Gạch bông gió là một loại vật liệu xây dựng cổ điển vốn được sử dụng trong nhiều thiết kế nhà truyền thống. Tuy nhiên gần đây, loại vật liệu này đã trở lại với những hình thái đầy sáng tạo. Bạn có đang thắc mắc tại sao gạch bông gió lại có sự trở lại ngoại mục như vậy không? Và bạn hiểu gì về loại gạch này? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu tất cả về gạch bông gió và đặc biệt là hướng dẫn thi công gạch bông gió cho từng không gian kiến trúc.
1. Gạch bông gió là gì?
Gạch bông gió hay còn gọi là gạch thông gió hoặc gạch hoa gió, là một loại gạch lỗ trang trí được áp ở các lỗ thoáng khí trên tường nhà. Tại sao lại gọi là gạch bông gió? Gạch bông gió là những loại gạch được làm từ gốm đất nung nhưng không tạo ra thành một khối liền mà lại được thiết kế thành những ô trống hoa văn, lưới. Đây là loại gạch khá quen thuộc với những ngôi nhà truyền thống. Ngày nay, gạch bông gió không chỉ đơn thuần là những vật liệu trang trí nhỏ trên tường mà còn là cả một công trình kiến trúc mở, tạo nên nét độc đáo, tự nhiên, cho không gian thêm bắt mắt.
Các loại gạch bông gió khổ biến và thông dụng
Những viên gạch bông gió đầu tiên ra đời mang những hình đang đơn giản như hoa, lá hay hình vuông cổ điển. Trước đây, gạch chủ yếu được làm bằng xi măng và cát nên có hai màu chủ yếu là xám và trắng. Thời điểm hiện tại đã có rất nhiều mẫu mã được sáng tạo bởi các nghệ nhân qua nhiều thời kỳ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một số hình thù nổi bật của gạch bông gió hiện nay như: gạch hình chữ nhật, gạch hình hoa mai, gạch bánh ú, gạch có nhìn chú bướm, …
+ Gạch thông gió hình vuông: Nổi bật với những họa tiết như hình bông hoa 4 cánh, chiếc lá, ngôi sao, kim cương, bốn chữ Y đối xứng, một chữ Y, khối lập phương...
+ Gạch thông gió hình bánh ú: Sản phẩm này được thiết kế giống hình chiếc bánh ú. Gạch được làm bằng xi măng hoặc đất nung. Loại gạch này thích hợp cho các nhu cầu cần ốp khách thông gió nhưng vẫn đảm bảo riêng tư và an toàn cho người sử dụng.
+ Gạch hình chữ nhật: Loại gạch này thường có những họa tiết như hình bông hoa, hình chữ hỷ, hình đồng tiền...
+ Gạch hình hoa mai và gạch hình cánh bướm: Đây là loại gạch không có viền, tổng thể mô phỏng một bông hoa mai 4 cánh hoặc hình ảnh loài bướm.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều nguyên liệu làm gạch bông gió mới, hiện đại được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mẫu gạch bông gió xưa như: Gạch bông gió xi măng, bông gió bê tông, bông gió cửa sổ, gạch lấy gió…Những mẫu gạch bông gió độc đáo này đã góp phần gieo những ý tưởng sáng tạo về xây dựng nhà ở, trang trí quán xá, biệt thự.
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu nhà 2 tầng 1 tum mới nhất 2018
2. Tính ứng dụng của gạch bông gió
Với thiết kế độc đáo của gạch bông gió, nó không chỉ làm chức năng lấy gió tại các bức tường mà còn được ứng dụng ở nhiều mục đích khác nhau như làm kệ sách, kệ trang trí trong khu vực phòng làm việc, phòng ngủ, vách tường, vách ngăn
- Tạo nguồn không khí cho ngôi nhà: Đối với khí hậu Việt Nam, vào những ngày mùa hè oi bức, ngôi nhà của bạn lúc này cần phải thông thoáng khí tối đa để giảm cảm giác bí bạch, khó chịu. Chính vì vậy gạch thông gió là vũ khí chống nóng hiệu quả nhất cho cả ngôi nhà, đó là điều mà các vật liệu gạch khác khó có thể làm được. Đây là giải pháp cứu cánh cho nhà hướng Tây nắng nóng.
- Tạo nguồn ánh sáng tự nhiên: Một ngôi nhà luôn kín bưng trong trạng thái tối tăm rất dễ ảnh hưởng đến cuộc sống gia chủ. Gạch thông gió vừa làm thoáng khí vừa cho phép một lượng ánh sáng hợp lý chiếu rọi vào ngôi nhà bạn, tạo một cảm giác thoáng đãng và vô cùng thoải mái. Ánh sáng còn có tác dụng diệt sạch các vi khuẩn có trong không khí và làm giảm sự ẩm mốc do bí khí trong căn nhà. Sử dụng tường gạch thông gió che chắn và tạo mặt đứng cho căn nhà là ý tưởng giúp giải quyết các vấn đề chắn nắng, bụi
- Sử dụng để thiết kế nội thất ấn tượng: Gạch bông gió hiện nay được nhiều kiến trúc sư lựa chọn khi thi công thiết kế nhà ở, có thể sử dụng làm kệ sách, đóng bàn nhà bếp, quầy bar, vách ngăn phòng hay thiết kế tường rào,.. đều cực kỳ độc đáo. Thay vì sử dụng những bức tường cứng nhắc và ngột ngạt, gạch bông gió được sử dụng để tạo nên sự thoáng mát, tự nhiên mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian, tạo được dấu ấn riêng biệt. Ý tưởng sử dụng gạch bông gió làm vách ngăn được hiện thực hóa trong nhiều không gian hiện đại. Đặc biệt trong các không gian nhỏ. Để tạo ra tính riêng tư, độc lập cho từng không gian mà không muốn phá vỡ đi cấu trúc cởi mở và tính thẩm mỹ của căn nhà.
- Sản phẩm thân thiện với môi trường: Do được làm từ gạch tuynel và gốm đất nung, gạch bông gió là loại vật liệu khá thân thiện với môi trường, nó có phong cách nhẹ nhàng, đơn giản nhưng lại không kém phần hiện đại. Đó là lý do vì sao loại gạch này lại càng được phổ biến.
Tham khảo thêm: Các mẫu nhà 2 tầng 3 mặt tiền đẹp
3. Hướng dẫn thi công gạch bông gió
a. Chọn gạch bông gió sao cho phù hợp?
Gạch bông gió là kiểu vật liệu trang trí mang nét đẹp xưa và nay, nó không chỉ giúp gia chủ khẳng định vị thế mà còn đưa không gian sống của con người đến gần với thiên nhiên, góp phần tạo dựng một cuộc sống dễ chịu và thư thái. Lựa chọn gạch bông gió trang trí cho phòng ngủ đang được rất nhiều người quan tâm và đây cũng không phải lựa chọn dễ dàng, bởi nó vừa phải mang tính thẩm mỹ cao mà còn tạo được một không gian thoáng đãng, ấm áp để giúp gia chủ có giấc ngủ yên bình nhất.
- Về kích thước căn phòng
Để giúp bạn trang trí phòng ngủ với gạch bông gió một cách đẹp mắt và phù hợp nhất, xem xét kích thước của phòng là điều hết sức quan trọng. Phòng ngủ rộng lớn cho phép bạn chọn những mẫu gạch với kích thước tương ứng 50×50, 40×40, 30×30, tuy nhiên nếu phòng ngủ có kích thước nhỏ bạn chỉ nên chọn gạch 10×10, 14×14, 15×15. Gạch bông gió loại lớn hơn một chút 20×20 có thể được dùng để lát nền, nhưng bạn nên lưu ý chọn mẫu gạch hơi mờ để không gây lạnh chân khi tới mùa đông.
- Về màu sắc của gạch
Thông thường, gạch bông gió được chọn cho phòng ngủ thường có màu đậm, trầm thay vì màu tươi sáng như ở phòng khách, phòng ăn. Bạn cũng có thể chọn gạch có họa tiết cách điệu đơn giản hoặc gạch màu kem, xám để khi kết hợp với ánh sáng lung linh của đèn ngủ sẽ tạo nên không gian vô cùng nghệ thuật.
- Về chất liệu của gạch bông gió
Chất liệu của gạch hoa gió cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn. Gạch bông men khô có họa tiết vân gỗ sẽ là lựa chọn hợp lý nhất mà bạn có thể suy nghĩ đến. Chất liệu men khô sẽ giúp người già dễ đi vào giấc ngủ, trẻ nhỏ cũng ngủ êm ái và sâu hơn. Bên cạnh đó, buổi sáng khi có ánh nắng chiếu vào, chất men khô giúp ánh nắng phản xạ ở mức vừa phải, không làm ảnh hưởng đến thị giác hay sức khỏe của gia chủ.
Xem thêm: Bản thiết kế các mẫu nhà aaso 4 có tầng hầm
b. Các bước hướng dẫn thi công gạch bông gió
Nguyên tắc xây gạch bông gió: Đứng tắng, mặt phẳng, vuông góc:
Chọn đúng loại gạch và kích thước yêu cầu trong bản thiết kế kỹ thuật. Sức chị
đạt cường độ quy định của công trình.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt xây gạch thông gió: Làm sạch bề mặt nền, tạo phẳng bề mặt có thể bằng vữa hoặc láng xi măng. Không nên xây gạch trên bề mặt quá nhẵn hoặc dễ vỡ như gạch men bóng, mosaic, kính,…
Bước 2: Chuẩn bị vữa xây trát
– Dùng vữa xây thông thường (xi măng các loại + cát sạch + nước sạch, Tỉ lệ trộn
vữa Xi măng/cát 1:1).
– Vữa xây được trộn dẻo vừa, không quá ướt.
– Mác vữa xây theo yêu cầu thiết kế
Bước 3: Cách dưỡng hộ trước và sau khi xây
– Trước khi tiến hành xây phải tưới nước giữ ẩm cho gạch.
– Sau khi xây xong, tiến hành tưới nước giữ ẩm cho tường. Tần suất tưới 3 lần/ngày và liên tục trong vòng 3 ngày, đảm bảo trong thời gian trên tường luôn được dưỡng ẩm.
– Ghi chú: Việc giữ ẩm cho gạch trước và sau khi xây rất quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tường xây.
Bước 4: Chuẩn bị xây
– Đo kích thước bề rộng và cao của khoảng tường Gạch thông gió định xây. Rồi chia đều khoảng cách gạch, nếu khoảng cách gạch xa nhau quá 20mm thì phải xây thu khoảng cách gạch gần nhau hơn(khoảng 8-10mm) là đẹp nhất, còn khoảng cách thừa để dồn ra 2 bên rìa tường và sẽ được chèn vữa ở khoảng trống đó. Có thể đặt chia thử các viên gạch thông gió vào ô định xây mà chưa cần vữa để chia khoảng cách.
– Dùng dây rọi để xác định độ vuông của điểm góc bức tường với mặt đất.
- Bước 5: Tiến hành xây
– Bắt đầu xây ở các điểm góc như đã xác định ở trên. Lấy mặt chính trang trí làm mặt phẳng gốc để căng dây và xây theo. (Ví dụ: xây tường mặt tiền kiến trúc nhà, nên chọn mặt phía trong phòng nội thất làm mặt chính lấy phẳng theo dây, hoặc xây vách ngăn giữa phòng khách và phòng ăn, sẽ lấy mặt tường bên phòng khách làm chính lấy phẳng.)
– Trải vữa dày khoảng 1cm đều lên móng tường. Lấy bay xây trải vữa, tạo một lớp ở giữa khối vữa để khi đặt gạch lên nó sẽ được trải đều ra các mép gạch và tránh lãng phí, đồng thời tạo ra chân đinh dính chặt vào Gạch thông gió.
– Tuân thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác. Xây định vị vài viên gạch cho mỗi hướng xây. Buộc dây vào hai viên gạch ở hai góc (ở hàng đầu tiên) và kéo căng chúng để làm mốc xây những viên còn lại.
– Lấy bay miết các mạch vữa sau khi mạch vữa đã ráo, khe mạch nào thiếu vữa sẽ lấy bay bù thêm vào và miết bằng bay.
– Độ dày mạch vữa khoảng 10mm. Có thể linh động điều chỉnh thêm mạch vữa nhưng không nên quá nhiều(tối đa dày 20mm cho những mảng tường có kích thước cao quá 4m và rộng quá 5m)
– Lấy bay miết các mạch vữa sau khi mạch vữa đã ráo, khe mạch nào thiếu vữa sẽ lấy bay bù thêm vào và miết bằng bay.
– Độ dày mạch vữa khoảng 10mm. Có thể linh động điều chỉnh thêm mạch vữa nhưng không nên quá nhiều(tối đa dày 20mm cho những mảng tường có kích thước cao quá 4m và rộng quá 5m)
Bước 6: Chiều cao và chiều rộng mảng tường gạch thông gió
– Xây cao khoảng 3,5-4,5m nên có giằng bê tông cốt thép, giằng dày khoảng 5-8cm để khóa gạch lại với nhau. Bề rộng khoảng 4-5m nên có cột trụ bê tông hoặc trụ gạch để khóa tường.
Bước 7: Tiến hành sơn tường
- Chờ tường gạch thông gió khô, khoảng 10-30 ngày kể từ ngày xây (tùy vào thời tiết, đảm bảo khô tường).
- Dùng súng phun sơn máy nén hơi để phun, trước khi phun nên làm vệ sinh bề mặt tường bằng cách xoa mặt tường bằng giấy ráp mịn hoặc đá mài. khi phun sơn thì che mặt sau tường để phun mặt trong gạch và mặt trước, đợi sau 4-5 tiếng để ráo sơn, thì che mặt vừa sơn rồi phun mặt tiếp theo, cứ như thế phun sơn tường 1 lót, 2 phủ như tường bình thường.
Tham khảo thêm: Những kiểu nhà 1 tầng có gác lửng
Trên đây là những thông tin cơ bản về gạch bông gió, ứng dụng và hướng dẫn kỹ thuật thi công gạch bông gió. Kiến trúc sư Angcovat luôn mong muốn đem lại những công trình giá trị và chất lượng cho quý khách. Những yêu cầu tư vấn thiết kế nhà ở, nhà hàng, biệt thự…quý khách vui lòng liên hệ hotline 0988 030 680 để được tư vấn trực tiếp.