Giữa vùng sa mạc hoang vu, các kim tự tháp Ai Cập cổ đại được dựng lên, sừng sững và đồ sộ, như những người khổng lồ canh giữ cho thành Cairo. Băng qua cỗ máy thời gian và sự thay đổi của vạn vật tạo hóa, chúng vẫn ở đó, khoác lên mình bức màn bí ẩn mang tên nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập.
Làm thế nào để những lăng mộ bằng đá tảng này được xây cao đến hơn 100m và chính xác đến từng cm?
Tại sao một dân tộc lại cống hiến hết mình cho nơi yên nghỉ ở thế giới bên kia như vậy?
Ai đã vận chuyển hàng tỉ tấn đá và làm cách nào đưa chúng lên độ cao?
Làm thế nào để những khối đá kim tự tháp có thể tồn tại vững vàng hàng trăm năm?
Lịch sử nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp và những câu chuyện lịch sử xoay quanh công trình cổ đại này luôn ẩn chứa nhiều điều bí mật, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khảo cổ học hay của các du khách đến với Ai Cập.
Được xây dựng lên từ khoảng 2000 năm trước công nguyên, nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập là một thành tựu xuất sắc của văn minh thế giới loài người. Nó thể hiện trí tuệ nhân loại và sự chế ngự đá của người Ai Cập cổ đại, nhưng mặc nhiên họ không để lại bất cứ một ghi chép hay sổ sách nào về cách kết dựng cũng như lịch sử của các khối công trình vĩ đại này.
Hàng ngàn năm trôi qua, người ta đắp lên kim tự tháp vô số những câu chuyện thần thoại, những phỏng đoán về mục đích sử dụng cũng như nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập.
Xem thêm: Thiết kế nhà cấp 4 tại Hải Phòng
Kim tự tháp Ai Cập là gì
Kim tự tháp là công trình lăng mộ khổng lồ bằng đá ở Ai Cập, có dạng hình chóp. Đây là nơi chôn cất các vị vua pharaoh trong thế giới cổ đại.
Ai Cập cổ đại được biết đến là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử loài người, nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung chủ yếu theo vùng hạ lưu sông Nile.
Tính đến nay, người ta đã phát hiện ra 138 công trình mang nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập. Hầu hết chúng đều đóng vai trò làm lăng mộ cho các Pharaoh và hoàng hậu hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.
Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqquara, phía tây bắc Memphis. Trong đó kim tự tháp Djoser được cho là lâu đời nhất, xây dựng vào khoảng từ năm 2630-2611 trước công nguyên ở Vương triều thứ 3. Kim tự tháp này cũng như phức hợp xung quanh do kĩ sư, bác sĩ, kiến trúc sư Imhotep thiết kế và được xem như là công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Đây cũng là khoảng thời điểm đánh dấu sự ra đời của nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập.
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập- Kim tự tháp lâu đời nhất Djoser
Kim tự tháp Kheops (còn gọi là đại kim tự tháp Gizza) là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Đây cũng là công trình lăng mộ kỳ vĩ nhất được xây lên từ 2,3 triệu khối đá (một số khối đá trong đó nặng tới 50 tấn) với chiều cao lên tới 146,5m khi xây dựng (nhưng bị ăn mòn và bị mất trộm phiến đá trên đỉnh nên chiều cao hiện tại là 138,75m). Mỗi cạnh đáy nguyên thủy dài 231m và chiếm khoảng diện tích xấp xỉ 53.000m2 với góc 51,7 độ- gần đạt mức độ lý tưởng cho một kết cấu kim tự tháp ổn định. Ngày nay mỗi cạnh dài khoảng 230,36m.
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập- Kim tự tháp lớn nhất Kheops
Lịch sử phát triển kim tự tháp Ai Cập
Hình thức mộ táng sớm nhất ở Ai Cập là đào huyệt ở dưới đất, bên trên đắp thành gò đất bằng cát. Về sau huyệt mộ được đào càng ngày càng sâu tạo thành các gian phòng. Công trình khởi đầu này được gọi là lăng mastaba.
Xem thêm: Thiết kế nhà ống dài 20m
Lăng mộ mastaba- hình dáng lăng mộ sơ khai của các pharaoh
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập ra đời sau đó và còn giữ lại đến ngày hôm nay được ghi nhận là do kiến trúc sư Imhotep thiết kế. Các kim tự tháp này được sử dụng để làm lăng mộ cho pharaoh Djoser. Bằng việc xếp chồng các mastaba lên nhau, Imhotep đã tạo ra một công trình đồ sộ, dạng bậc thang, kích thước nhỏ dần từ dưới lên trên, tượng trưng cho một chiếc cầu thang khổng lồ mà linh hồn vị vua pharaoh đã mất dùng để bước lên thiên đường.
Giai đoạn sau, các kim tự tháp được xây dựng với quy mô lớn hơn khẳng định mức độ thống trị cao nhất của chế độ chuyên chế pharaoh. Cũng trong khoảng thời gian này các kim tự tháp lớn nhất và nổi tiếng nhất còn được lưu giữ đến ngày hôm nay được xây dựng.
Theo thời gian, do quyền lực trở nên ít tập trung hơn, khả năng và mong muốn khai thác những tài nguyên để xây dựng trên quy mô lớn cũng giảm đi, và các kim tự tháp cũng bắt đầu có kích thước nhỏ hơn, không được xây cầu kỳ như trước, thậm chí cẩu thả.
Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, người Ai Cập cổ đại không nắm vững nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập ngay từ đầu. Trải qua nhiều năm thử nghiệm, mò mẫm và sai lầm với một thảm họa cận kề khiến họ phát triển từ những công trình gạch bùn đơn giản đến đại kim tự tháp ở Gizza. Từ công trình đầu tiên có dạng hình bậc thang, đánh dấu bước đột phá trong lịch sử xây dựng cho đến 60 năm sau, các kim tự tháp dạng mặt phẳng được dựng lên, là cả bước tiến lớn đầy bí ẩn, thể hiện sự phát triển của trí tuệ cổ đại.
Từ công trình đầu tiên còn mắc sai lầm, 60 năm sau kiến trúc sư Ai Cập cổ đại đã tự tin hơn vào tay nghề của mình với công trình đại kim tự tháp
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập và những bí mật chưa có lời giải
Làm thế nào người Ai Cập dựng lên được cấu trúc siêu khổng lồ này chỉ với công cụ thô sơ, chủ yếu là sức người?
Trắc địa
Bước đầu tiên là trắc địa và vẽ quy hoạch kim tự tháp theo phương hướng chính xác. Họ đã lựa chọn thực địa kĩ càng để đảm bảo rằng tầng đá móng có thể chịu tải trọng của hàng triệu tầng đá tảng phía trên. Các kiến trúc sư cổ đại sau đó đã căn hướng công trình sao cho mỗi mặt của kim tự tháp đều hướng tới một phương chính diện đông, tây, nam, bắc. Để làm được điều này, ngày nay cần phải sử dụng đến sự hỗ trợ của la bàn kĩ thuật số và các thiết bị ngắm laze nhưng trong nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập, họ đã xử lý như nào?
Các chuyên gia cho rằng, họ đã nhìn lên bầu trời và quan vị trí các vì sao mọc và lặn để xác định cực bắc địa lý. Đầu tiên các kiến trúc sư xây một bức tường bán nguyệt có vai trò như đường chân trời phẳng. Trên bức tường họ đánh dấu điểm mọc và điểm lặn của một ngôi sao cụ thể khi nó quay quanh cực bắc trên bầu trời đêm. Một đường thẳng được kẻ chính giữa các điểm này sẽ chỉ tới cực bắc chính diện.
Bằng kĩ thuật thô sơ như vậy, người Ai Cập đã dựng lên công trình kim tự tháp với các hướng căn chính xác đến khó tin, nó chỉ lệch so với cực bắc thật chưa đến 1/20 của 1 độ.
Lớp đá nền kiên cố và bằng phẳng
Tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập, sau khi xác định được cực Bắc, các kiến trúc sư cổ đại kẻ một đường thẳng để tạo thành biên của một mặt kim tự tháp. Tiếp theo lần lượt kẻ các đường thẳng vuông góc là 3 mặt còn lại bằng dây và thước kẻ.
Với phần diện tích đã lập và quy hoạch thực địa, người ta đã tạo nên một tầng đá nền chắc chắn để chịu tải cả kết cấu khổng lồ của hàng nghìn tấn đá phía trên. Nhưng làm thế nào để lớp nền móng này được gia cố đến như vậy chỉ bằng kĩ thuật thô sơ.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập, người cổ đại đã dùng nước để làm cho nền móng kim tự tháp chính xác, bằng phẳng và cân đều. Kiến trúc sư đã tạo nên một đường kẻ rãnh chạy dọc suốt 231m chiều dài của một cạnh kim tự tháp rồi họ đổ nước vào đó giống như chiều dài một ống thủy. Theo dõi đường nước chảy bạn sẽ biết được nền móng đã bằng phẳng và cân đều hay chưa.
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập- tạo nền móng cân bằng và chính xác bằng phương pháp ống thủy
Tạo độ cân nghiêng cho các mặt kim tự tháp
Trong nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập, để kiểm tra được 2,4 tấn đá có cân bằng theo dạng hình chóp hướng đỉnh hay không thì người ta lại sử dụng một công cụ tài tình khác. Khung gỗ chữ A. Góc tạo thành của khung gỗ là 90 độ (góc chữ A). Từ góc đỉnh góc treo một dây rọi. Đặt khung gỗ lên bề mặt phẳng, nếu dây quả rọi trùng với đường kẻ thẳng từ góc chiếu xuống thì bề mặt đó hoàn toàn bằng phẳng.
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập không hoàn thiện ngay từ lúc khởi đầu. Điều này được chứng tỏ qua các công trình theo khoảng thời gian xây dựng ước tính của nó. Nghiên cứu bề mặt góc nghiêng của các kim tự tháp, các nhà khảo cổ cho thấy có sự khác biệt và những bước đột phá về mặt kĩ thuật.
Nếu tăng độ dốc góc nghiêng thì kim tự tháp sẽ cao hơn và nặng hơn, nếu họ làm cho nó quá dốc thì có thể gây ra quá tải cho nền móng. Các kiến trúc sư của Sneferu đã giải quyết trở ngại đó ở góc 55 độ. Ban đầu mọi việc tiến triển tốt nhưng đến giữa quá trình xây dựng, các vết nứt bắt đầu xuất hiện trong các phòng kim tự tháp. Công trình được xây trực tiếp trên bề mặt đất sét có độ xốp, chỉ có các cạnh kim tự tháp là đè lên trên móng đá rắn. Như vậy kim tự tháp được xây trên nền đất sẽ bị lún dưới sức nặng và có nguy cơ bị sụp đổ. Giải pháp tình thế được đưa ra lúc này là gì?
Các kiến trúc sư đã giảm góc nghiêng từ 55 độ xuống còn 43 độ. Điều này đã làm độ cao của kim tự tháp giảm đi 30m, trọng lượng giảm đi hơn 400 nghìn tấn và mang lại độ vững vàng cho kim tự tháp gờ cong vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ.
Xem thêm: Thiet ke biet thu dep
Kim tự tháp cong Sneferu và góc nghiêng 55 độ và 43 độ
Ở các kim tự tháp tiếp theo, kiến trúc sư Sneferu tất nhiên không thể để mắc lỗi với độ dốc như vậy. Họ đã dựng lên kim tự tháp Đỏ ở góc nghiêng 45 độ. Nó có góc nghiêng thấp nhất so với bất kỳ kim tự tháp nào ở Ai Cập và đến giờ vẫn đứng vững. Đó là kim tự tháp có bề mặt chuẩn vẫn đứng vững ở Ai Cập ngày nay và cũng là minh chứng cho bước tiến lớn trong nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập. Kể từ đó các kiến trúc sư của Ai Cập cổ đại tự tin hơn với đại kim tự tháp.
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập- kim tự tháp đỏ với góc nghiêng 45 độ hoàn hảo
Khai thác vật liệu đá
Trong vòng 500 năm thời kì Cổ vương quốc, người Ai Cập cổ đại đã dựng lên được 18 kim tự tháp đồ sộ và mất hàng trăm triệu mét khối đá vôi. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào họ khai thác được khối lượng đá lớn như vậy khi chưa hề thuốc nổ hay búa khoan, thậm chí là công cụ kim loại?
Câu trả lời của các nhà nghiên cứu là dùi gỗ và đục đồng. Để đẽo được các khối đá thô, người thợ phải kê chéo chiếc đục và dùng dùi gõ mạnh, khi đó những lớp đá sẽ bong ra. Kích thước chiếc đục khác nhau tùy thuộc vào bề mặt đá và hình dáng muốn tạo. Khi đó sẽ tạo nên được bề mặt phẳng như ý.
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập được dựng nên chủ yếu từ đá vôi. Ngoài ra họ cũng sử dụng loại đá rắn hơn nhiều đó là đá hoa cương cho các hạng mục quan trọng của công trình như phòng hoàng đế. Nếu như các lưỡi đục đồng giúp người cổ đại chế ngự các khối đá vôi lớn thì chúng lại hoàn toàn bị vô hiệu khi gặp chất liệu đá này.
Một lần nữa đồng lại được sử dụng nhưng ở một dụng cụ khác đó là lưỡi cưa. Loại lưỡi cưa này khá đặc biệt bởi chúng không có răng cưa. Khi thực hiện cắt đá, người ta sẽ rắc cát lẫn tinh thể thạch anh vào trong rãnh xẻ và kéo qua kéo lại lưỡi cưa. Với phương pháp này, ước tính người thợ chỉ xẻ được 5cm chiều sâu đá trong vòng 1 giờ, vậy thì trung bình phải mất đến 4 tháng để có thể hoàn thành cỗ quan tài bên trong kim tự tháp.
Đưa đá lên cao
Không cần đến cần trục, xúc gỗ hay dây chằng, làm thế nào để người thợ có thể đưa được những khối gỗ 2,5 tấn lến đến độ cao hàng trăm mét như vậy? Đây quả thực là điều bí ẩn về nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập và thách thức đi tìm lời giải cho các nhà khảo cổ học.
Giả thiết được đưa ra là các người thợ cổ đại đã sử dụng một loại dốc thoải cực kỳ vững chắc để vận chuyển đá lên cao dần rồi sau đó phá bỏ chúng khi công trình đã hoàn thành. Tuy nhiên hình dạng dốc như nào thì vẫn còn nhiều nghi vấn, có thể là dốc đứng thẳng từ mặt đất lên đến đỉnh, dốc hình chữ chi đi lên một mặt hay theo đường xoáy vòng chôn ốc hướng lên trên
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập- giả thuyết dốc hình chữ chi
Ghép đá, tạo bề mặt nhẵn khít
Thách thức đặt ra với người thợ là làm sao để các khối đá thô sơ được ghép khít với nhau. Khối đá lõi trong chỉ được hoàn thiện sơ sài, các khe hở giữa chúng lèn bằng đá vỡ và vữa thạch cao. Ngược lại các khối đá lộ thiên lại được tạo phẳng và kín khít đến mức kinh ngạc. Bên trong kim tự tháp, các khối đá được làm khít nhau đến hoàn hảo, bề mặt phẳng gần như tuyệt đối.
Trong nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập cổ đại, người ta kiểm tra độ phẳng của bề mặt đá bằng gỗ và dây chằng. 2 mẩu gỗ ở 2 đầu kéo căng sợi dây và bằng mẫu gỗ thứ 3 có độ cao tương đương để tìm ra các điểm bị nhô lên. Các điểm này sẽ được đánh dấu lại và xử lý bằng lưỡi bào và đá mài.
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập ghép đá bề mặt phẳng
Ốp đá ngoài
Lớp đá ốp bên ngoài được làm từ loại đá vôi cao cấp nhất được vận chuyển vượt sông Nile. Với lớp phủ sáng mịn và kín khít này, bề mặt kim tự tháp trở nên bóng loáng và rực rỡ trên sa mạc, dưới ánh mặt trời Ai Cập. Thật đáng buồn là chúng đã bị dỡ ra để xây dựng các nhà thờ Hồi giáo và lâu đài ở Cairo.
Nghệ thuật kiến trúc kim tự tháp Ai Cập luôn ẩn chứa nhiều bí mật thu hút sự khám phá của các chuyên gia. Sự thật nào ẩn giấu bên trong những khối công trình đồ sộ hàng trăm triệu năm ấy? Bí mật về tầng hầm các lăng mộ và nơi yên nghỉ của các pharaoh? Trong số tới, kiến trúc ANG sẽ giúp bạn khám phá điều này!