sinh ( thường là một miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
- Một con gà
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
- Một đĩa muối
- Một bát gạo, một bát nước
- Nửa lít rượu trắng
- Bao thuốc, lạng chè
- Một đỉnh vàng hoa
- Năm lễ vàng tiền
- Một đĩa muối
- 5 loại trái cây
....
Một số địa phương có tục cúng lễ khác nhau nên chủ nhà có thể linh hoạt trong cách sắm cỗ, ngoài ra còn những vật cúng khác, thể hiện được sự thành tâm của chủ nhà.
Ba là: Tiến hành các nghi lễ
Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn.
Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hoá tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng.
Bốn là: Văn khấn cúng lễ động thổ
Hình ảnh: Làm lễ động thổ.
Bước 2: Hướng dẫn quy trình đào móng nhà.
1. Giải phóng mặt bằng
Hình ảnh: Giải phóng mặt bằng
Công tác giải phóng mặt bằng mang tính chất quyết định đến tiến độ công trình, là khâu đầu tiên trong công tác thi công biệt thự 1 tầng mái ngói.
Giải phóng mặt bằng bao gồm việc: phá hủy các công trình cũ, chi chuyển và tạo mặt bằng để chuẩn bị thi công.
2. Bố trí máy móc, điện nước, thiết bị vật tư và nhân lực cho quá trình thi công.
Thông thường, khi bạn thuê đơn vị thi công xây dựng bên ngoài hoặc sử dụng dịch vụ thi công nhà trọn gói của các công ty thiết kế kiến trúc- xây dựng thì máy móc, các thiết bị vật tư, nhân công sẽ được bên thi công chịu trách nhiệm và bảo đảm cho bạn về mặt chất lượng dịch vụ.
Bạn cần bố trí và chuẩn bị các đường điện, nước cung cấp cho đơn vị thi công đảm bảo trong quá trình đào móng nhà cũng như toàn bộ quy trình xây dựng nhà nhà cấp 4 có gác lửng sau này.
3. Định vị công trình và giác móng nhà.
- Định vị công trình dựa vào hồ sơ thiết kế, căn cứ vào công trình cũ đã xây dựng.
- Sử dụng máy móc hay phương pháp thủ công để giác móng nhà.
Hình ảnh: Định vị công trình.
Về chi tiết cách giác móng nhà trong xây dựng, bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết: Cách giác móng nhà biệt thự mái bằng 1 tầng
Sau khi định vị công trình, xác định khối lượng, chiều sâu móng đào sử dụng máy móc và nhân lực tiến hành đào hố móng
Hình ảnh: Đào móng bằng máy.
Hình ảnh: Sửa hố móng bằng thủ công
Hình ảnh: Vận chuyển đất ra khỏi công trường.
Nếu khối lượng đào đất lớn chọn giải pháp đào đất bằng máy kết hợp với sửa thủ công. Đất đào 1 phần được vận chuyển ra khỏi công trường đổ về bãi thải, một phần để lại xung quanh hố móng và các khu đất chưa khởi công để sau này lấp đất hố móng, tôn nền.
Như vậy, với những lưu ý nêu trên, chúng tôi hy vọng rằng, quy trình đào móng xây nhà của bạn có thể diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp để sở hữu những mẫu biệt thự đẹp nhất cho gia đình mình. Bên cạnh đó bạn còn có thể tìm hiểu móng cọc khoan nhồi là gì tại đây
Liên hệ để được tư vấn thiết kế nhà ở và sở hữu những mẫu thiết kế nhà đẹp tại:
Hotline: 0988 030 680