Trong nhà ở, từ các căn biệt thự xa hoa, các căn chung cư cao cấp, các nhà mặt phố đến với các mẫu nhà cấp 4 ở nông thôn dù lớn hay nhỏ đều không thể thiếu không gian khu vệ sinh. Tuy nhiên việc bố trí sắp xếp không gian và chọn kích thước nhà nhà vệ sinh tiêu chuẩn sao cho thật hợp lý, tiện nghi và thẩm mỹ cũng như tiết kiệm được không gian là một điều cần cân nhắc trong khâu thiết kế kiến trúc. Vậy dựa vào những tiêu chí nào để có thể đánh giá và lựa chọn được chính xác kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn, hãy cùng kiến trúc sư ANG tìm hiểu trong bài này.
>>>Xem thêm: Những mẫu nhà 2 tầng 1 tum đẹp nhất hiện nay
1. Các tiêu chí lựa chọn kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn
Nhà vệ sinh thông thường được thiết kế vào các vị trí “góc chết” như dưới gầm cầu thang, các khu vực đất méo hay hiện nay các kiến trúc sư thường lựa chọn thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ để thuận tiện cho việc sinh hoạt của chủ nhà. Tùy vào diện tích đất và nhu cầu sử dụng, nhà vệ sinh có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên dù kích thước có như thế nào thì chúng ta cũng phải đảm bảo được chức năng chính của căn phòng này đó là vệ sinh và tắm rửa.
- Điểm đầu tiên và rất quan trọng là khu vực vệ sinh cần thông thoáng, đủ ánh sáng, hạn chế ẩm ướt vì nếu không khu vệ sinh sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chính vì thế chọn vị trí nhà vệ sinh phải là nơi đón được nhiều ánh sáng, dễ lưu thông không khí. Đồng thời để tạo cảm giác sạch sẽ, khô ráo trong khu vực nhà vệ sinh bạn cần chú ý thiết kế độ dốc nền hợp lý, đảm bảo việc thoát nước cũng như thuận tiện cho việc đi lại.
- Điểm thứ 2, trong xây dựng nhà cửa hiện nay việc tận dụng hết không gian thừa là điều cần được tính toán kỹ lưỡng trong vấn đề thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất. Bạn nên đề cao tính tiện ích của vệ sinh trong thiết kế. Không nhất thiết phải làm phòng vệ sinh rộng lớn mà chỉ cần một diện tích vừa đủ cho quá trình sử dụng của gia đình và thuận tiện cho quá trình vệ sinh nhà cửa phòng ốc.
- Kích thước nhà vệ sinh nhỏ: Nhà vệ sinh nhỏ thường có kích thước từ 2.5 – 3m2, có thể gồm tắm sen, chậu rửa, bồn cầu. Với nhà vệ sinh như vậy, cần bố trí khéo léo để đảm bảo gia thông, tránh chồng chéo. Ngoài ra bạn có thể tách lavabo ra ngoài để 2 người có thể sử dụng phòng tắm cùng lúc.
- Kích thước nhà vệ sinh có diện tích lớn: Những phòng vệ sinh lớn thường có kích thước khoảng 10m2 trở lên, có thể thêm các thiết bị tiện nghi khác như xục, xông hơi, sấy tay…hay trang trí thêm cây xanh, tranh ảnh…
>>>tham khảo Những mẫu nhà 2 tầng đơn giản
2. Các thông số kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn
- Cửa nhà vệ sinh: Cửa nhà vệ sinh có kích thước chiều cao 1.9 – 2.1 – 2.3m và chiều rộng tương ứng: 0.68m – 0.82 – 1.02m sẽ vừa hợp phong thủy vừa tiện đi lại.
- Chiều cao lắp đặt lavabo phù hợp
Độ cao lắp đặt của lavabo là 80-85cm để tránh bị văng nước, không nên làm thấp hơn vì sẽ khiến bạn mỏi lưng khi khòm xuống. Chậu rửa (lavabo) thuộc khu vực khô trong nhà vệ sinh, do vậy nên bố trí gần cửa, không nên bố trí sâu trong phòng vệ sinh. Chiều cao đặt chậu tính từ mặt sàn đến mặt chậu: đối với người lớn là 0,8-0,85m, trẻ em là 0,5-0,6m. Kích thước này thì rất thích hợp cho người Việt Nam.
- Kích thước gạch lát: Gạch lát nền sẽ có kích thước 20x20cm vì nền nhà vệ sinh có kích thước tương đối nhỏ, chống trơn trượt, màu sắc tùy sở thích chủ nhà. Gạch ốp tường có thể sử dụng kích thước 20x20cm hoặc 20x30cm. Phần sát tường sẽ sử dụng sơn để sơn chứ không dùng gạch ốp. Tất cả các nhà vệ sinh nên có quạt thông gió.
- Thông thường với phòng tắm thì chúng ta ít dùng nhiều vật dụng vì đa số các thiết bị vệ sinh đã theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi lắp đặt các thiết bị bạn cũng nên chú ý, chẳng hạn: Vị trí chiều cao vòi sen: vòi sen vừa tầm tay khoảng 1m6 đến 1m8, không nên thiết kế quá cao vì khi với tay bạn có thể gặp sự cố an toàn. Chiều cao vòi sen 75 – 80cm.
- Chiều cao tối thiểu của trần nhà vệ sinh: 2.2m. Chiều cao từ sàn đến sàn đến mặt chậu rửa là 82 - 85cm. Chiều cao mắc áo từ 165 – 170cm. Lắp các thiết bị phụ như giấy toilet không quá xa bồn cầu, giá treo khăn không quá gần chỗ đứng tắm.
Đảm bảo các thông số tiêu chuẩn về kích thước sẽ làm tăng tính thẩm mỹ, thuận tiện và an toàn khi sử dụng nhà vệ sinh.
>>>Có thể bạn quan tâm: Thi công phòng xông hơi tại nhà
3. Những nguyên tắc cần tuân thủ khi thiết kế nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh hợp phong thủy
Trong phong thủy nhà ở việc xây dựng phòng vệ sinh nên chú ý đến một số vấn đề như: cửa phòng vệ sinh không được đối diện với các phòng khác như phòng bếp, phòng khách hay phòng ăn cũng như đối diện với cửa chính hay giường. Nếu vì một vấn đề nào đó về kiến trúc và diện tích đất của căn hộ mà phải thiết kế cửa phòng vệ sinh đối diện ra các phòng trên thì bạn nên sử dụng vách ngăn (có thể sử dụng vách ngăn di động, hệ thống rèm, vách ngăn kính…) để xử lý vấn đề này.
Nhà vệ sinh nên được bố trí gần phòng ngủ. Nếu không gian nhà bạn có đủ diện tích đủ rộng nên thiết kế phòng vệ sinh vào bên trong mỗi phòng ngủ, nếu phòng ngủ có diện tích nhỏ thì xây dựng phòng vệ sinh ở bên cạnh. Tránh xây phòng vệ sinh quá xa vì thông thường nhu cầu đi vệ sinh hàng ngày của mỗi thành viên là rất lớn. Thông thường thì khu vực vệ sinh bao gồm: phòng tắm, khu vực rửa mặt và khu vực đặt bồn cầu. Nếu có đủ diện tích hãy xây dựng các khu vực này độc lập nhau. Còn để tiết kiệm diện tích có thể làm nhà vệ sinh chung bằng cách dùng vách ngăn hoặc kính mờ để phân chia các khu vực này.
Nguyên tắc thiết kế nội thất phòng vệ sinh là bố trí bàn rửa mặt, soi gương đối diện cửa vào phòng, khu vực tắm có vách ngăn và sàn thường thấp hơn khu vực bàn rửa mặt để nước không bị tràn lên khu vực này. Hệ thống thoát nước của khu tắm nên được bố trí làm sao thuận tiện cho quá trình vệ sinh (sửa chữa hoặc thay thế). Bồn cầu nên đặt ở một góc kín đáo, không nên đặt bồn cầu vào vị trí tâm điểm của nhà vệ sinh hay đối diện cửa ra vào vì nó gây rất nhiều bất lợi cho quá trình sử dụng.
Các vật dụng cá nhân phục vụ cho việc tắm rửa và trang điểm như: xà bông, sữa tắm, dầu gội, bàn chải, nước hoa, mỹ phẩm đều phải đặt trên kệ để thuận tiện cho quá trình sử dụng. Nên tận dụng các góc hợp lý để cất trữ những đồ lặt vặt, vừa tiện ích vừa gọn gàng.
>>> Xem thêm: Mẫu biệt thự 2 tầng 3 mặt tiền
Phân khu chức năng phòng tắm
Phòng tắm gồm có 3 khu chức năng cơ bản là rửa, xí và tắm. Tùy vào diện tích mặt bằng, đặc điểm không gian và tần suất sử dụng từng chức năng để bố trí thiết bị sao cho hợp lý. Theo tiêu chuẩn với phòng tắm hình chữ nhật thì nên thiết kế chậu rửa ở khu vực gần cửa ra vào, sau đó là xí và sau cùng là tắm. Với phòng tắm vuông thì nên bố trí 3 phân khu chức năng ở 3 góc và góc còn lại là cửa ra vào.
Hệ thống kỹ thuật
Một phòng tắm có thể vận hành một cách hoàn hảo, an toàn và bền vững là nhờ có hệ thống kỹ thuật. Các đường ống nước là cố định trong tường hoặc sàn nên cần được lắp đặt chính xác, khoa học và chắc chắn. Sử dụng các loại ống theo tiêu chuẩn, chủng loại, đường ống phải đảm bảo độ dốc khi đi ngang.
Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối với các thiết bị sử dụng diện, đường dây điện không đi vào các khu vực ướt, dây dẫn không được hở, điều này dễ gây nguy hiểm khi sử dụng. Bình nước nóng phải có dây nối đất, aptomat để đảm bảo an toàn. Sử dụng kính chắn cho đèn chiếu sáng để tránh hơi nước bốc lên dẫn đến chập cháy. Một yếu tố kỹ thuật quan trọng nữa là việc chống thấm. Trước khi ốp lát gạch cần thực hiện chống thấm cho sàn và chân tường, sàn phải đảm bảo độ dốc để thoát nước. Khi chọn gạch ốp lát nhà tắm cũng cần chọn những loại gạch có khả năng chống thấm tốt, độ bền cao và có khả năng chống trơn trượt.
Hệ thống thông gió
Đối với một không gian ẩm ướt như phòng tắm thì hệ thống thông gió là tối quan trọng để đảm bảo sự thông thoáng, tránh ẩm mốc và tăng tuổi thọ cho các thiết bị trong phòng tắm. Hệ thống thông gió phải được lắp đặt hài hòa với hệ thống đèn, điện và vị trí lắp đặt thiết bị. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng gạch thông gió bởi đây là một loại vật liệu dễ lắp đặt, chi phí rẻ và đảm bảo hiệu quả thông gió cao.
Với không gian nhà tắm, nhà vệ sinh trong quá trình sử dụng mùi khó chịu sẽ được sinh ra, nếu hệ thống thông khí của bạn không thể cải thiện không khí khiến khu nhà vệ sinh lâu ngày trở lên ngột ngạt sinh ra nấm, ẩm thấp.. dẫn tới nguy cơ vi khuẩn tiềm ẩn cho sức khỏe tới cả gia đình. Điều này chỉ có thể được giải quyết bằng cách đặt những chậu cây xanh tốt trong phòng vệ sinh vừa giúp thanh lọc không khí, ngăn chặn nguy cơ gây hại mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Lựa chọn vật liệu phù hợp cho phòng vệ sinh
Vì phòng vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm ướt nên gạch lát nền ưu tiên các sản phẩm chống trơn trượt để tránh xảy ra tai nạn đáng tiệc, có màu sáng, hoa văn đơn giản…Nếu có điều kiện thì lát sàn gỗ chịu nước vừa an toàn, vừa sang trọng lại đẹp mắt. Tường nhà vệ sinh nên ốp gạch (đá hoa) hay đá granite có hoa văn nhẹ. Trần nên là lựa chọn mẫu trần thạch cao khung chìm với các tấm thạch cao chống ẩm, nên lựa chọn mẫu trần phẳng hoặc có 4 viền quanh tường và sơn màu sáng không nên lựa chọn mẫu trần thạch cao giật cấp. Cửa sổ, cửa ra vào sử dụng kính mờ, dùng khung nhôm, nhựa giả gỗ hoặc các loại gỗ chịu nước (cho gia đình khá giả). Thiết bị điện như ổ cắm, bóng đèn chọn loại chống ẩm và hạn chế sử dụng quá nhiều thiết bị điện bên trong phòng tắm vì khu vực này chứa nhiều nước có thể dẫn đến một số trường hợp rò rỉ điện.
Chọn phong cách xây dựng nhà vệ sinh
Phong cách của phòng tắm thường chịu ảnh hưởng từ gạch ốp lát, màu sơn, lavabo và bồn tắm. Song, cũng nên căn cứ vào diện tích thực tế và bố cục tổng thể ngôi nhà để quyết định phong cách cho phòng tắm – khu vệ sinh. Việc xác định được phong cách sẽ giúp bạn chọn được vật liệu và cách bố trí khoa học, hợp lý.
Nếu bạn có ý định kết hợp không gian nhà bếp với khoảng trống để tận dụng thiết kế nhà vệ sinh điều này thường không mang lại giá trị phong thủy cho gia đình. Tuy nhiên, bạn chỉ cần chú ý thiết kế cửa bếp không nên quay thẳng ra cửa trước hoặc cửa sau của ngôi nhà, đó là hướng hao tài, hao của vì lộ táo khẩu, làm thất thoát tài lộc và vận may của gia chủ
Đừng sử dụng những bức tường khô cứng để ngăn cách hai không gian này điều này chỉ khiến càng bị bách và phá vỡ thiết kế của ngôi nhà mà thay vào đó bạn hãy sử tấm vách ngăn cố định nhằm ngăn chặn sự đối đầu giữa nước và lửa, và không cho nước, lửa gần nhau, xâm phạm nhau, giảm hung tăng cát cho ngôi nhà. Trường hợp này mình khuyên bạn nên dùng vách ngăn kính hoặc tấm vách ngăn vệ sinh để cân bằng khí trong ngôi nhà.
>>>Tham khảo thêm: Nhà 2 tầng có gác lửng