Ngoài việc chọn đồ nội thất thì việc thiết kế cầu thang trong nhà sao cho phù hợp với toàn bộ không gian cũng đóng một vai trò quan trọng. Cầu thang là nơi để bạn lưu thông giữa các tầng trong nhà, ngoài ra nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ chung của ngôi nhà bạn. Nếu nhà bạn có không gian rộng lớn thì thiết kế cầu thang không quá khó khăn, nhưng với nhà nhỏ thì lại là vấn đề nan giải với nhiều người. Vậy cần chọn các kiểu cầu thang nào để tiết kiệm được nhiều nhất diện tích cho ngôi nhà?
>>> Xem thêm: BST 30 Mẫu thiết kế cầu thang đẹp mê mẩn
1. Tìm hiểu vai trò của cầu thang trong nhà
- Phương tiện kết nối không gian: Có thể nói cầu thang như một sợi dây liên kết giữa các tầng, các không gian với nhau. Cầu thang được coi như con đường giao thông kết nối tạo cho ngôi nhà thành một thể thống nhất, bền vững. ùy vào diện tích cũng như cách bài trí mà thiết kế nội thất nhà phố với cầu thang sao cho phù hợp. Độ rộng của cầu thang phải đảm bảo cho người đi thấy thoải mái, do đó thường bố trí 75-120cm. Độ rộng trung bình của bậc thang nhà ở 24-27cm, do đó chiều cao của bậc thang thường là 16-19cm.
- Mang giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà: Cầu thang là nơi có nhiều vách tường trống, người qua lại thường hay chú ý đến những mảng diện tích lớn này nên nhiều gia chủ rất quan tâm tới việc trang trí chúng. Rất nhiều cách thiết kế tùy theo sức sáng tạo của từng gia đình, có thể chỉ là một khoảng tường trống sơn màu nhẹ nhàng đơn giản hoặc tạo hình cầu kỳ với các loại vật liệu như đá, gỗ, sỏi…
Nhiều gia chủ còn lắp đặt hệ thống đèn ở mỗi bậc thang hoặc lan can, treo tranh trên các các diện tường của thang và kết hợp với cây xanh ở chiếu nghỉ tạo độ lung linh, huyền ảo cho không gian sống. Như vậy tùy vào phong cách và sở thích của gia chủ mà hoàn toàn có thể biến cầu thang thành điểm nhấn tô điểm cho ngôi nhà.
- Cầu thang nhà có ý nghĩa phong thủy: Cầu thang đóng vai trò quan trọng như xương sống trên cơ thể, dẫn luồng khí qua cầu thang từ tầng một lên các tầng và các phòng, mang lại không khí trong lành cho toàn phần trên của ngôi nhà.
Cầu thang được tạo ra một tư thế khoẻ mạnh, vững chắc và duyên dáng giống tính cách cũng như phong thái của con người. Vì cầu thang đảm bảo giao thông theo chiều đứng nên vị trí của thang phải được bố trí để đảm bảo và liên hệ với các không gian chức năng từ thang đế để từ đó có sự liên hệ với các tầng.
>>>Tham khảo thêm: Những mẫu thiết kế nhà chữ L
2. Nguyên tắc và những lưu ý thiết kế các mẫu cầu thang tiết kiệm diện tích
- Nguyên tắc an toàn:
Nguyên tắc đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang để đảm bảo an toàn cho người sử dụng là chiều cao của bậc thang cũng như chiều rộng cầu thang phải theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Theo như tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, thì độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75 – 120 cm và chiều cao của cả cầu thang là 16 - 19cm. Đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc là 24 – 27 cm.
- Nguyên tắc tiết kiệm không gian:
Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì sau độ an toàn, yếu tố ưu tiên đầu tiên được tính đến là tiết kiệm không gian. Để có thể có được một cầu thang hợp lý với không gian tiết kiệm nhất có thể bạn cần phải nắm rõ khoảng cách từ sàn nhà hoàn thiện của tầng dưới đến sàn nhà hoàn thiện của tầng trên. Kích thước này phải được đo thật chuẩn vì đây là cơ sở để bạn có thể tính số bậc cầu thang cần thiết để đạt đến độ cao này. Khoảng cách giữa các bậc thang tối đa là 19 cm.
- Nguyên tắc đặt chiếu nghỉ:
Từ cầu thang bước vào cửa phòng nên có khoảng đệm hay còn gọi là chiếu nghỉ. Chiếu nghỉ có vai trò đúng như tên gọi của nó dùng để nghỉ chân trong quá trình đi lại trên cầu thang. Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà có diện tích nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ cho phù hợp, nhưng lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ:
Thiết kế cầu thang cho những ngôi nhà nhỏ cần phải tiết kiệm không gian tối đa mà vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Bạn có thể lựa chọn vật liệu gỗ để mang lại cảm giác thoáng mát, rộng rãi cho không gian nội thất.
Theo các kiến trúc sư, cầu thang gỗ theo kiểu tròn hoặc kiểu vuông giúp mở rộng tầm nhìn, giúp ngôi nhà lấy được sáng và thông gió. Hiện nay giải pháp thông minh mà nhiều gia chủ lựa chọn chính là thiết kế cầu thang bằng thép với bậc cầu thang bằng gỗ. Đây là kiểu cầu thang hiện đại vừa tiết kiệm không gian, vừa tiết kiệm chi phí cho gia chủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến khoảng cách giữa tầng trên và sàn nhà, cần đo đạc cẩn thận kích thước nàу để giúp bạn dễ dàng tính toán được số bậc sao cho đẹp mắt, đồng thời vẫn đảm bảo số bậc theo yếu tố phong thủy.
>>>Xem thêm: Các mẫu cầu thang xương cá đẹp
3. Gợi ý các kiểu cầu thang tiết kiệm diện tích được thiết kế đẹp
Nếu bạn sống trong ngôi nhà với diện tích vừa, bạn cũng có thể suy nghĩ đến việc xây dựng 2 chiếc cầu thang dẫn đến 2 phần khác nhau của cùng 1 tầng hay thậm chí 2 tầng khác nhau.
Đối với những ngôi nhà nhỏ, tuy không gian không phải quá nhiều nhưng rất khó để có thể tận dụng hết mọi khoảng không một cách thông minh. Đối với trường hợp này, việc tận dụng các góc nhỏ trong nhà sẽ là một phương án tuyệt vời để xây dựng cầu thang. Trên thực tế, việc áp dụng phương án này có thể tạo cho nhà bạn không chỉ phương tiện để di chuyển giữa các tầng mà còn một khoảng trống dưới gầm cầu thang để dự trữ đồ đạc.
Một vấn đề mà bạn có thể gặp phải khi xây dựng cầu thang làm từ sắt chính là cảm giác nặng nề mà kích thước và hình dáng của nguyên liệu này mang lại. Vì lẽ đó, các kiến trúc sư thường mang đến một phương án thông minh khi sử dụng cửa kính trong suốt để làm thành cầu thang.
Những suy nghĩ truyền thống cho rằng cầu thang chỉ dành để đi lên và xuống các tầng nhà đã quá cũ. Ngày nay, cầu thang còn có nhiều chức năng khác nữa như bàn làm việc hay tủ để đồ… Một thiết kế lý tưởng cho các không gian nhà hẹp.
Đá hoa cương sẽ giúp định hình và làm đẹp cho bất cứ thiết kế cầu thang nào, ngay cả với những kích thước mảnh mai nhất. Đừng quên phủ thêm một lớp chống trơn để đảm bảo an toàn cho những khi lau dọn nhà cửa hoặc những ngày khí hậu ẩm ướt.
Mẫu cầu thang dành cho nhà có diện tích khiêm tốn đầu tiên được bố trí trong phòng khách, đi liền mạch lên tầng trên mà không có chiếu nghỉ, đây là phương án tiết kiệm diện tích cực kỳ hiệu quả nhưng bù lại sẽ có nhược điểm gây mỏi chân cho người đi, nếu nhà có người lớn tuổi thì có vẻ cách bố trí này chưa được phù hợp, ngược lại nếu là những người trẻ thì bạn có thể xem đây là một giải pháp tối ưu nên áp dụng.
Nếu vẫn muốn có điểm nghỉ chân trong lúc di chuyển lên cầu thang những vẫn đáp ứng được tiếu chí tiết kiệm diện tích bạn nên tham khảo cách thiết kế trên đây. Kích thước các bậc thang được giảm thiểu nhằm hạn chế chiếm dụng diện tích, có điểm nghỉ trong khi di chuyển lên nên khắc phục được nhược điểm của phương án đầu tiên.
Cầu thang được bố trí cuối nhà – cách thiết kế tuy không phổ biến nhưng là một giải pháp dành cho nhà có diện tích khiêm tốn. Việc di chuyển cầu thang đến vị trí cuối mặc bằng có thể giúp không gian phía trước thông thoáng hơn.
Hình thức giật cấp được đánh giá cao trong việc tạo nên nét đẹp tinh tế cho không gian sống. Cầu thang với vị trí giữa, có giếng trời bên trên là phương án hoàn hảo trong việc lấy sáng cho ngôi nhà, tạo sự thuận tiện tối đa trong việc di chuyển.
>>>Xem thêm: Những mẫu nhà mái lệch đẹp nhất