Khi thi công xây dựng một ngôi nhà thì phần Móng nhà là phần quan trọng nhất. Bởi những hệ lụy mà móng nhà yếu mang lại là hết sức phức tạp. Bởi vậy, bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn từ khái niệm về móng đến thiết kế và thi công móng nhà ở dân dụng một cách hoàn chỉnh nhất.
Những khái niệm cơ bản nhất về móng và các loại móng nhà ở dân dụng.
- Móng nhà là gì?
Móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, khối lượng của công trình, đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng phải được thiết kế và xây dựng và thi công công trình không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng.
- Nền móng là gì?
Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
- Móng cọc là gì?
Móng cọc là loại móng dùng hệ cọc, đài, giằng móng liên kết với nhau tạo thành khối móng chịu tải trọng từ tường và chân cột.
- Móng Băng là gì?
Móng băng là loại móng có phần chân đế mở rộng chạy dài theo các trục cột tạo thành khối đế vững chắc. Móng băng là loại móng nông, đặt trên nền đất nguyên trạng hoặc nền đất đã qua xử lý.....
Móng băng thường được dùng cho các công trình thấp tầng, 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng...< 5 tầng.
- Móng đơn là gì?
Móng đơn hay còn gọi là móng cốc, là loại móng chịu lực độc lập từ chân cột truyền xuống và được giằng với nhau bằng giằng móng ở cos 0.000.
Móng đơn thường được dùng trong các nhà 1 tầng, 2 tầng, đặt trên lớp đất tốt.
- Móng bè là gì?
2. Thiết kế móng nhà ở dân dụng.
- Thiết kế móng băng nhà ở dân dụng.
Thiết kế móng nhà 2 tầng: Chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất, ví dụ bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà là 5m thì chiều cao của móng băng 2 tầng là 1/10*5m = 0.5m, Chiều rộng móng băng là 0.33m, như vậy dầm móng băng có kích thước là 33x50, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1-1.2m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D18 - 6D20 là hợp lý, thép cánh móng băng, dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.
Thiết kế móng nhà 3 tầng: Chọn chiều cao dầm móng bằng 1/8 chiều dài của nhịp lớn nhất, ví dụ bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà là 5m thì chiều cao của móng băng 2 tầng là 1/8*5m = 0.62m, Chiều rộng móng băng là 0.33m, như vậy dầm móng băng có kích thước là 33x65, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1.2-1.4m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D20 - 6D22 là hợp lý, thép cánh móng băng, dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.
Thiết kế móng nhà 4 tầng: Chọn chiều cao dầm móng bằng 1/7 chiều dài của nhịp lớn nhất, ví dụ bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà là 5m thì chiều cao của móng băng 2 tầng là 1/7*5m = 0.72m, Chiều rộng móng băng là 0.33m, như vậy dầm móng băng có kích thước là 33x75, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1.4-1.6m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D22 - 8D22 là hợp lý, thép cánh móng băng, dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.
- Thiết kế móng cọc nhà ở dân dụng.
+ Chọn số lượng cọc?
Thường khi thiết kế các công trình nhà dân sẽ không có kết quả khảo sát địa chất, nên việc tính toán chọn sơ bộ số lượng cọc cho chính xác và không lãng phí là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư.
Số lượng cọc trên một đài phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng, tuy nhiên độ sâu chôn móng không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc nên việc tính toán số lượng cọc được giả định như sau:
Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động do quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cộtx hệ số moment 1.2x số tầng
Ví dụ: tính số cọc 200x200 có sức chịu tải 20t/đầu cọc, cho cột có diện chịu tải 20m2(5*4) => số cọc = 1.2*1.2*5*20=144 tấn/20 = 7.2 cọc => chọn 8 cọc
+ Lựa chọn máy ép cọc?
Sức chịu tải của cọc 200x200 = 20T nghĩa là đầu cọc đơn chịu được tải trọng tĩnh là 20T, tải trọng động là tải trọng dồn lên đầu cọc trong quá trình thi công, tải trọng động thường = 2-3 lần tải trọng tĩnh, đó cũng chính là tải trọng ép lên đầu cọc. do đó tải trọng động ép lên đầu cọc 200*200 là 20*2-20*3T = 40-60T
Khi chọn máy ép cọc thì lực ép phải lớn hơn 15% tải trọng động => máy ép cọc phải >=75T mới ok.
Khi ép cọc sẽ có một bảng quy đổi từ đồng hồ ép ra tấn thực tế ép được, chỉ cần xem chỉ số trên đồng hồ là có thể tự giám sát được công trình của bạn.
- Thiết kế móng đơn.
3. Thi công móng nhà ở dân dụng
- Đào móng, Làm sạch và phẳng nền móng, Đổ móng (tùy thuộc vào từng loại móng mà có cách thi công khác nhau), Hoàn thiện móng.
3. Phương án thi công móng đơn
Móng đơn là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,…
Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Móng đơn thường được dùng trong sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.
Bước 1: Đóng cọc
Bước 2: Đào hố móng
Bước 3: Làm phẳng mặt hố móng
Bước 4: Kiểm tra cao độ lót móng
Bước 5: Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc
Bước 6: Ghép cốp pha móng
Bước 7: Đổ bê tông móng
Bước 8: Tháo cốp pha móng
Bước 9: Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.
4. Quy trình thi công móng băng.
Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
- Khi móng băng là móng cứng nên thay bằng móng mềm để giảm chiều sâu móng và tiết kiệm chi phí.
- Khi chiều sâu móng bị hạn chế, nhà cần có móng ổn đinh hay móng cần có cường độ cao thì phải dùng móng bê tông cốt thép
- Đối với nhà có tầng hầm, móng băng có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm. Tầng hầm có thể nằm dưới hoặc một phần nằm trên mặt đất.
- Móng băng phải đặt sâu hơn nền tầng hầm >= 0,4m, đỉnh móng nằm dưới sàn tầng hầm.
5. Thi công móng bè
Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Móng bè chủ yếu sử dụng ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.
6. Quy trình thi công móng cọc
Móng cọc là loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc
Móng cọc được khuyến cáo dùng với nhà có tải trọng lớn, địa hình phức tạp, nền đất yếu như ao hồ, đất mượn, đất vượt....
Bước 11: Đắp đất lấp hố móng bê tông đổ cao hơn mặt đất tự nhiên từ 1m trở nên
Đó là cách thi công các loại móng và những lưu ý khi thi công móng. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Mời liên hệ hotline: 0985 829 320 để được tư vấn miễn phí