Tại các khu đô thị lớn, mật độ xây dựng và số lượng các công trình ngày càng tăng cao. Không chỉ vậy nhu cầu xây dựng cũng đã mở rộng ra các vùng ngoại ô khi mà tình trạng đất chật người đông đang diễn ra, gây quá tải cho các tuyến nội thành. Cùng với nhu cầu xây nhà ở là nhu cầu về phương tiện đi lại. Một thực trạng chung hiện nay ở các thành phố lớn là thiếu không gian để xe.
Trở lại với các công trình nhà ở dân dụng cũng không loại trừ việc phải tìm ra phương án xử lý bài toán để xe mà nói rộng ra là bài toán giữa diện tích chật hẹp và công năng lớn. Nếu như trong các bài viết trước, kiến trúc sư ANG đã đưa ra gợi ý làm nhà có gác lửng thì ngày hôm nay, giải pháp được đề xuất là các bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm. Vậy làm cách nào mà các ngôi nhà có tầng hầm giải quyết được bài toán không gian diện tích? Các lưu ý khi thiết kế nhà có tầng hầm là gì?...
Bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm- giải pháp xử lý bài toán công năng, diện tích
Tầng hầm là gì?
Có nhiều cách để định nghĩa tầng hầm. Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03/2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ xây dựng ban hành thì tầng hầm được quy định là tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
Hiểu theo công trình xây dựng thực tế thì tầng hầm là một hoặc nhiều tầng của một tòa nhà hay ngôi nhà được thiết kế xây dựng nằm hoàn toàn (tầng hầm chìm) hoặc một phần (tầng hầm, tầng bán hầm) dưới tầng trệt (sàn) và nằm âm dưới lòng đất.
Vậy tầng hầm có được tính là một tầng nhà hay không? Cũng theo quy định QCVN 03/2012/BXD trên, số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, tầng tum) và tầng nửa hầm. Như vậy các tầng hầm không tính vào số tầng nhà. Vậy tầng hầm và tầng bán hầm khác nhau như thế nào? Tầng bán hầm (tầng nửa hầm) được hiểu là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc nằm ngang cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
Công năng sử dụng tầng hầm
Tầng hầm thường được sử dụng như là không gian tiện ích cho một ngôi nhà, không khó để bắt gặp các công trình xây nhà cấp 4 có tầng hầm ở các khu phố. Vì ở độ cao thấp nên tầng hầm được thiết kế làm bãi đậu xe hay lắp đặt các hệ thống lò sưởi, máy nước nóng, hộp cầu chì, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phân phối điện, truyền hình cáp trong các tòa nhà. Còn đối với nhà ở dân dụng, tầng hầm ngoài là nhà để xe còn có thể tận dụng bố trí phòng ngủ giúp việc, kho chứa đồ.
Mở rộng hơn về công năng sử dụng của tầng hầm. Ở các nước xứ lạnh, mẫu nhà có tầng hầm được xây dựng rất nhiều nhằm mục đích làm kho ấm cất giữ thực phẩm hay làm kho rượu. Còn ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, việc xây tầng hầm có chỗ để xe được khuyến khích trong điều kiện thiếu diện tích làm bãi đỗ xe, ngoài ra ở các công trình công cộng còn có hầm vượt hoặc hầm an toàn dành cho người đi bộ. Trong lịch sử chiến tranh thì tầng hầm thậm chí còn được đào và cho xây rất nhiều để làm nơi trú ẩn cho người dân và cơ quan chính quyền.
Mẫu bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm được coi là giải pháp mở rộng không gian sinh hoạt, tối ưu hóa hệ công năng, đặc biệt đối với các mẫu thiết kế nhà phố hạn chế về diện tích. Giải quyết được bài toán này, tầng hầm đang trở thành xu hướng thiết kế khi xây nhà ở đô thị. Vậy khi xây theo bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm, tầng bán hầm, gia chủ cần chú ý những điều gì?
Tầng bán hầm không chỉ để xe mà với thiết kế lệch tầng bạn hoàn toàn có thể đưa cả căn bếp ấm cúng xuống đó...
Tầng hầm và tầng bán hầm- Nên lựa chọn kiểu bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm nào?
Với đặc trưng khí hậu Việt Nam và vấn đề cấp thoát nước ở các thành phố lớn thì tầng hầm nổi (tầng bán hầm) được cho là thích hợp hơn tầng hầm chìm. Đặc biệt với nhu cầu sử dụng tầng hầm làm nơi để xe, làm phòng kho không cần quá lớn trong quy mô hộ gia đình thì tầng bán hầm chính là phương án thiết kế tối ưu nhất.
Vậy tại sao nên lựa chọn tầng bán hầm cho nhà ở dân dụng? So với tầng hầm chìm thì tầng bán hầm với một nửa cao độ nhô lên khỏi mặt đất sẽ thoáng đãng và sáng sủa hơn, tránh tạo cảm giác ẩm ướt, khó chịu do nằm dưới lòng đất. Về mặt kỹ thuật, do không phải đào sâu vào lòng đất nên xử lý kỹ thuật đơn giản hơn, tránh được nguy cơ sụt lún cho các tầng trên.
Tầng hầm tạo một lớp nền chống ẩm cho sàn tầng trệt đặc biệt là vào thời tiết nồm ẩm mùa xuân, nâng cao chất lượng không gian phòng bếp, phòng khách đảm bảo sự khô ráo, thoáng đãng tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái.
Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật cho bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm
Một bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm được cho là tiêu chuẩn khi nó phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo sự an toàn cao nhất.
- Phần nổi tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với độ cao vỉa hè.
- Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m. Các ngôi nhà phố cần đặc biệt chú ý tới quy định này để đảm bảo an toàn cho xe từ tầng hầm đi lên có một đoạn đệm để dừng xe quan sát các phương tiện giao thông, quan sát xem có người trên tầng hầm không hoặc ngược lại.
- Đối với nhà ở liền kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.
- Độ dốc đường dẫn xuống tầng hầm (ram dốc): theo tiêu chuẩn xây dựng độ dốc mặt đường dẫn vào tầng hầm thông thường là 12%. Đối với những ngôi nhà phố không có sân hoặc sát mặt đường độ dốc này có thể là 20-25% so với chiều sâu.
Cách tính độ dốc tầng hầm như sau: Độ dốc tầng hầm=(Chiều sâu/chiều dài)< 15% là tốt nhất.
Ví dụ nếu chiều sâu của tầng hầm là 1m thì chiều dài của dốc hầm không nên nhỏ hơn 6m để đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn, tránh trường hợp chạm gầm ô tô hay khuất tầm nhìn của người điều khiển.
- Chiều rộng đường dốc: kích thước chiều rộng ram dốc tối thiểu là 3,5m. Ở các khu chung cư ram dốc được thiết kế khá rộng đủ 2 xe ô tô ngược chiều tránh nhau.
- Chiều cao tầng hầm: Chiều cao tối thiếu của tầng hầm là 2,2m
- Chiều cao đường dốc (ram dốc): Chiều cao của đường dốc phụ thuoocjvafo nhu cầu sử dụng, chiều cao an toàn của xe có thể lưu thông lên xuống hầm một cách thuận tiện trường hợp làm gầm để xe. Và chiều cao của đường dốc tương ứng với chiều cao tầng hầm, tối thiểu là 2,2m.
Hãy chú ý tới ánh sáng, kích thước ram dốc và hệ thống thoát nước cho tầng bán hầm
Một vài lưu ý khác khi thực hiện bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm
Khảo sát địa chất
Tầng hầm là giải pháp hiệu quả khi xây dựng nhà ở vì nó giải quyết được vấn đề không gian để xe và hệ thống kỹ thuật cũng như cách ẩm khá tốt cho tầng trệt sinh hoạt bên trên, đặc biệt là đối với đặc điểm thời tiết nồm ẩm vào mùa xuân như ở nước ta. Tuy nhiên việc xây nhà trên mặt đất đã đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật thì việc mở rộng diện tích âm dưới lòng đất, tất nhiên cũng cần hết sức cẩn thận và nên được các kiến trúc sư, kĩ sư xử lý.
Trước khi thực hiện bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm hay bất kỳ công trình nào thì bước đi quan trọng đầu tiên là kiểm tra thực địa. Việc kiểm tra thực địa (bao gồm khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn) chính là để đưa ra những đánh giá tin cậy về cấu tạo địa tầng, các chỉ tiêu cơ lý, động thái và tính chất hóa học của đất… (môi trường bao quanh ngôi nhà tương lai) từ đó có những phương án xây dựng hợp lý.
Diện tích tầng hầm
Diện tích, quy mô tầng hầm không những phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ mà còn phải phù hợp về mặt thẩm mỹ, kiến trúc với ngôi nhà tạo nên sự hài hòa về mặt tổng thể. Nếu nhà có nhiều tầng, cần nhiều chỗ để xe có thể ưu tiên làm tầng hầm chìm rộng rãi. Còn nhu cầu sử dụng đơn giản để làm gara ô tô và xe máy thì nên thiết kế tầng bán hầm.
Khảo sát công trình phụ cận
Bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm cần chú ý tới địa chất đất và các công trình xung quanh nhằm hạn chế sự ảnh hưởng không đáng có. Tại sao xây tầng hầm lại gây ảnh hưởng đến nhà xung quanh, tôi xây trên đất của tôi mà?- Có lẽ nhiều khách hàng sẽ có chung câu hỏi như vậy.
Trả lời cho câu hỏi này, kiến trúc sư lý giải các công trình lân cận đã được xây dựng trước đó sẽ gây lên áp lực phụ tải cho dải đất. Điều này gây khó khăn và phức tạp cho quá trình đào bởi nó phụ thuộc vào quy mô, kết cấu công trình bên cạnh. Tuy nhiên khó khăn không có nghĩa là không có thể làm được. Các kiến trúc sư và thợ thi công lành nghề sẽ có cách xử lý và tiếp cận trong quá trình thi công. Đó là lý do vì sao nên thuê những người trong nghề cùng bạn hoàn thiện ngôi nhà của gia đình mình.
Một giải pháp được gợi ý bởi kiến trúc sư ANG là làm một căn hầm theo dạng nhu một tầng trệt có chiều cao thấp (tầng hầm nổi) vừa tiết kiệm chi phí xây bè, móng cho tầng hầm, vừa giải quyết được vấn đề chiếu sáng tự nhiên, giảm bớt áp lực kỹ thuật xử lý lòng đất.
Ngoài ra, áp dụng tầng hầm kết hợp với thiết kế lệch tầng, đặt bếp ở phía sau với độ cao thấp hơn phòng khách nhưng cao hơn tầng hầm. Khoảng không gian còn lại có thể được dùng đặt hồ nước ngầm hay máy phát điện. Với thiết kế như thế này tạo điểm tựa vững chắc từ phía sau. Nếu ngôi nhà xây dựng trên nền đất yếu, tầng hầm mang tác dụng như một mảng móng bè, giúp chống thấm ngược, tránh tình trạng sụt lún không đều khi làm móng theo cách truyền thống.
Xử lý ánh sáng
Dù là tầng bán hầm hay tầng hầm thì vị trí của nó cũng đặt một phần hoặc toàn bộ dưới lòng đất tối tăm. Về mặt lý thuyết, tầng hầm khá là ẩm thấp do không đón được ánh sáng trực tiếp từ trên cao rọi xuống. Đó là lý do khi tiến hành bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm kiến trúc sư nên chú ý tới việc làm cách nào để tăng cường ánh sáng cho không gian này. Giải pháp có thể là dùng gương phản chiếu ánh sáng cho tầng hầm, làm giếng trời, hay mở 2 lối đi đối diện nhau vừa thông gió lại tận dụng được ánh sáng tự nhiên.
Chống ngập úng
Bên cạnh hạn chế về ánh sáng thì khả năng thoát nước cũng là yếu tố cần tính đến khi thực hiện bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm. Ở vị trí dưới thấp so với mặt đất, nếu không có hệ thống thoát nước thì rất có thể những ngày trời mưa, căn hầm của bạn sẽ biến thành một chiếc ao hay nhẹ hơn là bị ngập úng sàn gây ảnh hưởng đến chức năng sử dụng.
Để ngăn dòng nước từ ngoài chảy vào, gia chủ nên chú ý bố trí hệ thống rãnh thoát, mương nước đồng thời luôn luôn bố trí sẵn máy bơm hút nước ra ngoài trong trường hợp cần thiết. Để tránh thầm từ ngoài vào nên đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất).
Tính thẩm mỹ cho các bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm
Có ý kiến cho rằng đã là tầng hầm thì nên được giấu kín, tế nhị nhưng ngược lại có nhiều khách hàng lại muốn khoe sự độc đáo với thiết kế tầng hầm. Tất nhiên không có ý kiến nào đúng cũng chẳng có ý kiến nào sai. Tùy vào sở thích và nhu cầu của mỗi gia đình mà kiến trúc sư sẽ khéo léo thiết kế tầng hầm ra sao. Bởi trên hết một mẫu thiết kế nhà phải làm hài lòng được chính những người sống trong đó.
Tuy nhiên dù có giấu tầng hầm hay để lộ tầng hầm thì có một điều chắc chắn rằng nó sẽ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vẻ đẹp sang trọng hay những hình khối vốn dĩ đã khỏe khoắn, mạch lạc của các ngôi biệt thự. Chẳng những vậy bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm còn tăng thêm công năng sử dụng và sự bề thế, hiện đại cho ngôi nhà.
Thực tế có nhiều mẫu thiết kế còn coi mặt tiền chứa tầng hầm là điểm nhấn quan trọng thể hiện sự khác biệt. Tầng hầm còn giúp tôn lên sự cao ráo, thanh thoát cho các ngôi nhà.
Lựa chọn phương án thi công bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm
Có nhiều cách để thi công tầng hầm. Người thợ nên dựa vào đặc tính đất, yếu tố công trình phụ cận và bản thân đặc tính công trình để đưa ra sự lựa chọn hợp lý đảm bảo sự an toàn trong quá trình thi công và sử dụng sau này.
Cách thứ nhất có thể kể đến là đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên (áp dụng khi chiều sâu hố đào không lớn).
Cách thứ hai là phương pháp thi công tường hầm nhà làm tường chắn đất. Trước khi thi công đào đất người ta tiến hành thi công phần tường bao của tầng hầm trước sau đó mới đào đất trong lòng tường bao này đến đáy của tầng hầm. Trường hợp móng của công trình là cọc khoan nhồi thì cũng tiến hành thi công cọc khoan nhồi với thi công tường bao. Điều kiện áp dụng là công trình phải thiết kế để tường bao tầng hầm chịu được tải trọng áp lực đất và áp dụng công nghệ thi công nghệ cọc barette mới.
Cách thứ ba là thi công từ trên xuống. Lấy mặt đất làm điểm khởi hành, bản chất của phương pháp này là đồng thời thi công tầng hầm từ trên xuống và thi công thân nhà từ dưới lên.
Thiết kế ram dốc tầng hầm
Diện tích tầng hầm cân đối với diện tích ngôi nhà không những tạo tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới công năng sử dụng. Ví dụ nếu nhà quá ngắn mà thiết kế tầng hầm thì rất khó để làm ram dốc- cầu nối giao thông duy nhất giữa tầng hầm và mặt đất. Rồi diện tích ram dốc ra sao phụ thuộc vào chức năng chỉ để xe máy qua lại hay cả ô tô. Diện tích hầm nhỏ, diện tích ram dốc và các công trình phụ chiếm quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác sử dụng tầng hầm so với chi phí và công sức bỏ ra để thực hiện nó.
Thiết kế lối đi
Chắc chắn tầng hầm sẽ phải có một lối đi chính, đủ rộng để ô tô có thể ra vào, thực hiện chức năng để xe. Bên trong tầng hầm không nhất thiết phải làm vách ngăn càng tăng thêm cảm giác bí bức, chật chội lại choán diện tích không cần thiết. Một vài không gian chức năng có thể đưa xuống tầng hầm hay tầng bán hầm như nhà vệ sinh, bếp, phòng ngủ giúp việc. Để tiện cho việc di chuyển có thể thiết kế thêm lối đi phụ dẫn lên tầng trệt, sau khi cất xe người trong gia đình có thể sử dụng con đường này. Nếu có lợi thế về diện tích, bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm có thể làm 2 lối đi thông nhau vừa thoáng đãng lại thuận chiều di chuyển xe cộ.
Chi phí xây dựng bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm
Do yêu cầu cao về kỹ thuật xử lý và tay nghề nên chi phí thi công tầng hầm cao hơn so với thi công trên mặt đất. Đây là bảng giá trung bình mà bạn có thể tham khảo:
Nếu độ sâu của tầng hầm <= 1,2m so với cốt vỉa hè thì chi phí xây tính theo công thức (150% diện tích x đơn giá xây thô).
Nếu độ sâu tầng hầm từ 1,2-1,8m so với cốt vỉa hè thì chi phí xây tính theo công thức (170% diện tích x đơn giá xây thô).
Nếu độ sâu tầng hầm từ 1,2-1,8m so với cốt vỉa hè thì chi phí xây tính theo công thức (170% diện tích x đơn giá xây thô).
Nếu độ sâu tầng hầm từ 1,8-2,5m so với cốt vỉa hè thì chi phí xây tính theo công thức (200% diện tích x đơn giá xây thô).
Nếu độ sâu tầng hầm trên 2,5m so với cốt vỉa hè thì chi phí xây tính theo công thức (300% diện tích x đơn giá xây thô).
Tham khảo một vài bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm của ANG
Bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm 1 tầng
Mẫu số 1: Mẫu bản vẽ xây nhà cấp 4 có tầng hầm 100m2 BT222056
Địa chỉ: Phú Thọ
Kích thước: 10,5x13m
Kinh phí đầu tư dự kiến: 1,2 tỷ đồng
Thông số công năng diện tích: 100m2
1 tầng hầm , 2 phòng ngủ, 1 phòng khách + ăn, 1 phòng bếp ăn, 2 phòng vệ sinh
Mẫu nhà dành cho gia chủ muốn giấu thiết kế tầng hầm đơn giản...
Tầng hầm bố trí lối vào phía sau nhà, công năng sử dụng chính là làm gara để xe diện tích rộng rãi 64m2 tăng sức chứa Thiết kế 2 lối đi lớn dành cho ô tô và các phương tiện giao thông thuận tiện di chuyển và một lối đi phụ dành cho người đi bộ an toàn hơn trong khi sử dụng
Hình ảnh thi công thực tế bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm ở của gia đình anh Vệ ở Phú Thọ
Mẫu số 2: Mẫu nhà có tầng bán hầm diện tích 100m2 có 3 phòng ngủ BT214027
Địa chỉ: Văn Giang, Hưng Yên
Kích thước: 8x14m
Kinh phí đầu tư dự kiến: 1 tỷ đồng
Thông số công năng, diện tích: 100m2
Tầng 1: phòng khách: 24.5m2, phòng bếp+ăn: 32m2, Phòng thờ: 18.2m, WC 2: 4.1m2, Phòng ngủ 1: 22m2, Phòng ngủ 2: 16.5m2, Phòng ngủ 3: 15.2m2. Gara oto: 20m2. Sảnh: 6m2
Thiết kế mặt tiền tầng bán hầm là điểm nhấn ấn tượng trong ngoại thất ngôi nhà. Không chỉ mở rộng diện tích sử dụng, tầng bán hầm còn giúp tôn lên sự cao ráo và bề thế cho ngôi nhà 1 tầng mặt phố này.
Cũng giống như mẫu thiết kế trên, tầng hầm được thiết kế với mục đích chủ yếu làm hầm giữ xe nên diện tích cũng không quá rộng. Từ bán hầm có thiết kế cầu thang ngoài và cầu thang trong nhà dẫn lên tầng trệt, thuận lợi cho sự di chuyển, đặc biệt là vào ngày mưa gió.
Mẫu số 3: Bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm 1 tầng hiện đại diện tích 120m2 BT113056
Địa chỉ: Ninh Bình
Kích thước: 10x15,5m
Kinh phí đầu tư: 1,2 tỷ đồng
Thông số công năng, diện tích: 140m2
1 phòng khách, 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, 1 phòng bếp ăn. Diện tích tầng 1: 120m2
Nếu quan sát từ phía trước mặt tiền, bạn có nghĩ rằng ngôi nhà 1 tầng này lại sở hữu tầng hầm và hệ công năng lớn?
Tầng hầm nổi đã được kiến trúc sư thiết kế và "giấu" khéo léo với lối vào ở mặt bên. Thiết kế tầng hầm nổi không những tôn lên chiều cao tầng trệt mà còn giải quyết được vấn đề ánh sáng, thoát nước và diện tích cho tầng hầm. Ngoài ra phương pháp xử lý kỹ thuật cũng đơn giản và an toàn hơn.
Tầng hầm vô cùng rộng rãi vừa là nhà để xe vừa có thể tận dụng làm kho chứa đồ
Mẫu số 5: Bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm 250m2 1 tầng phong cách tân cổ điển BT413106
Địa chỉ: Đồng Nai
Kích thước: 23x14
Kinh phí đầu tư: 2 tỷ đồng
Thông số công năng, diện tích: 250m2
Tầng 1: Khách 33m2, bếp ăn : 21m2, Thờ 23.5m , gara : 20m2, ngủ 1: 16m2, ngủ 2: 16m2, ngủ 3: 20m2, ngủ 4: 20m2, tiền sảnh 15m2, diện tích mái: 320m2
Tận dụng lợi thế biệt thự vườn gia chủ hoàn toàn có thể thiết kế không gian bán hầm để xe và ram dốc thuận lợi như thế này
Mặt bằng tầng hầm thiết kế đơn giản, không có vách ngăn, toàn không gian tận dụng làm chỗ để xe. Thiết kế một cửa sổ nhỏ bên hông cũng là cách để tăng thêm ánh sáng tự nhiên cho khu vực này.
Bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm 2 tầng
Mẫu số 1: Mẫu thiết kế nhà 7x18m 2 tầng 1 mặt tiền có tầng hầm tiện lợi BT410018
Địa chỉ: Nghệ An
Kích thước: 7x18m
Kinh phí đầu tư dự kiến: 1,5 tỷ đồng
Thông số công năng diện tích: 120m2/sàn
+ Tầng hầm: gara ô tô
+) Tầng 1:Sảnh chính 5.5m2, Phòng khách 27m2, sảnh trung tâm 4m2, Phòng bếp 12m2, Phòng ăn 14.5m2, Phòng ngủ 1: 14.5m2, Phòng tắm 1: 4.5m2, WC1: 2m2.
+) Tầng 2: Sảnh 4m2, Phòng SHC: 14m2, Phòng tắm 4m2, WC 2: 2m2, Sân phơi 17m2, Phòng ngủ 3: 14.5m2, Phòng ngủ 2: 14.5m2, Kho 3.2m2, Phòng làm việc 8m2, Phòng thờ 8m2, Ban công 4.5m2
Thiet ke nha 2 tang co tang ham là giải pháp tăng diện tích cho các ngôi nhà phố
Nếu thiết kế tầng bán hầm ở nhà phố đừng bỏ qua các lưu ý về kỹ thuật
Mẫu số 2: Mẫu nhà 2 tầng có tầng hầm diện tích 90m2 có 3 phòng ngủ đẹp ở Thanh Hóa BT315087
Địa chỉ: Thanh Hóa
Kích thước: 6.8x12,4m
Kinh phí đầu tư dự kiến: 1,1 tỷ đồng
Thông số công năng diện tích: 90m2/sàn
+) Tầng hầm: Tầng hầm để xe, gara ô tô.
+) Tầng 1: Phòng khách 16m2, Sảnh 9.2m2, Phòng ngủ 12m2, WC 3m2, Phòng bếp ăn 21m2, WC 3.2m2, Ban công 6.6m2
+) Tầng 2: Sảnh chung 6m2, Phòng ngủ 2 17.4m2, Phòng ngủ 3 12m2, Ban công 6.6m2, WC 2.8m2, Phòng thờ 16m2, Sân chơi 6.2m2, Ban công 6.2m2.
Hình ảnh phối cảnh bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm của gia đình Minh ở Thanh Hóa
Mặt bằng nội thất tầng hầm. Việc linh động vị trí cửa ra vào và kích thước cửa cùng các lối đi giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn
Mẫu số 3: Thiết kế nhà 1 hầm 1 trệt 1 lầu diện tích 120m2 BT130088
Địa chỉ: Gia Lai
Kích thước: 6,5x23m
Kinh phí đầu tư dự kiến: 1,7 tỷ đồng
Thông số công năng diện tích: 120m2/sàn
+) Tầng hầm: Gara ô tô: 42m2, WC1: 6m2, Phòng ngủ 1: 20m2
+) Tầng trệt: Sảnh chính 7m2, Phòng khách 23m2, Sảnh tầng 5m2, Sảnh phụ: 4.5m2, Phòng bếp ăn 24m2, WC2: 3m2, WC3: 5m2, Phòng ngủ bố mẹ: 23m2
+) Tầng lầu: Sảnh tầng 5m2, Ban công 4.5m2, Phòng làm việc: 25m2, Ban công 7m2, Sân phơi: 11m2, Wc4: 3m2, WC5: 5m2, Phòng ngủ khách: 11m2, Phòng ngủ con: 23m2
Ngắm nhìn phối cảnh sang trọng, hiện đại của ngôi nhà có tầng bán hầm
Gara ô tô được đặt ở tầng hầm với không gian sử dụng tiện nghi và ấn tượng và sang trọng. Tầng hầm được thiết kế với diện tích rộng rãi, diện tích có sức chứa tối đa khoảng 2 ô tô và 4 xe máy. Việc di chuyển vào không gian của tầng hầm ngôi nhà cũng rất dễ dàng và thuận tiện khi có cổng phụ phía sau, giúp việc di chuyển và cất giữ xe trở nên đơn giản và thuận tiện hơn hẳn. Từ không gian để xe, có ngăn cách với cầu thang thông tầng lên phía trên và 1 phòng ngủ nhỏ ở trong cùng.
Bài viết trên hy vọng đã mang tới cho quý vị những thông tin hữu ích về kỹ thuật thực hiện bản vẽ thiết kế nhà có tầng hầm và một vài mẫu thiết kế do chính thay đội ngũ kiến trúc sư ANG thực hiện. Mọi thông tin cần tư vấn, làm rõ xin vui lòng liên hệ theo số hotline: 0988.030.680