Độ dốc như nào là phù hợp nhất để mái nhà không có hiện tượng đọng nước dẫn đến tình trạng dột nước mỗi khi trời mưa? Mỗi loại mái như mái tole, mái bằng, mái ngói... cần xác định độ dốc như nào là hợp lý? Đó là những câu hỏi hẳn nhiều người băn khoăn và muốn tìm hiểu.
1. Mái dốc là gì?
Mái dốc là mái có độ dốc <8%, mái càng dốc (độ dốc lớn) thì thoát nước càng nhanh nhưng càng tốn vật liệu làm mái. Độ dốc của mái phụ thuộc vào chất liệu được sử dụng để làm mái.
2. Thế nào là mái taluy?
Mái Taluy thường gọi trong thi công đường giao thông.
- Taluy dương được gọi ở những đoạn đường đắp (Bạn đứng trên lòng đường thấy mái dốc mở rộng ra 2 bên xuống dưới chân)
- Taluy âm được gọi cho nhưng đoạn đường đào đi (Bạn đường giữa lòng đường sẽ thấy 2 mái dốc (taluy) cao hơn lòng đường)
3. Tiêu chuẩn độ dốc mái bằng
- Độ dốc mái bằng: Theo quy định, mái bằng phải có độ dốc nhỏ hơn 8%. Tuy nhiên, trên thức tế, các mô hình là mái bằng sử dụng độ dốc thông thường ở mức 2%.
4. Quy định độ dốc mái ngói
- Độ dốc mái ngói:
+ Đối với các loại ngói mày, ngói xi măng: độ dốc của mái ở mức 45% - 75%.
+ Đối với các loại ngói mấu (ngói dẹt ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc ): mái có độ dốc 35-60°(70-200%).
+ Đối với ngói máng (ngói âm- dương): thường lấy 25°(40%).
5. Quy định độ dốc mái tôn (mái tole)
- Độ dốc mái tôn ( Độ dốc mái Tole):
+ Mái có độ dốc 18-35%(30-75%), thường lấy 25°(40%).
+ Khi lợp tôn phẳng thì mái có độ dốc 12- 18° (20-30%), thường lấy 16%(25%).
6. Cách tính độ dốc mái (mái ngói, mái thái, mái tôn...)
i=H/L
Trong đó: i là ký hiệu chỉ độ dốc
H là chiều cao mái
L là chiều dài mái
7. Cách tính độ dốc mái Taluy
m=L/H
Trong đó: m là ký hiệu hệ số mái dốc không có đơn vị (dùng trong
mái taluy đường, kè)
H là chiều cao mái
L là chiều dài mái
Đó là những cách tính độ dốc mái đơn giản và chính xác để các bạn tham khảo. Các bạn cần tính toán độ dốc mái thật chính xác để không ảnh hưởng đến nội thất ngôi nhà khi trời đổ mưa.
Mọi thắc mắc xin liên hệ để được giải đáp và tư vấn miễn phí: Mr. Quân 0985 829 320