Ban công là phần đưa ra khỏi mặt bằng nhà, có thể có hoặc không có mái che, kết cấu thường kiểu console. Chỉ thường dùng cho nhà ở thấp tầng, biệt thự, nhà chung cư, nhà vườn hoặc kiến trúc kiểu Pháp cổ. Ban công sử dụng không tốt lắm vì dễ bị mưa hắt, nắng chiếu...có 2-3 mặt tiếp xúc với thiên nhiên, (2 mặt khi nó nẳm ở góc của hai bức tường vuông góc).Khi bạn đứng ở ban công nhà bạn có thể nhìn được ra bên ngoài theo 2-3 hướng. Ban công ba mặt tiếp xúc với thiên nhiên, có tầm nhìn rộng rãi nhưng nghỉ ngơi không tiện, nhất là đối với xứ nóng. Tuy nhiên tác dụng của ban công có được phát huy hết hay không còn phụ thuộc vào cách thiết kế, trang trí ban công. Vậy làm thế nào để thiết kế ban công chung cư đẹp mà vẫn an toàn? Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Vai trò của ban công đối với ngôi nhà
Ban công là nhịp cầu giúp con người liên hệ với ngoại cảnh, với thiên nhiên khi sống ở các tầng phía trên. Ban công góp phần tạo nên cảm xúc thẩm mỹ cho mặt đứng ngôi nhà.
Xét về phong thủy, nếu coi không gian ở trong nhà, nơi các hoạt động sống và sinh hoạt diễn ra chủ yếu, chiếm đến 90% ngôi nhà là phần chính mang yếu tố dương thì ban công có thể coi là không gian phụ mang yếu tố tĩnh giúp cân bằng âm dương trong ngôi nhà.
Ban công chiếm phần diện tích không lớn nhưng chiếm vai trò thiết yếu giúp tạo nét độc đáo riêng trong kiến trúc, làm bớt vẻ khô khan, tạo sự lãng mạn cho ngôi nhà. Vì thế, đối với các gia đình, ngoài việc chú ý đến trang hoàng các không gian như phòng khách, bếp, phòng ngủ thì cũng cần quan tâm đến không gian ban công. Ví dụ, nên để ban công có không gian mở, nên trồng hoa, cây cảnh để tạo sự tươi mới, lãng mạn cho chính căn nhà mình.
>>>Xem thêm: Các mẫu nhà cấp 4 kiểu Châu Âu
2.Thiết kế ban công chung cư đẹp hợp phong thủy
Nên nhớ rằng, ban công không phải chỉ có tác dụng phơi quần áo và trồng cây cảnh. Hiện nay, nhiều người đã biết tận dụng khoảng không gian giao thoa giữa trong và ngoài ngôi nhà này để làm nhiều việc có... ích hơn. Đó là biến nó thành nơi thư giãn, nghỉ ngơi, trò chuyện cùng bạn bè và giải tỏa stress.
Ban công được coi là một không gian quan trọng giao lưu giữa nhà ở với thế giới bên ngoài, đồng thời là nơi nạp khí cho ngôi nhà. Nhưng ban công cũng không tránh khỏi việc phạm phải phong thủy. Do đó, việc trồng cây cảnh, hoa để hóa giải là điều cần lưu ý. Cho dù nhà lớn hay nhỏ thì đều phải có một ban công, nhất là đối với những căn nhà chung cơ cao tầng bởi nó gần như là nơi được hưởng ánh sáng mặt trời một cách trọn vẹn. Và có thể nói rằng ban công là nơi có ảnh hưởng thay đổi nhất định đến môi trường sống trong nhà bạn.
Nên thiết kế ban công theo hướng nào?
Khoa học phong thuỷ cho rằng, ban công nếu nằm ở hướng Đông thì tài vận trong nhà sẽ hanh thông, tình cảm gia đình tốt đẹp. Mặt trời mọc ở đằng Đông, sẽ mang ánh sáng trong lành của buổi sáng vào nhà bạn. Cả ngôi nhà được ấm áp, tinh thần các thành viên gia đình luôn khỏe khoắn và vui tươi.
Đặt ban công ở hướng Nam cũng đưa không khí dễ chịu vào ngôi nhà bạn nhờ những luồng gió mát mang lại sức sống và năng lượng. Ngược lại, những hướng được coi là không tốt nên tránh là hướng Bắc vì ngôi nhà sẽ luôn hứng chịu những cơn gió lạnh, mưa bão, ảnh hưởng đến sức khỏe cả nhà và không khí trong gia đình. Hoặc ban công hướng Tây lại phải đón nhận ánh nắng mặt trời cả ngày, đến đêm không tiêu tán hết nhiệt, sức khỏe gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Thiết kế ban công theo những đường thẳng, vòm tròn là tốt nhất. Cần tránh những hình răng cưa, góc nhọn.
Ban công mở cần có tầm nhìn tốt
Khi bạn tiến hành xây dựng một tiểu cảnh ban công bạn nên chú ý điều này nhé. Bởi việc ban công bị che chắn bởi các vật khác hay chắn tầm nhìn từ việc xây dựng tiểu cảnh thì việc này sẽ ảnh hưởng đến mỹ cảnh trong ngôi nhà bạn và ảnh hưởng đến không gian trong nhà bạn.
Chú ý đến hệ thống thoát nước
Ban công là nơi giao hòa giữ con người với thiên nhiên đồng thời là nơi thư giãn với các thành viên ở trong gia đình. Việc xây dựng tiểu cảnh tại ban công giúp cho ban công trở nên mát mẻ và tươi mới hơn. Tuy nhiên bạn nên chú trọng đến việc lựa chọn cây xanh trang trí như những cây rễ nông có thể trồng được trong chậu, trong giỏ và đặc biệt chú ý đến hệ thống thoát nước. Bởi nếu bạn để nước bị tù đọng là nơi sinh sống của muỗi và sẽ làm mất đi vượng khí của ngôi nhà.
Nên lựa chọn những cây có sức sống tốt
Việc trồng cây cảnh ngoài việc để trang trí và thẩm mỹ cho ngôi nhà thì nó còn có tác dụng nữa là tăng vượng khí về mặt phong thủy cho gia chủ nữa chứ. Do đó các cây trồng trên ban công cần lựa chọn những cây có dáng to, sức sống khỏe và đặc biệt là lá luôn xanh tốt. Một số cây như cây cọ trúc, cây phát tài, cây thiết thụ,...Nếu ban công nhà bạn bị chiếu nắng quá nhiều có thể chọn một số cây chịu hạn tốt như sương rồng, cây ngọc, cây sống đời, hoa giấy…
Đặc biệt là bạn nên lựa chọn những loại cây nhỏ nhắn, không nên trồng những cây lá lớn, rậm rạp sẽ che mất tầm nhìn và ảnh hưởng tới mỹ quan của ngôi nhà.
3. Thiết kế ban công chung cư đẹp an toàn
Việc thiết kế ban công cho nhà ở không chỉ cần tính toán sao cho phù hợp điều kiện kinh tế của gia đình mà còn phải đảm bảo những thông số để có một ban công đạt tiêu chuẩn, đẹp và an toàn.
Trẻ con vốn thích leo trèo, luôn tò mò về mọi thứ và chưa thể nhận thức hết về nguy hiểm nên khi chơi ở ban công có thể trèo lên ban công, nhoài người ra ngoài ban công để với thứ gì đó, hay chạy nhảy quá đà, đến chỗ ban công dừng gấp nên bị lao ra ngoài lan can theo quán tính… thậm chí trẻ cũng có thể bị thương khi chạm vào chỗ cạnh sắc ở lan can gia công chưa kỹ…
>>>Tham khảo: Các mẫu nhà cấp 4 chữ L
Chiều cao ban công tiêu chuẩn
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn cho trẻ, lan can của ban công phải cao ít nhất 1,4m. Thiết kế lan can nên chú ý không thiết kế loại dễ trèo, tốt nhất nên dùng loại thanh dọc hoặc dọc uốn cong, không nên dùng thanh ngang hay hình dạng dễ leo trèo. Khoảng cách giữa các thanh lan can nên hẹp, không để ra khoảng trống cho quả cầu bán kính 10 cm chui lọt. Hoặc nên dùng lan can bằng tấm kính cường lực hoặc xây kín, tuyệt đối không để lan can trống hoặc thấp dưới 1m. Chất lượng của lan can phải phải đảm bảo chịu được lực lớn, bề mặt an toàn không có cạnh sắc có thể làm tổn thương trẻ.
Theo xu hướng hiện nay, lan can chỉ nên thiết kế thật đơn giản với những thanh gióng ngang hoặc bạn có thể đan xem 1 số thanh dọc và chéo. Xu hướng sử dụng lan can thiết kế kiểu con tiện hoặc chi tiết hoa văn cầu kỳ chỉ phù hợp với xu hướng thiết kế biệt thự theo phong cách cổ điển. Ngoài ra, đối với thiết kế nhà ở cao tầng, khoảng không phía trên các thanh gióng có thể kết hợp với lưới bằng sợi cáp thủy tinh để đảm bảo an toàn, đồng thời vẫn đảm bảo thông thoáng của khoảng không ban công.
Lắp đặt lưới an toàn ban công
Tuy có rất nhiều cách bảo vệ ban công nhưng lắp lưới bảo vệ là cách đảm bảo an toàn ban công tốt nhất.
Lưới an toàn ban công có khả năng chịu lực rất lớn (950 N) nên dù là người lớn ngã vào lưới cũng không sao. Lực đàn hồi của lưới sẽ đẩy trẻ lại ban công, giúp trẻ không bị rơi ra ngoài ban công gây nguy hiểm.
Sợi lưới an toàn được bọc bằng nhựa dẻo nên khi bé cầm vào cũng không sợ bị thương. Khoảng cách giữa các sợi cáp là 5cm, lúc giãn cách cũng chưa đến 10 cm, đảm bảo trẻ không chui lọt được, đồ đạc cũng hạn chế rơi ra ngoài.
Ngoài ra, có thể trồng thêm 1 lớp cây xanh ngay cạnh lan can coi như 1 hàng rào chắn xanh, hạn chế việc trẻ lại gần lan can và cũng giúp trang trí, thanh lọc không khí.
>>>Tham khảo thêm: Mẫu biệt thự 2 tầng 1 tum
4. Thiết kế ban công chung cư đẹp
Xu hướng tận dụng ban công để làm đẹp cho ngôi nhà của mình ngày càng trở nên ưa chuộng, đặc biệt đối với những ngôi nhà có diện tích không lớn, không thể đủ để thiết kế một sân vườn, hay một không gian thoáng rộng nơi mặt đất. Trước đây, ban công thường được thiết kế với kiểu dáng con tiện đúc sẵn, giờ xuất hiện nhiều loại ban công vó họa tiết cầu kỳ hơn, tạo điểm nhấn cho khoảng không thư giãn lý tưởng cho cả gia đình. Hướng ban công đón nắng hay không sẽ quyết định loại cây, hoa của bạn trồng trên ban công, thời tiết khu vực của bạn mang khí hậu nhiệt đới hay ôn đới, mưa nhiều hay ít mưa.
Tùy vào kích thước của ban công mà bạn có thể lựa chọn thiết kế sao cho phù hợp, để khi bước ra ban công có thể hưởng trọn khoảng không gian thoáng đãng phía trước. Đối với những ban công có diện tích nhỏ, bạn có thể lựa chọn những chiếc ghế và bàn tròn có thể gấp lại được, để sau khi sử dụng có thể cất đi giúp ban công trông thông thoáng hơn. Để cho ban công thêm phần sắc màu, bạn cũng có thể lựa chọn những chậu cây cảnh mini, đèn led trang trí, ngoài ra những chiếc gối tựa hay ghế bành có thể giúp bạn tận hưởng buổi sáng sớm trong lành đồng thời thả hồn vào buổi tối yên tĩnh và lãng mạn.
Nếu nhà bạn có thùng gỗ hay thùng xốp không dùng đến, hãy thử sơn màu cho chúng và đặt ngoài ban công. Chúng có thể sẽ là chiếc bàn trà đáng yêu cho ban công nhà bạn. Kết hợp thêm vài chậu cây nhỏ treo xung quanh để tạo không gian xanh cho ngôi nhà. Ban công nhỏ chung cư sẽ trở nên rực rỡ với nhiều loài hoa khoe sắc ngát hương. Những chậu cây có thể treo ra ngoài lan can sẽ giúp tạo không gian ban công rộng hơn. Từ đó, bạn có thể thoải mái kê một bộ bàn ghế nhỏ và thưởng thức không gian xanh trong lành.
Nếu bạn yêu thích trồng rau sạch, ban công nhà bạn có thể trở thành một địa điểm lý tưởng để thực hiện chúng. Chỉ cần một vài chậu đất, những loại rau xanh vừa giúp cung cấp lương thực, vừa giúp bạn thư giãn mỗi ngày. Trên ban công chung cư ở độ cao lớn nên sử dụng các chậu treo đung đưa là không nên, vì vậy nên dùng các loại chậu gài lan can, chậu đặt dưới sàn kết hợp luôn ghế ngồi như sau cũng rất bắt mắt.
>>>Xem thêm: nhà 2 tầng có gác lửng