Qua nhiều năm sử dụng, những ngôi nhà sẽ có sự xuống cấp nhất định về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Đến khi đã có chút dư giả, nhiều gia đình sẽ nghĩ đến việc thay đổi ngôi nhà của mình cho hợp thời đại. Thế nhưng không biết nên sửa nhà hay xây nhà mới cũng là băn khoăn của nhiều gia chủ. Mỗi sự lựa chọn đều có những mặt tốt khác nhau, để giúp các gia đình có sự lựa chọn thích hợp nhất, Angcovat đưa ra một số ý kiến, cũng như kinh nghiệm từ nhiều gia đình trong bài viết này.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các mẫu biệt thự 1 tầng ở quê
1. Nên sửa nhà hay xây mới?
Qua nhiều năm sử dụng, những ngôi nhà sẽ có sự xuống cấp nhất định về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Để quyết định nên xây nhà mới hay cải tạo lại nhà cũ cần căn cứ vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như chi phí, hiện trạng ngôi nhà, thiết kế nội thất mà gia chủ mong muốn,… Thông thường nếu ngôi nhà của bạn còn kết cấu nền móng vững chắc, các hạng mục vẫn ổn định thì nên cải tạo sửa chữa nhà để tiết kiệm tối đa các chi phí xây dựng mà vẫn được sở hữu nhà đẹp như ý muốn.
a. Trường hợp xây dựng ngôi nhà mới hoàn toàn
Việc xây mới một ngôi nhà là bắt đầu lại từ con số 0. Đòi hỏi bạn phải có một diện tích đất, có đủ tài chính để đáp ứng mọi nhu cầu phát sinh trong cả một quá trình xây dựng nhà ở. Tuy vậy, ngôi nhà mới dễ dàng thỏa mãn được yêu cầu về đường lối kiến trúc, nội thất, màu sơn và các không gian chức năng khác nha phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình.
Tuy nhiên, không phải có thể xây nhà ngay khi muốn xây và đủ điều kiện xây nhà. Vấn đề đáng được coi trọng chính là năm tuổi của gia chủ có nên xây nhà hay không? Việc này khác quan trọng đối với con đường sự nghiệp, việc làm và đời sống sau này của cả gia đình không nên lơ là, xem nhẹ. Nhược điểm là khi xây nhà mới bắt buộc bạn phải có rất nhiều thứ như tài chính, thời gian, thủ tục giấy phép….
Những trường hợp ngôi nhà cần được xây mới
– Mua nhà khu đô thị cũ đã hư nát
– Nhà cấp 4 xuống cấp, thấm, dột
– Kiểu nhà cũ quá xấu và kết cấu không đảm bảo
– Có đủ kinh phí xây dựng mới
Những trường hợp đã liệt kê phía trên cho thấy được ngôi nhà bạn đang ở không được an toàn, xuống cấp, các chức năng của ngôi nhà không còn được đầy đủ, ảnh hưởng xấu tới hoạt động sinh hoạt trong gia đình. Hơn hết là yếu tố an toàn luôn được quan tâm hàng đầu, những ngôi nhà cũ, xuống cấp rất dễ xảy ra các vấn đề an toàn về lửa, chập điện,…
b. Trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà
Ưu của việc xây dựng nhà mới rất nhiều, nhưng đối với những gia đình có nguồn kinh tế trung bình thì việc xây mới là quá tốn kém và không thật sự cần thiết. Vì vậy, việc lên kế hoạch choi quá trình tu bổ, sửa chữa là lựa chọn tối ưu. Khi ngôi nhà có tuổi đời chưa quá cao và chưa xuống cấp trầm trọng thì bạn chỉ cần lên ý tưởng và đầu tư một ít để sửa chữa lại những chỗ hư hỏng, cũ kỹ, việc sửa chữa không quá khó khăn và đòi hỏi nguồn vốn cao. Thậm chí bạn có thể khéo léo tái sử dụng những vật dụng cũ với một công năng khác, có thể sẽ khiến ngôi nhà trở nên thú vị hơn.
Sửa chữa nhà cũ là cơ hội để các thành viên thỏa sức sáng tạo cho ngôi nhà trở nên đẹp, lạ
Khi ngôi nhà có tuổi đời chưa quá cao và chưa xuống cấp trầm trọng thì bạn chỉ cần lên ý tưởng và đầu tư một ít để sửa chữa lại những chỗ hư hỏng, cũ kỹ, việc sửa chữa không quá khó khăn và phưc tạp đòi hỏi nguồn vốn cao. Thậm chí bạn có thể khéo léo tái sử dụng những vật dụng cũ với một công dụng khác, có thể sẽ khiến ngôi nhà trở nên thú vị và mới mẻ hơn. Sửa chữa kèm theo việc thay đổi vị trí vật dụng cũng là một ý tưởng hay cho việc thay áo mới cho ngôi nhà.
Nhược điểm của trường hợp sửa nhà là bắt buộc phải tuân theo kiến trúc cũ, như vậy đôi khi xảy ra tình trang khó thiết kế hoặc sau khi sửa xong thì phần cũ và phần mới không hòa hợp với nhau.
Những trường hợp nên sửa chữa cải tạo nhà
– Mua nhà khu đô thị cũ, nhà cũ nhưng phần khung vẫn còn tốt
– Nhà khu đô thị cũ nhưng kiểu nhà đã lỗi thời
– Cần cơi nới, nâng tầng để mở rộng diện tích ở
– Cần nhà thông thoáng hơn, phòng ốc rộng rãi và sáng sủa hơn
– Nhìn hoài kiều nhà cũ thấy nhàm chán, muốn đổi mới .
Những gia đình có tài chính hạn chế và ngôi nhà bạn đang sống nằm trong số những trường hợp liệt kê bên trên thì việc xây lại nhà mới là không cần thiết lắm. Nếu mọi hoạt động sinh hoạt gia đình trong căn nhà hiện tại của bạn khá thoải mái, đảm bảo được an toàn nhưng gia đình bạn muốn đời sống được nâng cao hơn, thoải mái hơn, ngôi nhà được thiết kế, trang trí sáng, bắt mắt hơn, thì phù hợp hơn cả là bạn chỉ việc cải tạo ngôi nhà để đáp ứng được những mong muốn của mình về một không gian sống hợp lý hơn.
>>>Xem thêm: Các mẫu biệt thự 1 tầng mái ngói
Tóm lại, bạn nên cân nhắc 3 trường hợp nhà cũ như sau:
Cân nhắc 3 trường hợp nhà cũ như sau:
- Nếu nhà cũ đã qua 30 năm sử dụng, quá cũ với biểu hiện trần nhà, tường nhà đều nứt mạnh, bong tróc và thiếu an toàn, nghĩa là phần khung đã cũ quá, không còn đủ lực để chống đỡ thì nên xây mới lại để đảm bảo cuộc sống tiện nghi an toàn về sau. Khung kết cấu ở hiện trạng này đã không còn khả năng sử dụng, dễ xuất hiện các hiện tượng bị thấm dột nhiều nơi, lớp vữa tường bung ra, nhiều phần bê tông bị nứt trông thấy cả thép chịu lực bên trong. Ở tình trạng này, gia chủ không cần phải suy nghĩ nên có nên sửa nhà hay không. Hãy quyết định nhanh chóng, hãy phá dỡ ngôi nhà để bắt đầu xây dựng nhà mới theo thiết kế như ý muốn của bạn.
- Nếu nhà cũ dưới 30 năm, khoảng 20 năm, có dấu hiệu rạn nứt nhưng vẫn cảm thấy vững được nhưng sẽ khó xây thêm tầng, xác định không trụ được lâu dài hơn thì gia chủ cũng nên đập đi xây lại. Việc cải tạo không giúp bạn tiết kiệm hơn khi tận dụng khung kiến trúc cũ, mà ngược lại tạo cơ hội khiến cho bạn phải tốn kém khi phải xây lại chỉ sau một thời gian sửa chữa mà thôi.
- Nếu nhà cũ, 10-20 năm, tường nhà có thể bong tróc, nứt nhưng không đáng kể, khung kết cấu còn vững chắc, có thể gia cố nâng thêm tầng đồng thời nội thất cũ thì nên chọn sửa lại, thay thế và sơn sửa để có ngôi nhà đẹp, tiện nghi.
2. Kinh nghiệm sửa chữa nhà cũ
a. Lựa chọn một mẫu thiết kế duy nhất cho ngôi nhà
Có nhiều phong cách thiết kế từ hiện đại đến cổ điển, tân cổ điển, và có nhiều xu hướng xây nhà đang được ưu chuộng hiện nay như xây nhà thân thiện môi trường, sử dụng các vật liệu mới, nội thất thông minh hay thiết kế theo phong cách cá nhân của bạn nhưng bạn phải đảm bảo sự thống nhất trong thiết kế giữa nội thất và ngoại thất, giữa phần sửa chữa và không sửa chữa, tránh sự khập khiễng.
Nếu bạn muốn tự thiết kế nhà để tiết kiệm chi phí thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ về cách thiết kế và bố trí phòng ốc để đảm bảo phù hợp với phong thủy căn nhà, như không đặt bếp đối diện cửa, không thiết kế cửa sau đối diện cửa trước, không đặt gương tùy tiện trong nhà,…
b. Dự trù ngân sách và bám sát vào đó
Rất dễ dàng để biết số tiền bạn muốn sử dụng cho việc tu sửa, nhưng việc chỉ sử dụng số tiền đó lại thực sự rất khó khăn.
Lên kế hoạch tu sửa, và nghĩ tới những thứ dù là nhỏ nhất mà bạn sẽ phải chi tiền. Sau đó hãy bàn luận với kiến trúc sư người phụ trách cải tạo nhà bạn và hãy đảm bảo rằng họ sẽ không “bất ngờ” đưa ra một ý kiến đắt đỏ nào. Đối với những thứ bạn có thể chi trả, bạn có thể xem xét. Nhưng đối với những thứ bạn không thể chi trả, hãy nói thẳng với họ để họ xem xét những lựa chọn khác. Hãy chọn những sản phẩm mang lợi nhất cho nhà bạn và khiến bạn hạnh phúc với lựa chọn đó.
c. Xác định rõ kế hoạch
- Bạn cần nên kế hoạch rõ ràng về việc sửa chữa nhà cửa để bạn xác định được bạn nên sử dụng loại hình cải tạo, làm mới nhà nào, trong kế hoạch cần phải thể hiện rõ những vấn đề sau:
- Số lượng, vị trí, khu vực cần sửa chữa: Bạn cần xác định mình nên sữa chữa ở những khu vực nào, phòng nào, bao nhiêu phòng để có thể có kế hoạch thiết kế và dự trù ngân sách chính xác.
- Mục đích sử dụng sau khi cải tạo: Việc xác định mục đích sử dụng sau cải tạo là điều rất quan trọng, ảnh hưởng đến thiết kế cải tạo và ngân sách cho từng phần. Nếu mục đích cải tạo của bạn là nới rộng phòng khách hay phòng bếp để có không gian sinh hoạt chung thì bạn phải thu hẹp những không gian khác, hay mục đích sửa chữa nhà của bạn là để bán lại hay cho thuê thì bạn sẽ hướng đến việc tiết kiệm chi phí trong sửa chữa, so sánh chi phí sửa chữa với lợi nhuận mang lại khi bán hay cho thuê.
- Thời gian sửa chữa: Cần xác định được thời gian khi nào thì sửa chữa xong, khi nào thì tiến hành sửa chữa để có kế hoạch hợp lý.
>>>Tham khảo: Mẫu nhà cấp 4 có tầng hầm
d. Kiểm tra lại kết cấu nhà
Trong công tác sửa chữa nhà thì việc nâng cấp nhà, thêm tầng hoặc mở rộng diện tích nhà, bạn phải xem xét lại nền móng nhà cũ có đủ vững chắc, móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ căn nhà vì thế bạn nên khảo sát kỹ tính vững chắc của móng nhà. Bạn nên dùng bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu của ngôi nhà cũ nhờ kiến trúc sư tính toán xem nền móng có đủ chịu lực cho phương án mới hay không.
e. Chọn nhà thầu xây dựng uy tín
Hầu hết mọi người đều không có kinh nghiệm trong xây dựng, sửa chữa nhà nên cần tìm một nhà thầu xây dựng uy tín giúp thi công một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức lao động và kinh phí sửa nhà. Để lựa chọn được một nhà thầu uy tín thì ngoài việc tham khảo ý kiến của người thân bạn có thể tìm hiểu trên internet, gặp gỡ, xem xét các dịch vụ mà nhà thầu đó cung cấp, tìm hiểu về trình độ và kinh nghiệm thi công của nhà thầu đó. Nếu bạn chọn gói sửa chữa nhà trọn gói thì nên lựa chọn nhà thầu nào có cam kết không phát sinh chi phí sửa chữa và có tổng chi phí hợp lý nhất.
f. Xin giấy phép xây dựng
Trong sửa chữa nhà ở, thì không phải trường hợp sửa chữa nào cũng phải xin giấy phép xây dựng mà theo quy định của pháp luật thì nếu việc cải tạo xây dựng lại làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hoặc làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì gia đình bạn phải xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo.
3. Quy trình tiến hành sửa nhà
a. Công tác chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị này khá quan trọng vì đang ở ngưỡng ý tưởng và hiện thực, nó xâu chuỗi và điều chỉnh qua lại giữa các bước trước và sau và có thể thực hiện như trình tự sau:
– Thành lập tổ dự án hoặc người phụ trách dự án tuỳ theo quy mô;
– Chọn phương án thiết kế tối ưu để tiến hành thiết kế chi tiết và lập ngân sách cụ thể;
– Đánh giá ảnh hưởng của việc cải tạo, sửa chữa đến tình hình hoạt động sản xuất và xây dựng biện pháp cải thiện;
– Lựa chọn đơn vị thi công (hoặc đã chọn từ giai đoạn thiết kế) dựa vào các tiêu chí đánh giá;
– Phê duyệt biện pháp thi công, tiến độ thi công của đơn vị thi công;
– Chuẩn bị ngân sách.
b. Quá trình thực hiện
Công tác thực hiện phải đảm bảo việc tuân thủ như kế hoạch, tuy nhiên trong quá trình thi công sẽ phát sinh sự thay đổi và nhiệm vụ của chúng ta là phải giải quyết tốt sự thay đổi đó như một vài gợi ý sau:
– Việc cải tạo, sửa chữa có rất nhiều thay đổi, phát sinh do đặc thù công việc của nó nên cần phải có quy trình quản lý;
– Mọi sự thay đổi đều phải được đơn vị thi công báo cáo. Sau khi báo cáo thì phải tiến hành đánh giá để chấp thuận thay đổi đó hay không;
– Cần tiến hành giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công để đảm bảo thi công đúng yêu cầu, cũng như dễ dàng phát hiện sự thay đổi hoặc phát sinh nếu có.
c. Nghiệm thu và sử dụng
Việc nghiệm thu cũng là một việc cực kỳ quan trọng giữa bạn và nhà thầu thi công. Bạn nên có thời gian để chạy thử lại toàn bộ dây chuyền sản xuất để test xem có lỗi nào xảy ra trong quá trình sửa chữa, cải tạo nhà máy, nhà xưởng của bạn không? Bên cạnh đó, khi đưa vào sử dụng cũng sẽ có nhiều khiếm khuyết tồn tại hoặc phát sinh mới. Do đó cần duy trì nguồn lực kể cả chủ đầu tư và đơn vị thi công để điều chỉnh, sửa chữa.
>>> tham khảo thêm: Mẫu thiết kế nhà 2 tầng đẹp nhất