Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn những kinh nghiệm thi công trong cách thi công móng bè cũng như những ưu nhược điểm móng bè trong xây dựng nhà 2 tầng . Móng bè được xem là một loại móng phức tạp và tốn kém nhất trong các loại móng nhà thông dụng bởi nó là loại móng mềm và chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Móng bè thích hợp với các công trình xây dựng trên nền đất yếu, sức chịu nén kém. Móng bè thường được thiết kế cho công trình có tầng hầm, gara, nhà kho, bể chứa nước, hồ bơi,...
Đầu tiên chúng ta cần biết thế nào là móng bè? Móng bè (còn gọi là móng toàn diện). Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình. Móng bè là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch lún không đều. Móng bè được cấu tạo bằng các vật liệu chủ yếu là bê tông và bê tông cốt thép theo các hình thức sau:
Cấu tạo:
Móng bè bao gồm 4 dạng cơ bản:
- Dạng bản phẳng
- Dạng bản vòm ngược
- Dạng có sườn
- Dạng hộp
Đặc điểm bản móng:
- Bản móng bè dày từ 0,5m đến 2m
- Thép chịu lực được thiết kế bố trí cả 2 lớp, được giữ cố định bởi các giá đỡ.
QUY TRÌNH THI CÔNG
1. Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị thi công là giai đoạn đầu tiên khi tiến hành thi công mẫu nhà 2 tầng 3 mặt tiền, đòi hỏi nhà thầu cần chuẩn bị một cách chu đáo toàn bộ công tác ban đầu.
- Đơn vị thi công
- Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Giải phóng mặt bằng
- San lấp mặt bằng
- Chuẩn bị nguyên vật liệu, các loại máy móc thiết bị thi công
2. Đào đất hố móng
Xác định diện tích thi công theo bản vẽ công trình. Trên diện tích đất thi công đã được giải phóng và san lấp mặt bằng, nhà thầu tiến hành công tác đào hố móng thi công. Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất mà bản vẽ quy định.
3. Xây tường móng
4. Đổ bê tông giằng
Bê tông được trộn theo đúng tiêu chuẩn về liều lượng từng thành phần cũng như được tiến hành đúng quy định về cách nhào trộn và chất lượng bê tông đảm bảo chất lượng nhà 2 tầng 1 tum.
Chất lượng của bê tông móng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của móng và cả công trình. Đổ bê tông vào móng cũng cần thực hiện theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Với móng bè, bê tông được đổ theo lớp, mỗi lớp dày từ 20cm đến 30cm. Để đảm bảo sự liên kết giữa các lớp bê tông, lớp trên phải đổ chồng lên lớp dưới khi lớp dưới bắt đầu đông kết.
5. Nghiệm thu và bảo dưỡng móng bê tông
Sau khi đổ bê tông móng bè, móng bê tông cần được bảo dưỡng trước những tác động khí hậu của môi trường tự nhiên. Móng bê tông cần được giữ ẩm, được tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc và đủ ngày tuổi công ra bê tông thành phẩm.
Ưu nhược điểm móng bè nhà dân
Các kiểu móng bè hiện nay được sử dụng trong biệt thự 2 tầng chữ l
1. Bản phẳng (móng trên nền phủ)
Thông thường chiều dày của bản được chọn e = (1/6)l với khoảng cách giữa các cột l < 9m và tải trọng khoảng 1.000 tấn/cột.
2. Bản vòm ngược
Sử dụng khi có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Đối với các công trình không lớn, bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với e = (0,03 l + 0,30)m và độ võng của vòm f = 1/7 l ~ 1/10 l.
3. Kiểu có sườn
Chiều dày của bản được chọn e = (1/8)l ~ (1/10)l với khoảng cách giữa cột l > 9m. Hình thức cấu tạo theo 2 cách:
a) Sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt gia tăng).
b) Sườn nằm trên bản.
4. Kiểu hộp
Loại móng bè có khả năng phân bố đều lên nền đất những lực tập trung tác động lên nó, có độ cứng lớn nhất và trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, có nhược điểm là phải dùng nhiều thép và thi công phức tạp. Giải pháp móng áp dụng cho nhà nhiều tầng, nhà cao tầng có kết cấu khung chịu lực nhậy lún không đều (lún lệch).
Hiện nay các chủ đầu tư hết sức băn khoăn về sự lựa chọn các giải pháp cho nền móng của các công trình nhà 1 tầng chữ U, Chúng tôi đã phân tích và đưa ra một số ý kiến để so sánh giữa phương án móng bè và phương án móng khoan cọc nhồi cho nhà cao tầng, mong rằng sau khi xem bài viết này chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Ưu nhược điểm móng bè nhà dân dụng
- Ưu nhược điểm của phương án móng bè:
Ưu điểm:
- Thích hợp với công trình có các lớp địa chất tốt, và các lớp địa tầng có chiều dầy lớn, ổn định.
- Do chiều sâu chôn móng nông nên phù hợp với các công trình có tải trọng nhỏ chiều cao thấp, thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế rẻ.
- Tốt nhất công trình được xây dựng tại khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận.
Nhược điểm:
- Rất dễ bị lún không đều, lún lệnh do các lớp địa chất bên dưới không phải là hằng số (chiều dầy lớp đất thay đổi tại các vị trí lỗ khoan); khi đã xẩy ra lún lệch, hệ kết cấu gần như không thể trở về vị trí ban đầu do nền đất có momen đàn hồi kém, cứ như vậy theo thời gian các vết nứt bắt dầu xuất hiện, dẫn đến việc tuổi thọ công trình giảm. Đặc biệt là đối với công trình chung cư nó ảnh hưởng đến phương án kinh doanh.
- Không phải địa chất, địa hình nào cũng áp dụng được.
- Do chiều sâu đặt móng bè nông nên cố một số vấn đề sau:
+ Độ ổn định do các tác động của sự thoát nước ngầm, động đất, mưa, gió, bão, lũ lụt.. không cao.
+ Ảnh hưởng đến nền móng, kết cấu của các công trình lân cận.
+ Rất nguy hiểm khi các công trình kề cận triển khai thi công hố móng, do hình thành cung trượt dẫn đến sạt lở hố móng (tương tự như đất nền bị nén ở trạng thái nở hông).
- Trong quá trình thi công:
+ Do khối lượng thi công bê tông lớn, dẫn đến việc phải phân chia thành các khối đổ, tại các vị trí này như tạo ra khớp nối, các khớp nối này nếu không có biện pháp xử lý đảm bảo bê tông toàn khối thì khả năng chịu lực của bản móng rất yếu và cũng liên quan đến việc chống thấm tầng hầm rất phức tạp.
- Công tác thiết kế và thí nghiệm:
+ Chưa đủ tài liệu để tính toán hết về sự ổn định của móng bè cho nhà cao tầng
+ Về mô hình tính toán: nếu công trình càng cao thì móng tầng càng sâu, vậy phương án kinh tế chưa chắc đã rẻ.
+ Phải thiết kế móng bè dạng hộp nên có các sườn cứng ngang và dọc lớn nên không gian thông thủy của tầng hầm hẹp, khó đi lại, giảm diện tích sử dụng.
+ Trên thế giới gần như không sử dụng phương án móng bè cho nhà cao tầng.
+ Phương pháp thí nghiệm, kiểm tra về đất nền không được kiểm chứng với lý thuyết tính toán ngay từ khi bắt đầu thi công công trình. Mà chỉ xác định được khi xẩy ra sự cố; vậy thì nên hay không nên lấy công trình chung cư ra để làm công tác thí nghiệm trong suốt thời gian sử dụng?
Có thể nói đây cũng được xem là phương án móng bè được nhiều gia chủ lựa chọn dành cho công trình nhà mình. Trên đây là hướng dẫn cơ bản giúp bạn có được công trình nhà đẹp nhất bạn mong muốn. Sau khi hoàn thiện móng, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ thực hiện tiếp những công đoạn tiếp theo trong quy trình thi công nhà ở. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm xây nhà để thực hiện cho gia đình mình. Ngoài những ưu nhwuosjc điểm về móng bè này bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết về ưu nhược điểm móng băng trong xây dựng của chúng tôi ngay tại đây nhé.
Liên hệ để được tư vấn tốt nhất Hotline: 0988 030 680