Bố trí phòng ăn bếp 20m2 hội tụ đủ các yếu tố tự nhiên
Căn bếp, dù diện tích lớn hay nhỏ, đều có những yêu cầu, nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo công năng sử dụng. So với các không gian sinh hoạt khác thì có lẽ bếp là khu vực có quan hệ phức tạp hơn cả với nhiều thành phần khác nhau.
Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời là điều kiện cần cho căn bếp trở nên thoãng đãng và sáng sủa hơn, đặc biệt là khi bố trí phòng ăn bếp 20m2 kích thước vừa phải. Ngày nay các trang thiết bị về chiếu sáng đã cho phép giải quyết bài toán về độ sáng nhưng nếu có điều kiện về không gian và diện tích thì tốt nhất gia chủ nên thiết kế mở cửa sổ đón sáng tự nhiên.
Việc thu đón ánh sáng tự nhiên không những có tác dụng tạo không gian mở thoáng đãng, mới mẻ mà còn tác động đến tâm lý của người sử dụng. Ánh sáng mang tới một cảm giác tươi trẻ và tràn đầy sức sống, còn gì tuyệt vời hơn khi được dùng bữa cùng những người thân yêu trong một không gian sống chan hòa như vậy. Nếu như ngôi nhà của bạn là ngôi biệt thự 3 tầng đẹp có lợi thế về diện tích thì việc mở cửa sổ hay cửa ra vào trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại đối với các căn nhà phố, nếu không có điều kiện mở cửa, gia chủ hoàn toàn có thể sử dụng đèn ánh sáng nhân tạo.
Ánh sáng tham gia vào bố trí phòng ăn bếp 20m2 tạo cảm giác sáng sủa, rộng rãi
Gió
Cùng với ánh sáng, gió cũng là yếu tố không thể thiếu giúp cho ngôi nhà nói chung và căn bếp trở nên thoáng đãng hơn. Gió mặc nhiên tham gia và bố trí phòng ăn bếp 20m2 như là điều kiện cần. Công năng chính của căn bếp là nơi chế biến, nấu nướng các bữa ăn cho gia đình. Bởi vậy nếu không thận trọng trong thiết kế thông gió thì căn phòng sẽ dễ lưu lại những mùi khó chịu từ dầu mỡ hay các món ăn.
Không khí
Chất lượng không khí ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình đặc biệt là ở phòng bếp- nơi tập trung đủ cả nước, lửa và các vật dụng phức tạp, đồ đạc cần thiết cũng khá nhiều.
Ô cửa kính đón sáng và không khí giúp căn bếp của ngôi nhà trở nên tươi sáng và ấm cúng hơn
Bố trí phòng ăn bếp 20m2 với bố cục không gian thoáng đãng
Màu sắc chủ đạo ảnh hưởng không nhỏ tới sự sáng sủa của căn bếp. Một gian bếp mang màu sắc trầm ấm đơn giản với tone màu ghi chủ đạo sẽ mang tới cảm giác nhẹ nhàng, đầm ấm phù hợp với những ngôi nhà mang thiết kế hiện đại. Một gian bếp lựa chọn tone màu trắng sáng trông rất sáng sủa và sạch sẽ hứa hẹn sẽ mang tới một không gian gần gũi, nhã nhặn.
Việc phân chia không gian trong bếp thành các quầy phải được chú ý sao cho khoảng cách giữa các quầy cũng như giữa các thiết bị là hợp lý. Điều này đảm bảo cho sự khai thác hiệu quả căn bếp tiện nghi của gia đình.
Nhắc tới bố cục căn bếp người ta sẽ nghĩ tới sự xuất hiện của các thành phần chính như quầy bếp, khu vực ăn uống, quầy chuyển tiếp (nếu có). Sau khi xác định được vị trí của các khu vực này, việc còn lại của bạn chỉ là điền tiếp vào chỗ trống với các trang thiết bị hỗ trợ khác.
Nếu biết cách sắp xếp bạn có thể bố trí phòng ăn bếp 20m2 trở nên gọn gàng và thoáng đãng như thế này
Như đã nói ở trên, bếp là không gian tích hợp nhiều đồ đạc phức tạp bởi vậy nên dù căn bếp của bạn có rộng rãi hay nhỏ xinh thì vẫn phải ưu tiên sự gọn gàng trong cách trang trí, sắp đặt. Ví dụ như để bố trí phòng ăn bếp 20m2- diện tích không phải quá rộng thì gia chủ nên làm thế nào?
Trước tiên là chọn vị trí đặt quầy bếp. Đây được coi là thế giới riêng của người phụ nữ quản lý công việc nội trợ trong gia đình. Quầy bếp phải vừa tạo được cảm giác làm chủ không gian vừa đem tới sự thân thiện, gần gũi cho người nội trợ. Chiều cao nội thất, kích thước khoang đứng cũng phải tạo được sự thoải mái, dễ dàng di chuyển và sắp xếp đồ đạc.
Trên thực tế khi bố trí phòng ăn bếp 20m2, người ta có thể bố trí khoang bếp theo dạng hình chữ L hoặc chữ U vừa tiết kiệm diện tích vừa tạo cảm giác rộng rãi, dễ dàng di chuyển khi nấu nướng.
Có 3 cách để phân chia bố cục cho căn bếp: Kiểu bán đảo đưa ra từ bếp, kiểu đảo độc lập hay kiểu bố trí ở một ngách riêng. Tuy nhiên dù bố trí theo cách nào thì việc sắp xếp đồ đạc cũng nên tạo được sự liên kết thành một chỉnh thể thống nhất.
Cách bố trí bếp ăn theo bố cục bán đảo đưa ra từ bếp vừa tạo sự riêng tư mà vẫn đảm bảo sự liên kết giữa hai khu vực nấu nướng và ăn uống
Bố trí phòng bếp ăn 20m2 theo bố cục phân khu độc lập là gợi ý giúp tiết kiệm không gian, mang tới cảm giác đơn giản, gọn gàng
Sau khi chọn vị trí sắp xếp quầy bếp là vị trí đặt bàn ăn. Cần lưu ý rằng không nên ngăn cản tầm nhìn từ bếp sang bàn ăn nội bộ. Thậm chí có nhiều không gian còn sử dụng quầy bar làm vị trí chuyển tiếp giữa bếp nấu và bàn ăn. Sự giao lưu này sẽ tạo tính liên kết, đặc biệt trong trường hợp khi có người đang nấu và người ở bàn ăn, mang tới không khí ấm cúng, gần gũi. Trường hợp diện tích bếp khiêm tốn, như khi bố trí phòng ăn bếp 20m2 thì gia chủ càng phải lưu ý đến vấn đề này nếu muốn tạo không gian thoáng đãng.
Về kích thước bàn ăn cũng cần phải lưu ý, sao cho hài hòa với bố cục và diện tích tổng căn phòng. Các ngôi nhà hiện đại hay các căn chung cư hiện nay thường có xu hướng tích hợp không gian nấu và bếp ăn bởi vậy lựa chọn kích thước và hình dáng bàn sao cho vừa sang trọng, gọn gàng, vừa thoáng đãng, khoa học cũng là bài toán tương đối.
Kích thước và hình dáng bàn ăn phải phù hợp với căn phòng nếu muốn bố trí phòng bếp ăn 20m2 hài hòa
Bố trí phòng ăn bếp 20m2 với nội thất tiện nghi, hiện đại
Nội thất là yếu tố không thể thiếu nhằm tạo thành tổ hợp công năng tiện nghi cho căn bếp. Phong cách nội thất của bếp phải đảm bảo sự đồng nhất với phong cách kiến trúc của ngôi nhà như mẫu biệt thự hiện đại hay mẫu biệt thự cổ điển. Các vật dụng thiết yếu, như tủ trạm, chậu rửa, thiết bị diện tử (tủ lạnh, tivi, lò vi sóng,…) hay bàn ăn đều có thể trở thành điểm nhấn chính đem tới cảm giác ấm no, sung túc.
- Bếp nấu: Loại bếp được ưa chuộng hiện nay bởi sự tiện lợi và chi phí hợp lý của nó là bếp gas. Ngoài ra nhiều gia đình hiện nay cũng hướng tới dùng bếp điện. Việc bố trí bếp phải đảm bảo trước hết là sự an toàn cho hệ thống dẫn gas hay dẫn điện. Yêu cầu bàn đặt bếp sử dụng vật liệu chống cháy và không bắt lửa. Chiều cao bàn ngang tầm eo với chiều cao trung bình của người lớn trong gia đình.
Tại vị trí đặt bếp cũng cần phải chú ý tới hệ thống hút mùi, thông gió. Nếu có điều kiện thì cách thông mùi tốt nhất là mở cửa sổ, trao đổi không khí trực tiếp với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên nếu là căn hộ chung cư hay các ngôi nhà liền kề thì rất khó để thiết kế cửa sổ. Thay vào đó người ta sẽ sử dụng hệ thống hút mùi hiện đại. Đây cũng là lưu ý hết sức quan trọng khi bố trí phòng ăn bếp 20m2.
Căn bếp thiết kế theo phong cách hiện đại, sử dụng kết hợp hai tone màu nâu và trắng sáng vừa mang tới sự ấm cúng, vừa tạo điểm nhấn tươi sáng cho không gian
- Chậu rửa: Chậu rửa là thiết bị quan trọng ở bếp được sử dụng trong suốt quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc dọn dẹp và hoàn tất công việc. Sẽ thật bất tiện nếu như trong bếp không có bồn rửa. Cần lưu ý rằng vị trí người đứng trước chậu rửa phải quan sát được các không gian có quan hệ mật thiết như bàn ăn hoặc không gian bên ngoài theo một trong hai phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặt khác bồn rửa cũng cần đặt liên kết với các bộ phận khác của bếp như trạm bát, giỏ rác, bếp nấu,..
- Tủ bếp: Yêu cầu của tủ bếp trước hết phải đảm bảo về mặt công năng sử dụng bao gồm: khu vực chứa đồ, khu vực chứa dụng cụ nấu nướng, khu sơ chế, khu rửa, khu nấu nướng. Khi bố trí các căn bếp nhỏ như bố trí phòng ăn bếp 20m2 thì việc phân chia không gian chức năng càng trở nên cần thiết vừa đảm bảo vừa vặn với diện tích mà không thiếu sót tiện ích.
Tủ bếp thiết kế hình chữ u là giải pháp mở rộng không gian chứa đựng cho căn bếp- bố trí phòng ăn bếp 20m2
5 khu vực công năng không thể thiếu khi thiết kế tủ bếp
Khu chứa đồ và dự trữ thực phẩm được để trong hệ thống ngăn kéo hoặc tủ lạnh đủ lớn để chứa các đồ đông lạnh. Đơn giản, đây là khu vực bạn cất đồ khi đi chợ về. Dù bạn chọn sắp xếp chúng ở vị trí nào thì cũng cần đảm bảo sự liên kết với các khu vực khác, sắp xếp đồ dùng khoa học để việc lấy đồ dễ dàng và thuận lợi hơn. Khi bố trí phòng ăn bếp 20m2 diện tích tương đối khiêm tốn thì khu vực trữ đồ chính là nơi đặt tủ lạnh.
Nơi cất trữ thưc phẩm là không gian không thể thiếu trong căn bếp, đặc biệt là đối với khí hậu nóng ẩm thì yêu cầu cao về bảo quản
Khu chứa dụng cụ nấu nướng: Các tủ bếp hiện tại được thiết kế theo hình dáng L, U, I hay G được cho là tiết kiệm diện tích và khoa học nhất, đặc biệt là khi bố trí phòng ăn bếp 20m2. Khu vực này dùng để lưu giữ các dụng cụ bếp núc từ bát, địa, thìa,… Gia chủ nên cân nhắc chọn vị trí sắp xếp những dụng cụ nấu nướng thường xuyên sử dụng để ở vị trí dễ lấy nhất, không mất thời gian tìm kiếm chúng. Để dễ nhớ hơn thì có thể gắn nhãn cho các ngăn kéo tủ.
Giải pháp bố trí phòng ăn bếp 20m2 tiết kiệm diện tích là sử dụng các ngăn kéo...
Khu sơ chế và chuẩn bị nấu: Đây là khu vực trung tâm của tủ bếp cũng là nơi diễn ra các hoạt động chính. Khu vực này tích hợp hệ công năng bao gồm bàn thái và bếp nấu để thuận tiện cho quá trình từ sơ chế đến lúc hoàn thiện món ăn. Các ngăn kép cũng được đặt dưới tủ bếp để lưu trữ hầu hết các vât dụng cần thiết cho khâu sơ chế như dao, kéo, thớt, gia vị,…
Việc chia ngăn phân loại dụng cụ sẽ thuận lợi hơn trong quá trình nấu bếp
Khu rửa và loại bỏ những thực phẩm không cần thiết: Khu vực để rửa các vật dụng, thực phẩm trong quá trình đun nấu, lưu trữ rác thải hay rã đông. Để khu vực này phát huy công năng sử dụng cao, bạn nên mở rộng không gian lưu trữ bằng cách đặt ngăn kéo và tủ dưới bồn rửa, đặc biệt là khi bố trí phòng ăn bếp 20m2. Thật lãng phí nếu không tận dụng được hết những không gian này. Bằng cách chia ngăn xếp đồ gia chủ sẽ tìm được giải pháp tối ưu hơn trong quá trình sử dụng.
Bồn rửa là khu vực không thể thiếu trong không gian bếp. Sẽ thật bất tiện cho quá trình làm bếp nếu thiếu đi nơi rửa ráy, làm sạch, sơ chế và dọn dẹp
Khu nấu và diễn ra các hoạt động nấu: Khi thiết kế tủ bếp, thì đây được coi là khu vực trung tâm đặt bếp gas hoặc bếp điện, bếp từ. Xung quanh khu vực này thường đặt lò vi sóng, lò nước, máy hút mùi,… và các dụng cụ để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo,…Sắp xếp vật dụng ở khu vực này, các dụng cụ nấu dùng thường xuyên nên đặt gần bếp đảm bảo sự tiện dụng khi nấu nướng.
Hệ thống bếp hiện đại sẽ giúp công việc bếp núc của người phụ nữ trở nên nhẹ nhàng hơn
Bố trí phòng ăn bếp 20m2 tạo không khí ấm cúng
Để tạo được không khí ấm cúng cho căn bếp thì bắt buộc phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ đồ vật đến con người. Bởi lẽ nếu căn bếp có tiện nghi, hiện đại đến mấy nhưng thiếu bàn tay chăm sóc và những bữa cơm đầm ấm bên nhau thì vẫn bao trùm sự lạnh lẽo. Hay ngược lại một căn bếp quá sơ sài sẽ không tạo được cảm giác đủ đầy, trọn vẹn. Có thể căn bếp của bạn không sở hữu những món đồ hiện đại, đắt đỏ nhất nhưng chí ít nó cũng phải được trang bị đầy đủ vật dụng cần thiết, hỗ trợ cho công việc bếp núc, chăm sóc gia đình của người phụ nữ.
Để tạo không khí ấm cúng cho không gian, trước hết cần lựa chọn tone màu chủ đạo cho tường và đồ vật. Các tone màu thường được sử dụng cho bếp ăn thường là màu trắng, ghi xám (đại diện cho phong cách hiện đại) hay màu nâu gỗ tự nhiên. Mỗi một gam màu sẽ mang tới những cảm giác thú vị và độc đáo riêng cho các thành viên trong gia đình. Nhưng điểm chung là đều mang tới cảm giác thoải mái và tiện nghi, ấm cúng và gần gũi với người sử dụng. Ngoài tone màu chủ đạo, gia chủ hoàn toàn có thể trang trí thêm cho căn bếp của mình những vật dụng kỷ niệm như tranh ảnh, lãng hoa hay vài chậu cây nhỏ để tăng thêm sự gắn bó và ấm áp cho không gian.
Căn bếp tiện nghi với lối trang trí đơn giản cũng mang tới sự ấm cúng cho không gian
Sau khi lựa chọn tone màu chủ đạo là lựa chọn đồ nội thất. Nội thất đơn giản, dễ sử dụng, mang lại sự tiện nghi cho căn bếp và phù hợp với ý thích của người nội trợ. Đối với việc bố trí phòng ăn bếp 20m2 thì ưu tiên nội thất thiết kế đơn giản, gọn nhẹ để đảm bảm sự ngăn nắp, thoáng đãng.
Bố trí phòng ăn bếp 20m2 hay bất kỳ diện tích nào cũng đều sở hữu những yêu cầu trên nhằm đảm bảo trước hết là công năng sử dụng tiện nghi, khai thác tối ưu hiệu quả sinh hoạt. Thêm vào đó yếu tố thẩm mỹ cũng vô cùng quan trọng, mang lại sự hài hòa trong bố cục, sự thoáng đãng của không gian và sự ấm cúng cho không gian.
Tóm tắt bài viết số trước: Dựa trên nhu cầu sử dụng của đông đảo người dân hiện nay, việc thiết kế và xây dựng những công trình nhà ở, biệt thự 3 tầng 6 phòng ngủ ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu về những đặc trưng của các mẫu biệt thự 3 tầng 6 phòng ngủ này để có được phương án thiết kế phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của gia đình, bản thân.