Rất nhiều thiết kế nhà ở, đặc biệt là các mẫu biệt thự đẹp 1, 2, 3 tầng đều sử dụng kiểu nhà mái thái. Đây là loại mái nhà thể hiện được sự sang trọng và trang nhã trong kiểu dáng kiến trúc và hiệu quả cao trong việc điều hòa không khí nhà ở do có chức năng giải nhiệt cao, phù hợp với điều kiện khí hậu thực tế của nước ta.
Hình ảnh những mẫu nhà 2 tầng mái thái, nhà cấp 4 mái ngói,… đi sâu vào tiềm thức và tâm hồn của người Việt. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về cách lợp nhà mái ngói, cách lợp ngói các mẫu nhà mái thái với một số bước cơ bản dưới đây để bạn có thể tham khảo thực hiện, hoặc áp dụng.
Hướng dẫn cách lợp nhà mái ngói thái
Các kết cấu mẫu nhà mái ngói như các mẫu nhà cấp 4 mái thái, nhà 2 tầng, 3 tàng mái ngói thái bao gồm:
+ Hoành: Là các dầm chính đỡ mái mặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà
+ Rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống hoành.
+ Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui. khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành - dui - mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.
....
Hiện nay, có rất nhiều chủng loại ngói có thể được áp dụng trong quá trình thi công nhà ở trọn gói có thể bao gồm:
+ Ngói đất nung: Ngói đất nung hay còn gọi là ngói nung, ngói đất sét, ngói đất sét nung,… Đây là loại vật liệu truyền thống được sử dụng rất phổ biến trong nhiều mẫu nhà ở nông thôn.
Ngói đất nung trong xây dựng
+ Ngói màu: Ngói màu được sử dụng thường xuyên hiện nay. Giống như tên gọi, loại ngói này có rất nhiều màu sắc đa dạng có thể lựa chọn.
Để lợp nhà mái ngói, bạn sẽ thực hiện theo quy trình sau:
Thứ nhất: Hướng dẫn cách lợp nhà mái ngói – Chú ý đến độ dốc mái
Độ dốc mái 30 độ, điều đó có ý nghĩa là cứ 1m đo theo chiều ngang, kèo phải nâng lên 0.57m
Độ dốc 30 độ chỉ cho phép chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m.
Độ dốc 45 độ có chiều xuôi mái ngói từ 10m đến 15m.
Độ dốc trên 45 đến 60 độ có chiều xuôi mái ngói không giới hạn.
Đo chiều dài “L” từ hàng đòn tay đầu tiên đến hàng đòn tay ở nóc, lấy chiều dài “L” chia cho 280 đến 300 sẽ tính được số đòn tay. ( R<= 320).
Độ cao của đỉnh đòn tay, cuối cùng phải cao hơn đỉnh đòn tay trước nó là 25.
Khoảng cách giữa 2 li tô ( tâm nối tâm) đồng nhất, nằm trong khoảng từ 340 đến 360mm. Khoảng cách này phải đồng nhất trong toàn bộ khung kèo mái ngói, đảm bảo các li tô phải được thiết kế và lắp đặt song song với nhau. Chia li tô từ trên đỉnh mái chia xuống.
Lưu ý: Chiều dài “L” phụ thuộc vào độ dốc và chiều dài mái. Hai đòn tay trên nóc giữ khoảng cách 4- 6cm. Đặt hàng đòn tay đầu tiên bằng cách lấy khoảng cách từ tim của đòn tay thức hai L từ 28-32cm ( tùy thuộc chiều dài và độ dốc mà ta bố trí).
Lợp đầy đủ một hàng dưới làm chuẩn, sau đó tiếp tục lợp lên. Lợp ngói theo cách thức phân thức phân khúc từ dưới lên. Cứ 10 viên gói đặt 1 dây dọi từ nóc đến phía dưới đẩ đảm bảo chúng thẳng hàng. Lợp từ phải qua trái, viên ngói đầu tiên phải đặt ở góc bên phải cách mép ngồi của kèo là 3cm. Đóng đinh cho mỗi viên ngói ở hàng đầu vào đòn tay bằng đinh 5cm cho đòn tay gỗ hoặc ốc vít 5cm cho đòn tay bằng kim loại.
Lợp ngói lần lượt từ phải sang trái, từ dưới lên trên trong các mẫu nhà mái thái đẹp.
Thứ hai: Hướng dẫn cách lợp ngói.
Chú ý về khoảng cách lợp ngói:
Đối với các loại ngói sóng hiện nay, không nên lợp các viên ngói quá khít theo mạch sẵn có bởi khi lợp mái, nhiệt độ mái tăng cao, sẽ gây ra hiện tượng giãn nở. Khi giãn nở vì nhiệt, các viên ngói sẽ được giãn sang 2 bên trái và phải. Đồng thời, vị trí giữa các viên ngói sẽ bị xô lệch ( bị kênh) lên so với vị trí lợp ban đầu sẽ dễ gây ra hiện tượng vỡ ngói. Vì vậy, lưu ý đầu tiên đó là phải lợp ngói với khoảng cách vừa đủ.
Khoảng cách vừa đủ đối với các loại ngói sóng lớn, hoặc sóng nhỏ hiện nay dao động trong khoảng từ 0.7 đến 1.2mm. Thao tác cần thiết của người thợ khi tiến hành lợp ngói đó là cần phải “ Lắc nhẹ” khi đặt từng viên ngói lên mè. Khi lắc nhẹ trước khi đặt, các viên ngói sẽ được đặt vào với khoảng cách đủ khít nhưng không quá chật, vẫn có khoảng cách vừa đủ để ngói giãn nở nhiệt. Bạn sẽ thắc mắc về việc lắc như thế nào được coi là đủ đối với ngói lợp, điều này sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm và độ khéo của người thợ lợp ngói.
Hướng dẫn cách di chuyển trên mái ngói trong khi lợp mái nhà tránh bể, vỡ
Khi bước trên mái ngói, nhiều người thường không để ý đến vị trí bước, điều này vừa gây nguy hiểm trong quá trình thi công, đồng thời dễ gây ra hiện tượng vỡ ngói. Khi bước trên mái ngói khi xây dựng biệt thự đẹp, cần phải bước lên vị trí mũi ngói, tránh việc bước lên vào các gờ chống mí nơi 2 viên ngói tiếp giáp nhau. ( hình ảnh minh họa).
Hướng dẫn cách di chuyển trên mái ngói nhà ở
Hướng dẫn cách lợp ngói rìa đối với nhà mái ngói, nhà mái thái.
Viên ngói cuối rìa được lợp đầu tiên, khi gắn viên ngói cuối rìa, cần chú ý sao cho nó che phủ vừa hết chiều dài viên ngói chính ở hàng thứ nhất. Nên khoan thủng các lỗ đinh trên thân ngói cuối rìa trước khi bắt ốc vít. Tất cả các viên ngói rìa cần phải được bắt vít cố định vào mè qua vị trí lỗ đinh trên thân ngói. Khi tiến hành lợp ngói, bạn phải đảm bảo rằng, các viên ngói rìa phải bao phủ toàn bộ rìa mái, đầu lớn của viên ngói rìa bên trên nằm chồng lên đầu nhỏ của viên ngói rìa bên dưới.
Kinh nghiệm, hướng dẫn cách di chuyển trên mái ngói nhà
Tại vị trí giao nhau của rìa ngói và nóc ngói, sử dụng ngói cuối nóc sao cho 2 viên ngói rìa nằm càng sát nhau càng tốt. Đặc biệt chú ý trong cách thức lợp mái ngói nhà ở đối với ngói rìa, không nên sử dụng vữa để gắn ngói rìa bởi vữa sẽ dễ bị khô khi đông cứng. Khi vệ sinh mái ngói sau khi hoàn thiện cũng khó khăn, tốn thêm nhân công.
Xem thêm: Kinh nghiệm xây nhà
Hướng dẫn thi công cách lợp ngói cuối mái, cuối nóc, ngói nóc
Hướng dẫn cách lợp ngói cuối mái, cuối nóc, ngói nóc
Lợp viên ngói cuối mái hoặc cuối nóc trước khi lợp ngói nóc. Ngói nóc sẽ được lợp tiếp theo. Ngói nóc, cuối nóc và cuối mái được liên kết bằng vữa dẻo thô ở vị trí chân viền ngói. Khi vữa đã đủ độ cứng thì lấy bay thép cắt bỏ vữa thừa và làm nhẵn.
Hiện nay mái thái đang là hệ thống mái được ưa chuộng nhiều nhất bởi những tính năng ưu việt mà nó mang lại như khả năng chống nhiệt tốt, bền bỉ với thời gian, độ dốc hợp lý, thoát nước nhanh cho mau biet thu dep Viet Nam. Nhưng để phát huy tối đa công năng của mái thái thì trong quá trình thi công phải thật chính xác. Không phải ai cũng có kinh nghiệm hay biết những bước cần thiết để hoàn chỉnh một mẫu mái thái. Bài viết này chúng tôi xin gửi tới các bạn 5 bước cơ bản cho cách lợp mái ngói thái "chuẩn không cần chỉnh".
Bước 1: Nắm vững lý thuyết về độ dốc mái
- Bạn cần xác định độ dốc mái phải lớn hơn 17 độ.
+ Tối thiểu là 17 độ
+ Tối đa là 90 độ.
+ Độ dốc lý tưởng là 30-35 độ
Với độ dốc nằm trong khoảng này bạn có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng róc nước nhanh của mái.
Bước 2: Xác định khoảng cách mè
- Lắp đặt đúng khoảng cách mè
+ Hàng mè đầu tiên: 34,5cm
+ Hai hàng mè đỉnh mái: 4-6cm
+ Các thanh mè ở giữa: Chia đều trong khoảng từ 32-34cm tuy nhiên không được vượt quá 34cm
- Số lượng thanh mè đầy đủ và đúng kích thước như bảng dưới đây:
Loại mè | Khoảng cách mè neo thép không quá 1m | |||
Mè thép | ... - 25x25x1,6mm | L-40x40x3mm | [-50x25x2,3mm |
Mè CPAC Monier -0,55mm |
Khối lượng | 1,178kg/m | 1,177kg/m | 1,140kg/m |
Bước 3: Quan tâm đến mặt phẳng mái
- Mái phải vuông góc
- Độ chênh lệch giữa các thanh mè trên một mặt phẳng mái: <+_ 5mm
Bước 4: Tiến hành lợp ngói chính
- Lợp ngói chính chữ công, xen kẽ theo kiểu lợp ngói âm dương
- Lợp từ phải sang trái. Viên ngói đầu tiên cách 3cm từ mép ngoài tấm ván hông
- Các viên ngói áp sát với nhau. Cứ 10 viên ngói thì dùng dây căng dọc theo mái để đảm bảo các viên ngói được lợp thẳng hàng
- Dùng vít thép 6cm để cố định viên ngói vào thanh mè, tối thiểu cách 1 hàng.
Bước 5: Lợp ngói rìa, ngói nóc
- 1 cạnh ngói rìa phải ốp sát vào tấm ván hông hoặc sắt hộp 3x6cm. Cạnh còn lại ôm sát vào sóng dương ngói chính. Đầu trên ngói rìa sát với đuôi các hàng ngói lợp bên trên.
- Dùng sắt hộp 3x6m bằng 2 vít thép 6m để cố định ngói rìa vào tấm ván hông
- Lắp đặt ngói nóc bằng hệ thống tấm lợp thay vữa CPAC Monier hoặc sử dụng vữa dẻo khô
- Mạch hồ vữa phải đều và cao khoảng 2,5cm tính từ sóng dương ngói chính.
- Lắp đặt ngói nóc thẳng hàng, ghép sát với nhau.
Khi lợp ngói nhà, đặc biệt là những mẫu nhà dân dụng như: Nhà cấp 4 3 phòng ngủ 1 phòng thờ,...hay những thiết kế biệt thự 2 tầng, biệt thự 3 tầng,... thì việc bạn hoàn thiện phần mái với vẻ đẹp và yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp ngôi nhà có được nét đẹp hoàn thiện.
Các lưu ý cho cách lợp mái ngói thái
- Nếu vữa dinh trên bề mặt khô và có màu trắng, hãy dùng xốp hoặc khên mềm khô lau sạch. Sau đó dùng sơn vữa CPAC Monier cùng màu với ngói chính sơn hoàn thiện các mạch vữa để mái được đồng màu.
- Chỉ sơn lên các mạch hồ, các vết cắt của ngói, tuyệt đối không sơn lên bề mặt viên ngói. Sẽ khiến màu sắc của ngói bị biến đổi
- Tại các đường lưu thủy phải đặt máng xối đúng cách, long máng, cánh máng rộng, phải có các gờ chống tràn nước. Không được dùng vữa hay các vật liệu khác trét lên rãnh lưu thủy.
- Sử dụng độ mái dốc >22 độ sẽ đảm bảo được chống dột
- Lưu ý khi cắt ngói, đường cắt phải nằm trên sóng dương của viên ngói
Hãy cẩn thận trong từng bước lợp ngói nhé, mỗi bước đều rất quan trọng. Chúc bạn có một hệ thống mái ngói thái tuyệt vời. Thử xem biệt thự 2 tầng tân cổ điển nữa nhé
Hướng dẫn cách lợp mái ngói: Vệ sinh hoàn thiện mái ngói
Vệ sinh sạch sẽ phần vữa dính trên mặt ngói, có thể dùng sơn bảo vệ ngói và tăng độ bóng cho mái ngói.
Hy vọng, một số chú ý và hướng dẫn cơ bản về cách lợp nhà mái ngói thái trên sẽ giúp bạn những kinh nghiệm khi thi công và xây dựng nhà ở của gia đình mình!
Liên hệ Hotline để được tư vấn thiết kế kiến trúc- nội, ngoại thất:
SĐT: 0988 030 680