Chiều cao của một ngôi nhà là khoảng cách từ nền tầng 1 (hoặc nền đất xung quanh) đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Một số chủ đầu tư gửi yêu cầu thiết kế cho chúng tôi với mong muốn thiết kế nhà thấp để tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Thế nhưng, nhiều người cho rằng làm phòng thấp lại tạo cảm giác nặng nề, bị đè nén. Ngược lại quan điểm về chiều cao nhà lớn cũng có sự khác nhau. Có người cho rằng nhà cao sẽ tạo cảm giác thoải mái, thông thoáng và sang trọng. Nhưng trong nhiều trường hợp khác lại cho rằng độ cao lớn mang lại sự trống trải, lạnh lẽo. Điều này còn phụ thuộc vào cách trang trí và công năng của phòng. Trong một căn nhà có nhiều không gian sử dụng với mục đích khác nhau, sẽ có cảm giác khác nhau đối với từng không gian sử dụng. Xây nhà cao bao nhiêu thì hợp lý cũng là câu hỏi của rất nhiều khách hàng khi gọi điện tới ANG xin tư vấn. Bởi lẽ đó, hôm nay kiến trúc sư Angcovat sẽ chia sẻ với các bạn về chiều cao nhà cấp 4 mái thái hợp lý.
Xem thêm: Biệt thự mái bằng 1 tầng
1. Nhà cấp 4 là gì?
Có nhiều quan điểm về nhà cấp 4 khác nhau. Nhà cấp 4 được hiểu là nhà có kết cấu chịu lực bằng gạch hoặc gỗ, có thời hạn sử dụng thấp (khoảng 30 năm). Tường bao che hoặc tường ngăn được làm bằng gạch đơn giản. mái nhà thường được làm bằng ngói hay tấm lợp vật liệu xi măng tổng hợp, nhiều khi nhà cấp 4 được hiểu là nhà tạo lên bằng các vật liệu như tre, gỗ, lợp mái bằng lá hay rơm rạ. Đó là quan điểm trước kia của nhiều người dân Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay, khái niệm về nhà cấp 4 đã có trên văn bản Nghị định của Chính phủ. Theo đó, nhà cấp 4 được phân biệt là nhà có diện tích sàn sử dụng dưới 1000 m2 hoặc chiều cao nhỏ hơn 3 tầng.
Nhưng theo thông tư số 03/2016/TT-BXD căn cứ vào kết cấu chịu lực của công trình để phân cấp thì nhà cấp 4 là nhà có chiều cao xây dựng từ 1 tầng trở xuống. Đây mới là khái niệm chính xác nhất.
Ưu điểm của nhà cấp 4
Đặc điểm của những ngôi nhà này được xây dựng rất nhiều ở nông thôn với chi phí thấp, thời gian hoàn thành ngắn, kỹ thuật xây dựng không đòi hỏi phức tạp. Tuy nhiên hiện nay một số hộ gia đình ở các thành phố cũng có nhu cầu ở nhà cấp 4. Với nhiều ưu điểm như chi phí thấp, dễ thiết kế phù hợp với các nhu cầu, sở thích của người sử dụng, đồng thời mang phong cách đơn giản, trẻ trung nhưng cũng rất hiện đại. Đăc biệt nhà cấp 4 mái thái rất mát vào mùa hè, có hiệu quả trong việc chống nóng; kiến trúc đẹp hơn so với các loại nhà khác; khả năng chống thấm tốt, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Với phong cách hiện đại, mới lại, kết hợp với kiến trúc nước ngoài khiến cho những ngôi nhà cấp 4 mái thái luôn sang trọng và độc đáo. Với những người thích sáng tạo và kiểu cách đặc biệt cũng như không gian mới lạ, công năng sử dụng vẫn đảm bảo mà không gian lại không bị bó hẹp thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời. Theo xu hướng thì những ngôi nhà với mái truyền thống hiện tại không còn phù hợp với những gia chủ có điều kiện kinh tế và mong muốn có một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi với sự nổi bật riêng biệt. Do đó, nhà cấp 4 mái thái chính là sự lựa chọn tốt hơn.
Ngoài ra, so với nhà chung cư, nhà liền kề hay nhà cao tầng thì những ngôi nhà cấp 4 lại có những ưu điểm vượt trội về giá trị, kiểu dáng, nghệ thuật hoặc cách sắp xếp và sử dụng các khoảng không gian trong nhà. Diện tích vừa phải, không cần quá lớn nhưng các không gian riêng biệt như: phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, phòng đọc sách… vẫn được thiết kế một cách hoàn hảo. Mái thái, mái tôn… thay vì mái ngói truyền thống, nhà cấp 4 với gác lửng, gara và phòng ngủ sáng tạo, hiện đại.
2. Lý do phải tính toán chiều cao nhà cấp 4 mái thái?
Việc tính toán chiều cao tầng nhà rất quan trọng trong việc thiết kế ngôi nhà. Nếu như thiết kế chiều cao tầng nhà lớn quá sẽ làm cho những người ở trong ngôi nhà đó có cảm giác trống trải lạnh lẽo, hơn nữa có tốn kém. Còn nếu như chiều cao phòng quá thấp sẽ khiến mọi người có cảm giác chật chội, bí bách. Vậy nên cần phải tính toán chiều cao tầng nhà hợp lý để vừa có thể tạo ra được cảm giác thoáng đãng, sang trọng vừa tạo được cảm giác gần gũi. Việc tính toán chiều cao tầng nhà bao nhiêu là hợp lý nhất chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới sự thoải mái của không gian tổng thể cũng như chiều cao để có thể phù hợp được với các chức năng của các phòng khác nhau.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao nhà cấp 4 mái thái
- Chức năng phòng:
+ Phòng khách là nơi tiếp khách và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình cần tạo cảm giác thoải mái và sang trọng. Chiều cao nên cao hơn các phòng khác, đôi khi có thể gấp đôi, nhất là đối với khoảng thông giữa hai tầng có diện tích rộng làm phòng khách, sinh hoạt chung, sảnh… chiều cao gợi ý từ 3,6 m đến 5 m.
+ Phòng thờ cần cảm giác trang nghiêm, chiều cao không nên thấp hơn các phòng thông dụng
+ Phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, phòng làm việc nên tạo cảm giác ấm cúng và tránh sự trống trải. Chiều cao phòng nên ở mức trung bình, khoảng 3 đến 3,3 m.
+ Phòng để xe, phòng tắm, phòng kho là những khu vực có tần suất sử dụng thấp, chỉ nên thiết kế chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian và tiết kiệm kinh phí xây dựng, khoảng 2,4 đến 2,7 m.
- Đặc điểm diện tích xây nhà
Nếu xây nhà từ 2 tầng trở lên, chiều cao tầng nhà sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ. Đối với nhà có diện tích xây dựng lớn thì rất đơn giản khi quyết định chiều cao phòng. Đối với nhà có diện tích dành cho thang nhỏ thì không nên thiết kế tầng cao quá, sẽ gây nên tình trạng độ dốc thang lớn, gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại giữa các tầng. Trong trường hợp nhà nhỏ, mà điển hình là nhà lô nhỏ và hẹp chiều ngang, chiều cao phòng cũng không nên thay đổi nhiều, chỉ nên thống nhất cùng một độ cao, khoảng 3 m là thích hợp.
- Đặc điểm khí hậu: Đối với những nhà ở khu vực khí hậu khắc nghiệt, hướng nhà chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết và cần sử dụng điều hoà nhiệt độ nhiều thì chiều cao nhà chỉ nên vừa phải để tiết kiệm năng lượng làm mát hoặc sưởi ấm nhà. Chiều cao thích hợp là 3 m đến 3,3 m. Đối với những nhà ở khu vực khí hậu dễ chịu, cần sự thông thoáng tự nhiên, thì nên thiết kế chiều cao nhà lớn hơn, khoảng 3,6 m đến 4,5 m.
- Điều kiện kinh tế: đương nhiên thiết kế tầng nhà càng cao thì kinh phí xây dựng càng cao, kèm theo chi phí hoạt động, bảo dưỡng nhà cũng lớn hơn.
Xem thêm: Nhà cấp 4 mái dốc
4. Chiều cao nhà cấp 4 mái thái bao nhiêu là hợp lý?
Chiều cao nhà, chiều cao tầng và số tầng xây dựng thường phụ thuộc vào quy hoạch chung của khu vực. Đối với nhà ở tư nhân, vấn đề chiều cao tầng hoặc chiều cao phòng là đáng quan tâm và tính toán nhất. Đối với nhà ở tư nhân, chiều cao tầng (phòng) thông dụng nên phân làm 3 mức cơ bản: phòng thấp (từ 2,4 đến 2,7 m), phòng tiêu chuẩn (từ 3 m đến 3,3 m), phòng cao (3,6 đến 5 m). Căn cứ quy hoạch chung của khu vực, điều kiện khí hậu, đặc điểm của mảnh đất, chức năng sử dụng của từng không gian mà chúng ta sẽ chọn ra được chiều cao cho từng phòng và tầng một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Để đạt được cảm giác thoải mái và tiết kiệm thì chiều cao tầng nhà được tính từ mặt sàn này đến mặt sàn kia là 2,8m. Đây là chiều cao đủ để thỏa mãn các yêu cầu về thông thoáng, hay gắn các thiết bị như quạt trần, đèn… Với những yêu cầu tiện nghi tối thiểu cho các phòng ngủ có thể hạ chiều cao tầng đến 2,5m. Hay đối với các nhà phố hiện đại thì diện tích sử dụng thường bị bó hẹp, thì việc hạ chiều cao tầng đồng nghĩa với việc tiết kiệm diện tích thang trên mặt bằng mà vẫn đảm bảo được độ dốc tiện nghi. Chính điều này sẽ làm cho việc đi lại dễ dàng hơn, ít nguy hiểm cho trẻ con và người già. Hơn nữa việc giảm chiều cao của các tầng có thể giảm được chi phí về vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, nhân công xây dựng… Đối với nhà phố chiều ngang hẹp khoảng 3-4m thì việc giảm chiều cao tầng sẽ làm mặt đứng của nhà hài hòa hơn và tránh được tỷ lê không cân giữa chiều cao và chiều rộng nhà.
Tham khảo: Nhà cấp 4 có gác lửng
Yêu cầu chung cần đảm bảo của ngôi nhà hiện nay:
Với điều kiện con người, khí hậu và tập quán sống của Việt Nam bình quân tiêu chuẩn ở khoảng 7m2/người.
Phòng khách: Đây là phòng lớn nhất và đẹp nhất trong căn hộ và thường thể hiện rõ tính cách và sở thích riêng của chủ nhân. Phòng khách thường có diện tích từ 14 – 30m2.
Các phòng khách thường liên hệ trực tiếp với hiên và sảnh. Cửa ra vào thường rộng 1.2m cao 2.2m mở 2 cánh hay 4 cánh nếu là rộng trên 2m.
Phòng ăn: Việc thiết kế phòng ăn có thể kết hợp liền với bếp, hay có thể tổ chức kết hợp với không gian tiếp khách. Nếu là phòng ăn riêng thì vị trí thích hợp là gần bếp, và liên hệ thuận tiện với phòng khách. Diện tích phòng ăn tiêu chuẩn từ 12 – 15m2.
Phòng ngủ: Hiện nay phòng ngủ trong nhà, căn hộ thường gồm: Phòng ngủ vợ chồng (12-18m2) , phòng ngủ cá nhân (diện tích khoảng 6m2), phòng ngủ tập thể (10 – 12m2). Việc bố trí thiết kế phòng ngủ này phụ thuộc và các yếu tố như: Số nhân khẩu, quan hệ giới tính và lứa tuổi và cấu trúc gia đình.
Trên đây là cách tính toán và thiết kế chiều cao nhà cấp 4 mái thái hợp lý. Chúc quý khách có được một mái nhà hoàn hảo.
Xem thêm: Các mẫu nhà cấp 4 có tầng hầm