Tấm lợp thông minh đang dần trở nên phổ biến với nhiều công trình lợp mái lấy sáng hiện đại và những nhà kính cần đến tiêu chuẩn độ bền cao. Sản phẩm tấm lợp thông minh này được chế tạo và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại. Tấm lợp thông minh là một trong những sản phẩm mới chuyên dùng cho trần lớp vách ngăn lấy sáng cách âm hay cách nhiệt, nó có độ sáng trong suốt tương đương với kính và cường lực thay kính. Vậy tấm lợp thông minh là gì? Nó có ưu điểm gì để thay thế kính cường lực và cách thi công tấm lợp thông minh này như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
1. Tấm lợp thông minh là gì? Tại sao nên dùng tấm lợp thông minh thay cho kính cường lực?
Tấm lợp thông minh còn gọi là tấm polycarbonate là một trong những vật liệu với nhiều đặc tính ưu việt, là giải pháp tối ưu để lấy sáng và trang trí cho các công trình xây dựng. Polycarbonat đã được chứng minh là một số trong những vật liệu tốt nhất trong các ứng dụng trong nước và công nghiệp. Polycarbonat đã được chứng minh là một số trong những vật liệu tốt nhất trong các ứng dụng trong nước và công nghiệp.
>>>Xem thêm: Bộ sưu tập các mẫu nhà nhà 900 triệu
Các đặc tính của tấm lợp lấy sáng polycarbonate:
- Khả năng xuyên sáng tốt, trong suốt
- Chống tác hại của tia cực tím
- Bền bỉ với thời thiết, chịu nhiệt tốt (từ -400C đến +1200C)
- Thời gian sử dụng lâu dài.
- Cách nhiệt và cách âm tốt.
- Giảm bớt ảnh hưởng của tiếng ồn và có khả năng chống cháy.
- Khả năng chịu lực cao, chịu đước sức va đập mạnh gấp 80 - 200 lần so với kiếng.
- Trọng lượng nhẹ, chỉ bằng 1 phần 15 trọng lượng của kinhs thủy tinh có cùng độ dày.
- Dễ lắp đặt, sử dụng, thi công, uốn cong tạo dáng, không bị gãy khúc.
Phân loại tấm lợp thông minh:
a. Tấm lợp thông minh polycarbonate đặc ruột
Tấm polycarbonate có khả năng chịu được tác động cực kỳ lớn mà khó bị biến dạng trên bề mặt sản phẩm. Loại này đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực then chốt là an ninh quốc phòng, ứng dụng tiêu biểu của tấm polycarbonate đặc ruột là làm khiên chống bạo động. Từ nguyên liệu hạt Baye nguyên chất của Đức chúng được sản xuất thành các tấm nhựa polycarbonate đặc độ dày giao động từ 3mm – 12mm, tấm có độ trong suốt tương đương kính nhưng lại có độ bền hơn kính gấp 200 lần và nhẹ hơn kính giúp cho quá trình lắp dựng tiết kiệm được chi phí hơn.
Thông số kỹ thuật
- Mô đun đàn hồi: 2300 MPa
- Độ bền uốn: 93 MPa
- Mô đun uốn: 2600 Mpa
- Sức chịu lực tác động lên: 800 J/m
- Độ truyền nhiệt: 0.21 W/m˚K
Ưu điểm của sản phẩm này là khả năng truyền sáng cao, cách nhiệt tốt và có màng chống tia UV. Tấm lợp lấy sáng đặc ruột này được nhiều người tiêu dùng lựa chọn cho giải pháp lấy ánh sáng tự nhiên cho công trình mà vẫn đảm bảo sức khỏe lẫn nhiệt độ bên trong công trinh, góp phần giảm thiểu cho phí điện năng thắp sáng, làm cho công trình mang tầm vóc hiện đại, hoành tráng, không gian được mở rộng hơn.
b. Tấm polycarbonate rỗng ruột
Được cấu thành từ các hạt nhựa nguyên sinh được sản xuất tại Đức, tấm polycarbonate rỗng ruột có cấu trúc nhiều lớp tạo ra các khoảng không khí, vừa có tác dụng cách nhiệt, giúp tấm có sự đàn hồi tốt, độ bền cao. Độ dày tấm giao động từ 10 – 20mm đối với tấm mái và 30 – 40mm đối với tấm tường, sản phẩm có các màu sắc khác nhau tùy vào nhu cầu từng công trình.
Ngoài ra tấm lợp thông minh polycarbonate còn được phủ một lớp chống tia UV có tác dụng bảo vệ sức khỏe của con người cũng như các vật dụng khác bên dưới mái che, đặc biệt tấm chịu được nhiệt độ rất cao nên có khả năng kháng cháy cao khi tiếp xúc với lửa rất an toàn cho công trình, khi có ngọn lửa chỉ khiến tấm co lại chứ không dẫn lửa cháy như các loại nhựa thông thường.
>>>Tham khảo: Thiết kế nhà 2 tầng 140m2
Một số thông số cơ bản của tấm polycarbonate rỗng ruột
- Chống chịu thời tiết từ -40° đến +115°C
- Độ truyền sáng: tối đa 83% giúp tấm nhựa lấy sáng polycarbonate lấy được ánh sáng tự nhiên nhất với môi trường.
- G-value từ 0.86 – 0.12
- U-value lên tới 1.15W/m2k (Cấu trúc nhiều lớp) và 0.64 W/m2k (cấu trúc kép)
- Truyền tia UV: Ngăn cản 100% tia UV lên tới 380Nm
- Tấm nhựa lấy sáng polycarbonate có khả năng chịu lực tác động lớn gấp 200 lần so với kính.
- Chống ồn tối đa tới 43dB
Ưu điểm của tấm polycarbonate rỗng ruột
- Tấm nhẹ, không bị trầy xước
- Ngăn các tia cực tím nhưng vẫn lấy được ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm chi phí năng lượng.
- Đa dạng màu sắc, có hiệu ứng màu 3D
- Có thể tạo hình dạng uốn cong
c. Tấm Polycarbonate sóng tròn
Cũng giống như các tấm lợp poly khác nhưng có dạng sóng tròn có thiết kế khổ 1.07m có cấu tạo tương thích với sóng tôn tráng kẽm, tráng lạnh thông dụng tại Việt Nam. Ưu điểm là trọng lượng nhẹ, cấu tạo khớp với sóng tôn lạnh, tôn kẽm VN, đảm bảo tính thẩm mỹ và có độ bền cao.
Các ứng dụng của tấm lợp lấy sáng polycarbonate:
- Lợp mái lấy sáng.
- Làm mái vòm lấy sáng.
- Làm giếng trời.
- Làm vách ngăn.
- Hộp đèn.
- Bảng hiệu.
- Bảng quảng cáo.
- Với nhiều màu sắc và đặc tính ưu việt, tấm PolyCarbonate không chỉ phù hợp làm nguyên liệu cho xây dựng ngoài ra còn góp phần quan trọng cho các công trình xây dựng đòi hỏi thiết kế hiện đại và sang trọng như: khách sạn, nhà hàng, sân ga, sân bay, sân vận động, câu lạc bộ thể dục - thể thao, trường học, bệnh viện, hồ bơi, nhà kính trồng cây, trạm xe bus và các công trình công nghiệp, công trình dân dụng, công trình công cộng,...
Quy cách và độ dày tấm lợp lấy sáng polycarbonate:
Loại rỗng ruột: có quy cách 2m10 x 5m80 và độ dày từ 5mm, 5mm5, 6mm, 8mmm đến 10mm.
Loại đặc ruột: có chiều rộng(1m212, 1m50, 2m05) x chiều dài (2m4, 15m15, 24m25, 30m30) và độ dày 2mm, 3mm, 4mm đến 5mm.
Vì sao nên dùng tấm lợp thông minh polycarbonate thay vì kính cường lực?
Với mái kính thì cần phải có khung thép hoặc khung inox để gắn trong khi xây dựng công trình, điều đó dễ gây tốn kém chi phí nguyên vật liệu. Khi thi công các công trình với kính cần có sự yêu cầu độ phức tạp cao, không chỉ vậy còn gây nguy hiểm đối với công nhân khi lắp đặt, luôn phải đòi hỏi nhân công có tay nghề cao. Sử dụng tấm lợp polycarbonate ưu Việt hơn so với mái kính
Ngoài ra, mái lợp kính có độ bền không cao vì không chịu được những va đập mạnh, tác động từ bên ngoài môi trường như nắng, gió, mưa đá, đặc biệt là khí hậu ở nước ta.
Với tấm lợp Poly người ta có thể khẳng định được hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm của mái kính. Được sản xuất từ thành phần chính đó là nhựa Polycarbonate, tấm lợp giúp cho sản phẩm có trọng lượng nhẹ hơn kính khá nhiều mặc dù kích thước là như nhau. Vì vậy trong việc thi công các công trình có thể giúp cho nhân công không phải bỏ ra một lực quá lớn, ít xảy ra các rủi ro hơn. Tấm lợp thông minh có độ dẻo tốt nên dễ dàng uốn công được, tạo cho thiết kế thêm tính thẩm mỹ hơn, phù hợp với kiến trúc mà không gây nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Nhà biệt thự mái lệch 2 tầng
2. 5 Lợi ích tuyệt vời khi lợp mái bằng tấm nhựa thông minh polycarbonate
- Mái nhựa thông minh có khả năng thu ánh sáng tốt: Với hệ suất thu sáng của mái nhựa thông minh có thể đạt được từ 25% đến 88% tuỳ theo từng màu sắc. Vì thế, việc sử dụng mái nhựa giúp quý khách tiết kiệm khá nhiều điện năng
- Mái nhựa thông minh thi công đơn giản và tốn ít vật liệu vì trọng lượng nhẹ: Mái nhựa thông minh có trọng lượng chỉ bằng 1/12 tấm kính có cùng độ dày, vì thế thi công mái nhựa thông minh dễ dàng và nhanh chóng hơn với việc thi công làm mái tôn rất nhiều lần.
- Mái nhựa thông minh chống tia cực tím hiệu quả: Tấm PC có bề mặt được cấu tạo bằng lớp UV chống tia cực tím. Có khả năng chịu được mọi khắc nghiệt của thời tiết, và do kết cấu của tấm lợp thông minh nó có khả năng cách âm và chống ồn rất hiệu quả.
- Mái nhựa thông minh có khả năng uốn cong và chịu được va đập tốt: Các tấm lợp có thể uốn cong thành nhiều hình dạng để được ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau, đặc biệt sức chịu va đập của tấm lớp thông minh hơn 80 lần so với tấm kính bình thường, và khó làm vỡ hay hỏng hóc khi di chuyển.
- Khả năng hạn chế ngưng tụ hơi nước: Với mái nhựa thông minh quý khách sẽ không phải lo lắng vấn đề ngưng tụ hơi nước nhưng một số loại vật liệu thi công khác.
3. Hướng dẫn lắp đặt thi công tấm lợp thông minh
a. Cách thi công tấm lợp thông minh polycarbonate rỗng ruột
- Khái quát: Luôn lắp tấm lợp rỗng ruột với bề mặt chống tia cực tím hướng về phía mặt trời. Xác định bề mặt có phủ UV trước khi lắp đặt. Sau khi lắp đặt, phải gỡ bỏ màng phim để tránh bị dính vào tấm lợp do sức nóng của ánh nắng mặt trời.
- Cách cắt tấm lợp: - Dùng lưỡi cưa cắt kim loại, lưỡi cưa nhỏ và sắc, lưỡi cưa đĩa sắc. Tuy nhiên, khi cắt nên dùng dao cắt. Để tấm nằm trên bề mặt phẳng và tránh làm tấm bị trầy xước khi cắt.
- Độ co giãn: Cố định tấm lợp vào xà gồ bằng vít chống gỉ và chịu nhiệt. Khoan mỗi lỗ lớn hơn thân vít ít nhất 2 mm so với đường kính của các vít bắt để trừ hao độ co giãn của tấm do thay đổi nhiệt độ buổi trưa và tối. Số lượng vít phải phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.
- Dán keo hai đầu: Trong suốt quá trình lưu trữ hoặc lắp đặt vui lòng dán hai đầu tấm bằng băng keo. Để chống bụi bẩn hoặc nấm móc xâm nhập vào bên trong tấm. Vui lòng sử dụng “Thanh nối U” và dùng chất bịt kín tấm sau khi hoàn tất lắp đặt.
- Vòng đệm: Các loại nhựa như Neoprene, TPE, hoặc EPDM được khuyến cáo sử dụng vì tính tương thích. Không được dùng vòng đệm PVC. Chất liệu PVC không tương thích với Polycarbonate và sẽ làm hư hỏng tấm lợp. Trường hợp hỏng hóc xảy ra do lỗi này, sản phẩm sẽ không được bảo hành từ nhà sản xuất.
- Chất bịt kín: Trước khi sử dụng chất bịt kín, vui lòng kiểm tra thành phần hóa học để có tính tương thích với vật liệu polycarbonate.
- Định vị tấm: Lắp tấm lợp rỗng ruột theo hướng gân của các ống sáo (mái phẳng), theo chiều dọc (vách ngăn), hoặc theo hướng của khung có hình vòm (mái vòm). Vị trí này giảm thiểu sự tích tụ bụi bẩn và làm giảm nước ngưng đọng bên trong tấm. Đối với những tấm được xếp thành chồng, lắp theo hướng nằm ngang (lợp mái, giếng trời), chừa một dốc nghiêng tối thiểu 5° để thoát nước, tự làm sạch tấm, và giảm đọng nước qua các đấu nối và vít. Việc này cũng giúp giảm bớt hiệu ứng thị giác về độ lệch do sức nặng của tấm.
- Lau chùi: Nên lau chùi định kỳ, chỉ đơn giản là xịt nước, dùng chất tẩy rửa nhẹ, giẻ lau hoặc miếng mút xốp mềm rồi sau đó xịt lại nước. Chỉ sử dụng loại xà phòng không kềm. Lưu ý: Không sử dụng dung môi, xăng dầu hay các chất có tính axit cao.
>>>Tham khảo thêm: Những mẫu nhà mặt tiền 8 mét
b. Hướng dẫn thi công tấm lợp thông minh polycarbonate đặc ruột
- Bước 1: Cố định mặt dưới của thanh nẹp chữ H vào khung bằng vít. Lưu ý khi khoan lỗ cần lớn hơn thân vít khoảng 1.5 - 2mm để khắc phục tình trạng co giãn do thời tiết, nhiệt độ … làm ảnh hưởng đến chất lượng của mái lợp.
- Bước 2: Dùng vít có đệm cao su để liên kết Tấm Polycarbonate vào thanh xà gồ của mái. Lắp đặt thanh nẹp chữ U bịt hai đầu tấm lợp để tránh việc bụi bẩn, nấm mốc phát sinh trong quá trình sử dụng tấm lợp làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.
- Bước 3: Dùng vít có đến cao su để cố định tấm Polycarbonate vào mái
- Bước 4: Cố định nẹp chữ H liên kết với 2 tấm Polycarbonate vào khung sắt bằng vít.
- Bước 5: Cố định thanh nẹp và thanh xà gồ bằng vít
- Bước 6: Ốp thanh nẹp chữ H xuống, kẹp giữa thanh nẹp chữ U
- Bước 7: Hoàn thiện
Trong khi lắp đặt cần lưu ý tránh làm bề mặt tấm lợp bị xướt làm ảnh hưởng đến lớp UV tác động làm giảm tuổi thọ của sản phẩm, tránh bước trực tiếp lên mặt tấm lợp.
Lưu ý không bóc lớp màng nhựa PE bảo vệ mặt tấm lợp trong quá trình lắp đặt mái, chi sau khi hoàn thành công việc lắp đặt mới tiến hành bóc lớp bảo vệ này ra (bóc ra trong 24h sau khi lắp đặt ).
>>>Xem thêm: Thiết kế nhà cấp 4 100m2