Hiện tượng nồm hay còn gọi là hiện tượng “nhà đổ mồ hôi” là trường hợp thường xảy ra trong nhà vào thời điểm giao mùa, thay đổi khí hậu và nhiệt độ đột ngột. Hiện tượng này chỉ gặp ở các công trình ở miền Bắc nước ta trong thời gian vào khoảng tháng 2 âm lịch hàng năm. Nước đọng thành dòng trên mặt nền. Cũng có thể đọng nước trên mặt đá ốp tường, gạch men sứ, thậm chí trên cả mặt bàn, mặt thành tủ gỗ. Hôm nay mời các bạn cùng tìm hiểu về nguyên nhân của hiện tượng nền nhà bị nồm cũng như những biện pháp xử lý và cấu tạo của nền nhà chống nồm theo tiêu chuẩn.
1. Nguyên nhân hiện tượng nền nhà bị nồm
Hiện tượng nền nhà đổ mồ hôi xảy ra do những điều kiện sau:
- Độ ẩm không khí cao, thường trên 90% hoặc bão hòa
- Nhiệt độ bề mặt nền thấp dưới nhiệt độ đọng sương
Một khi nhiệt độ bề mặt nền xuống dưới nhiệt độ đọng sương thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng đọng trên mặt nền. Trong những ngày có nồm, thường mặt nền thấm lạnh trong đêm. Đến ban ngày, trời trở nên ấm hơn nhưng mặt nền thì vẫn rất lạnh, tạo điều kiện cho hơi nước trong không khí nhanh chóng ngưng đọng trên mặt nền nhà. Nếu vật liệu lát nền là loại hút nước(như gạch xây nước sét, gạch lá nem) thì ta sẽ không thấy nước đọng trên bề mặt nền, chỉ thấy nền nhà ẩm hơn. Ngược lại là nền lát đá, gạch gốm tráng men, gạch hoa xi măng, là những loại ít hút nước, ta thấy rõ nước ngưng tụ thành dòng trên mặt nền. Nhiều khi còn thấy ngưng tụ trên mặt bàn gỗ được đánh bóng, hay trên mặt tường ốp gạch men sứ. Điều này thường xảy ra vào ngày có khí bão hoà hơi nước. Khi đó nhiệt độ không khí cũng chính là nhiệt độ đọng sương.
- Tác hại của hiện tượng nhà bị nồm
Hiện tượng này gây ra nhiều tác hại cũng như sự khó chịu cho con người. Cụ thể là quần áo giặt lâu khô; sờ vào khăn, chăn, ga, gối, đệm luôn có cảm giác ẩm ẩm, hôi hám; các vật dụng như đồ điện tử dễ hỏng hóc, thực phẩm dễ nấm mốc...
Đối với con người, hiện tượng thời tiết khó chịu này khiến cho lỗ chân lông bị bí, quá trình bài tiết qua da bị hạn chế, từ đó, sinh ra hàng loạt các bệnh như đau đầu, mệt mỏi, hen suyễn, tim mạch, các bệnh về khớp, tiêu hóa...
Người già trẻ em đi lại có thể trượt ngã, mọi thứ trong nhà đều đượm mùi ẩm mốc. Dụng cụ thiết bị điện tử rất dễ chập mạch hoặc nhanh hỏng.
Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà 2 tầng đơn giản
2. Nguyên tắc chống nồm cho nền nhà - Cấu tạo nền nhà chống nồm
Để chống lại ẩm ướt, có thể có nhiều giải pháp khác nhưng có thể áp dụng giải pháp khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được là thiết kế nền nhà bằng vật liệu truyền nhiệt tốt chứ không phải vật liệu cách nhiệt tốt.
- Cấu tạo nền nhà hợp lý
Nền nhà được thiết kế cấu tạo bằng các lớp vật liệu có chiều dày và tính năng nhiệt hợp lý đảm bảo trong điều kiện sử dụng tự nhiên nhiệt độ bề mặt sàn không thấp hơn nhiệt độ đọng sương của không khí.
- Dùng các biện pháp cưỡng bức
+ Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm của không khí tức là hạ thấp nhiệt độ điểm sương của không khí xuống thấp hơn nhiệt độ bề mặt nền nhà.
+ Nâng cao nhiệt độ của bề măt nền nhà cao hơn nhiệt độ điểm sương của không khí.
- Thiết kế nền nhà chống nồm
a. Phương pháp sử dụng sỉ than lò cao dạng hạt
Trước khi xây dựng nhà ở dường như các gia chủ quên mất việc cần phải thiết kế, chống nồm, chống ẩm, chống tia phóng xạ, tia đất & còn khử độc khử mùi ẩm mốc cho ngôi nhà của mình.
Quy trình lót nền nhà Than hoạt tính: Là loại than Hoạt tính làm từ tre, gỗ, gáo dừa kích thước 3-5 cm.
Bước 1:
Lót 1 lớp cát vàng khoảng 5cm
Bước 2:
Lót 1 lớp than hoạt tính từ 5-15 cm ( tùy điều kiện) 2,5 kg có thể lót được 1 m2
Bước 3:
Phủ 1 lớp cát vàng khoảng 5cm.
Bước 4:
Dùng dầm điện dầm đều nền và tưới đều nước vào nền cho thật sũng ta sẽ tạo được lớp nền ở trên phẳng, chắc chắn.
Bước 5:
Trước khi lát gạch nền trộn đều xi măng cát vàng khô (tỷ lệ như vữa xây) và trải đều 1 lớp cát vàng xi măng (dày khoảng 2 cm) sau đó tráng một lớp vữa xi măng cát ướt (tỷ lệ xi măng: cát đen đã rửa sạch là 2:1) và chỉ việc dán gạch lát nền trên cùng.
Trên lớp bê tông lót nền ta láng một lớp vữa xi măng cát mác 80 đánh màu kỹ. Chú ý láng vén cả lên chân tường xung quanh. Lớp láng này sẽ giữ cho độ ẩm cao của nền đất không làm ảnh hưởng đến độ ẩm của vật liệu cách nhiệt. Trên lớp vật liệu vữa láng đổ một lớp vật liệu cách nhiệt có chiều dày 15-25cm, tùy từng loại vật liệu cụ thể, đầm chặt. Trên lớp vật liệu cách nhiệt phủ kín bằng một lớp nilon áo mưa rồi rồi lát gạch trang trí. Lớp vải nilon có tác dụng ngăn cho vữa lát không làm ẩm vật liệu cách nhiệt. Bản chất của giải pháp này là cách nhiệt nền nhà bằng vật liệu cách nhiệt, sao cho nhiệt độ thấp dưới đất trong đêm không lên tới mặt nền, do đó nhiệt độ mặt nền thường cao hơn nhiệt độ đọng sương. Vào những ngày có độ ẩm bão hoà thì nhiệt độ nền và nhiệt độ không khí là tương đương nhiệt độ đọng sương. Khi đó lượng nước ngưng tụ trên mặt nền cũng sẽ không nhiều. Yêu cầu của giải pháp là giữ độ ẩm của vật liệu cách nhiệt dưới nền luôn không quá 12%. Muốn vậy phải cách ẩm và cách nước hoàn toàn với nền đất.
Thực tế ứng dụng vào công trình cho thấy giải pháp cách nhiệt nền nêu trên có thể giảm được nồm khoảng 80%. Không thể có giải pháp loại trừ nồm 100%, vì vào những ngày không khí bão hoà hơi nước thì hiện tượng ngưng đọng trên bề mặt nền hay đồ vật vẫn luôn xảy ra. Do đó giải trên được gọi là giải pháp hạn chế nồm, chứ không gọi là giải pháp chống nồm.
Tham khảo các mẫu nhà 2 tầng giá rẻ mà đẹp
b. Biện pháp sử dụng vật liệu lát nền chống nồm
Các loại vật liệu phù hợp cho nền nhà chống nồm là các vật liệu ốp lát mỏng như: gạch gốm nung, gỗ hoặc tấm lát nhựa composite, vật liệu cách nhiệt nhẹ. Tuy nhiên, nếu các bạn vẫn muốn dùng thì nên chọn loại thô ráp và có bề dầy thật mỏng dưới 7mm.
Đơn giản nhất là lát gạch trang trí bằng gạch lá nem 30x30cm. Gạch này vừa có tính cách nhiệt với nền đất, vừa hút nước nên không có nước ngưng tụ trên mặt nền vào những ngày nồm. Khi đó không cần phải có giải pháp cấu tạo đặc biệt để hạn chế nồm cho nền. Nếu dưới lớp lát là một lóp lót nền bằng gạch đất sét nung non thì rất tốt.
c. Cấu tạo nền nhà chống nồm
Lớp 1 là mặt nền nhà có yêu cầu thẩm mỹ, độ bền và chống mài mòn cao. Lớp này có độ chắc đặc và quán tính nhiệt lớn, độ dày của chúng nên chọn càng nhỏ càng tốt. Các vật liệu phù hợp cho lớp 1 là gạch men sứ có độ dày <= 7mm, gạch gốm nung dày <=10mm, vật liệu composite dày <=7mm, gỗ paket hoặc vsn dày <=20mm.
Lớp 2 là lớp cách nước cho vật liệu cách nhiệt trong quá trình thi công và sử dụng nền nhà. Trong trường hợp kết cấu nền nhà có lớp 1 và 3 được chế tạo rời thì nên sử dụng giấy dầu, sơn bitum cao su…làm lớp chống thấm. Khi lớp liên kết lớp 1 và 3 được chế tạo liền thành tấm lát nền thì không cần lớp cách nước 2 mà thông thường chúng được gắn kết với nhau bằng keo hoặc xi măng trên nguyên tắc độ dày của 2 lớp càng mỏng càng tốt.
Lớp 3 là lớp cách nhiệt, có quán tính nhiệt nhỏ. Cần chọn vật liệu cho lớp này vừa có sức chiu tải cho nền nhà vừa có đủ khả năng cách nhiệt. Vật liệu phù hợp có thể là các loại sản phẩm cách nhiệt có cường độ chịu nén cao >=200N như gốm bọt, xốp polystyrene, tấm đôlômít…Chiều dày của lớp này được tính toán tùy theo vật liệu sử dụng.
Lớp 4 là lớp ngăn lớp mao dẫn từ đất nền để bảo vệ lớp cách nhiệt không bị ẩm. Để làm lớp này có thể sử dụng các vật liệu cách nước như giấy bitum, màng polyetylen, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát mác 7.5 -10 đánh màu kỹ.
Lớp 5 là lớp bê tông lót hoặc bê tông gạch vỡ có cấu tạo tương tự như các loại nền nhà thông thường nhằm tăng độ cứng của nền.
Xem thêm: Mẫu nhà 1 tầng có gác lửng
3. Công tác thi công nền nhà chống nồm
- Công tác đầm nền: Đầm nền cần đủ chắc và phẳng, tránh việc hư hỏng nền nhà do lún nền.
- Lớp bê tông hoặc lớp bê tông gạch vỡ: Sau khi thi công cần được láng phẳng một lớp xi măng cát mác 10 day 10-20mm làm nền cho lớp cách nước.
- Lớp cách nước: Nếu dùng giấy cách nước thì cần được trải phẳng dán liền các khe nối và vén lên phần chân tường ít nhất 10mm để để ngăn nước và ẩm từ phía tường ra ngoài. Nếu dùng sơn chống thấm thì quyét hoặc phun theo chỉ dẫn của hãng sản xuất. Nếu sử dụng vữa xi măng cát thì trải đều vỗ đầm chặt và đánh màu ướt thật kỹ.
- Lớp vật liệu cách nhiệt: Cần được thi công đạt độ phẳng sao cho lớp vữa lát sàn không vượt quá 10-20mm
4. Kiểm tra chất lượng thi công nền nhà chống nồm
Trọng tâm nền nhà chống nồm bao gồm các lớp vật liệu mỏng do vậy công tác kiểm tra tập trung vào độ phẳng và độ cao các lớp vật liệu phải đạt độ đồng đều và độ dày thiết kế. Kiểm tra chất lượng vật liệu cách nhiệt phải đảm bảo không bị nhiễm ẩm (độ ẩm <=12%), vật liệu cách nước không bị rách, thủng. Trong quá trình lát lớp mặt, trước khi lát cần đặt màng ngăn nước, bảo vệ lớp cách nhiệt không bị vữa lát làm ẩm ướt. Vữa lát không quá dư nước làm khuếch tán ẩm vào lớp cách nhiệt. Sau khi lát lớp mặt cần kiểm tra mạch đảm bảo no, kín vữa xi măng.
Tham khảo thêm nhiều mẫu nhà cấp 4 kiểu mái bằng
5. Một số giải pháp khác chống nồm cho nền nhà
Luôn đóng kín cửa
Trong tiết trời nồm, sàn nhà ướp nhẹp cộng thêm không khí bí bách khiến nhiều người có xu hướng mở cửa sổ, cửa chính để đón gió nhằm giúp nhà thoáng hơn và mong gió sẽ làm khô sàn. Nhưng đây lại là một sai lầm tai hại, những cơn gió mang độ ẩm cao thổi vào nhà chỉ khiến nơi ở của bạn thêm ẩm ướt. Tốt nhất, bạn nên hạn chế mở cửa, bật điều hòa và cũng đừng bật quạt để giữ cho ngôi nhà được khô ráo hơn.
Nên lau nhà bằng giẻ khô
Để đối mặt với nồm ẩm, nhiều bà nội trợ không ngại lau dọn thường xuyên để nhà khô sạch. Nhưng dù bạn có lau bằng nước nóng, ngôi nhà cũng khó mà bớt ẩm ướt. Cách tốt nhất lúc này là hãy dùng giẻ khô, sạch để lau nước trên nên nhà.
Bật điều hòa chế độ khô
Nếu nhà bạn có điều hòa hai chiều, hãy bật chế độ khô. Đây là cách tuyệt vời để hút ẩm và lưu thông không khí, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên, đặc biệt là trong những ngôi nhà có trẻ nhỏ.
Sử dụng các vật liệu hút ẩm
Hiện có khá nhiều loại máy hút ẩm có khá nhiều trên thị trường, nếu có điều kiện, bạn đừng ngần ngại mua loại máy này về sử dụng, tuy tốn thêm chút điện nhưng nó cũng giúp cho ngôi nhà của bạn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu không có điều kiện mua máy, bạn cũng có thể để một chậu than củi nhỏ trong phòng, dưới gầm ghế... để hỗ trợ hút ẩm trong nhà. Với những khu vực sử dụng chung tại ngôi nhà như cửa ra vào, bồn rửa, cửa nhà tắm, bên cạnh thảm lau, bạn còn có thể đặt thêm 1 vài tờ báo để hỗ trợ hút ẩm trong thời gian ngắn. Đây là cách hay bởi không phải nhà nào cũng có đủ thảm chùi thay thế trong những ngày nồm ẩm kéo dài.
Chống ẩm mốc cho tủ quần áo, góc nhà.
Đối với tủ quần áo, các góc nhà, góc tường bị ẩm nhiều, hãy sử dụng hộp hút ẩm để hạn chế ẩm mốc. Không nên hong quần áo bằng quạt vì sẽ chỉ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn
Chống mốc và khử khuẩn cho đồ dùng bằng nước nóng
Những đồ dùng gia đình như đũa, muôi bằng tre, gỗ rất dễ bị mốc trong nhưng ngày ẩm. Bởi vậy sau khi rửa bát đĩa mỗi ngày, bạn hãy dùng nước nóng tráng lại lần cuối, phơi ráo hoặc xếp có khoảng cách để đồ dùng được khô, ráo đảm bảo vệ sinh. Nếu nhà có mấy sấy bát đĩa, đừng quên sử dụng chúng.
Để đồ điện tử ở chế độ chờ
Hãy bật các thiết bị điện tử và để chúng ở chế độ chờ để hạn chế ảnh hướng của hơi nước đến nhưng món đồ như tivi, đầu đĩa, máy tính....sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt động, sinh nhiệt, sấy thiết bị không bị ẩm. Ngoài ra bạn cũng nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một vài tiếng.
Các ngày mưa phùn ẩm ướt đang tới rồi, chúc các bạn chọn được những giải pháp đơn giản mà hiệu quả giúp cho căn nhà luôn khô thoáng và sạch sẽ. Quý khách có nhu cầu tư vấn và thiết kế nhà, biệt thự, khách sạn…vui lòng để lại cmt hoặc liên hệ trực tiếp 0988 030 680 để nhận tư vấn miễn phí.
Xem thêm Mẫu nhà 1 tầng kiểu Pháp đẹp