Đổ bê tông là một trong những công việc không thể thiếu khi xây dựng bất cứ một công trình lớn nhỏ nào. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa biết được những kinh nghiệm cũng như lưu ý khi đổ bê tông. Chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
1. Quy trình đổ bê tông móng.
B1. Đóng cọc
B2. Đào hố móng
B3. Làm phẳng mặt hố móng
B4. Đổ đá lót
B5. Kiểm tra cao độ móng
B6. Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc
B7. Đổ bê tông lót
B8. Ghép cốp pha móng
B9. Đổ bê tông móng
B10. Tháo cốp pha móng.
B11. Bảo dưỡng, che đậy móng
2. Công tác đổ bê tông cột dầm sàn
- Đối với nhà ở dân dụng khi chiều cao dầm ít khi vượt quá 50cm, người thi công sẽ thực hiện đổ bê tông dầm cùng với bản sàn.
- Khi chiều cao dầm >80cm, tiến hành đổ bê tông dầm riêng với bản sàn. Khi đó không đổ bê tông thành từng lớp theo chiều dài dầm mà sẽ đổ kiểu bậc thang từng đoạn với khoảng cách 1m, đạt tới độ dầm rồi đổ tiếp đoạn tiếp theo.
Lưu ý: Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, khi mặt bê tông cách mặt đáy dầm 3-5cm phải dừng lại khoảng 1-2 giờ để bê tông co ngót rồi tiếp tục đổ.
- Khi thực hiện thủ công, người thi công sẽ tách công đoạn này thành 2 gian đoạn, ban đầu đổ cột xong sau đó mới ghép cốp pha dầm và bản sàn
3. Kinh nghiệm đổ bê tông sàn
- Sàn không cần cốt thép khung và đai vì sàn có mặt cắt ngang rộng và độ dày nhỏ (thông thường từ 8-10 cm)
- Khi đổ bê tông sàn cần đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp.
- Chia mặt sàn thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1-2m. Đổ lần lượt từng dải một.
- Đổ đến khi cách dầm chính 1m, khi đó bắt đầu đổ dầm chính.
- Khi đổ bê tông mặt trên cốp pha sàn từ 5 - 10 cm tiếp tục đổ bê tông sàn. Để tránh lãng phí bê tông, bạn cần không chế độ cao bằng các cữ khi đổ bê tông sàn.
- Sau khi dầm dùi kỹ, dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt
- Để việc đổ bê tông được thuận tiện, kết cấu công trình phải thấp hơn đường vận chuyển bê tông.
- Đổ bê tông sàn từ chỗ xa và lùi dần về vị trí gần.
- Không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách học pha.
- Các công việc đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức
4. Kỹ thuật đổ bê tông cầu thang
- Có 2 cách đổ bê tông cầu thang.
+ Đổ đan thang bê tông cốt thép liền khối
+ Đổ một tấm đan phẳng theo độ dốc của cầu thang sau đó xây gạch thành bậc thang lên trên.
- Trước khi ghép cốp pha, đặt cốt thép phải xác định được độ dốc hợp lý của cầu thang. Có thể vạch lên tường. Với trường hợp bậc cầu thang không áp vào tường có thể dùng dây căng để xác định.
- Khi đổ bê tông cần dùng tắm chắn để tránh vữa bê tông dồn xuống đáy dốc.
5. Những lưu ý khi đổ bê tông móng băng
- Khi đổ bê tông móng băng có một thuận lợi đó là mặt cắt của bê tông có dạng hình thang, mái dốc nhỏ, chỉ cần ghép cốp pha hai bên thành mà không cần ghép mặt trên.
- Có thể dùng đầm bàn và đầm xoa để thi công. Lưu ý, vì khi đầm dễ bị cháy nên cần trộn bê tông có độ khô.
- Nguyên tắc đổ bê tông móng băng là đổ ở vị trí xa đến gần.
- Không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt thép gây sai lạc vị trí.
6. Đổ bê tông móng đơn.
Khái niệm móng đơn: Móng đơn nằm riêng lẻ trên mặt đất, có thể là hình vuông, hình chữ nhật, tám cạnh, tròn... Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Muốn tiết kiệm, bạn có thể sử dụng móng đơn.
7. Đổ bê tông mái dốc.
Đổ bê tông mái dốc là loại bê tông có các tính chất cơ lý đáp ứng các yêu cầu của thiết kế và được thi công trên nền nghiêng với phương nằm ngang một góc α ≠ 0 & ≠180o
Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc thi công xây dựng sao cho an toàn nhất. Chúng tôi sẵn sàng đón nhận những góp ý cũng như thắc mắc của bạn.
8. Công tác bảo dưỡng bê tông
- Tránh va đạp mạnh bê tông mới đổ tránh biến dạng bê tông và ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thẩm mỹ.
- Về bê tông móng, trước khi lấp đất cần tưới nước thường xuyên. Sau khi lấp đất cần cung cấp 1 lượng nước vừa đủ để tiếp tục bảo dưỡng.
- Bảo dưỡng liên tục trong 3 ngày
- Không các vật nặng lên bê tông trong quá trình bảo dưỡng, cần đặt các rào cản hoặc biển báo để ngăn chặn sự vô tình va chạm hay đặt các vật nặng lên bê tông
Mời gọi vào hotline: 0985 829 320