Móng nông là loại móng truyền tải trọng kết cấu xuống đất nền gần bề mặt biệt thự 1 tầng ở quê. Móng nông thường được xây trong hố móng đã được đào bỏ đất hoàn toàn. Trong tính toán móng nông, người ta bỏ qua sự làm việc của đất từ đáy móng trở lên (bỏ qua ma sát và lực dính của phần đất đó với thành bên của móng). Theo Das, móng nông bao gồm 2 loại: móng chân rộng (móng băng, móng đơn) và móng bản (móng bè)
Cách chọn kích thước móng nông hợp lý
Dựa vào kích thước móng nông ta phân biệt móng đơn, móng băng, móng bản. Dựa vào mức độ biến dạng của móng ta phân làm móng cứng và móng mềm trong nhà 1 tầng đơn giản
Móng cứng: hầu như không chịu uốn thường được làm bằng các vật liệu cứng như gạch, đá xây hoặc bê tông.
Móng mềm: có khả năng chịu uốn, nền yếu, thường làm bằng bê tông cốt thép trong nhà cấp 4 mini
Móng chân rộng (Spread footing). Móng chân rộng (MCR) là sự mở rộng tại đáy của một cột hoặc một tường chịu tải tác dụng trên một diện tích đất đủ lớn. Mỗi cột hoặc mỗi tường có móng chân riêng. Là loại móng phổ biến nhất do giá thành thấp và dễ thi công. MCR bao gồm móng đơn và móng băng
Móng đơn. Móng đơn là loại móng có diện tích đáy móng không lớn, mặt cắt ngang móng hình chữ nhật, hình vuông hoặc tròn. Móng đơn thường là các móng dưới cột nhà, cột điện, cột đỡ cầu máng dẫn nước… Tải trọng công trình không lớn, đất nền tương đối tốt. Vật liệu cứng, thường là gạch, đá xây, hoặc bê tông. Không xét khả năng chịu uốn trong nhà cấp 4 nhỏ xinh
Hướng dẫn cách chọn kích thước móng nông
Móng băng là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộng của nó. Móng băng còn được gọi là móng dầm. Móng băng có thể được đặt dưới hàng cột hoặc dưới tường nhà, tường chắn đất. Chú ý: đối với móng dưới hàng cột: cần so sánh phương án móng đơn với phương án móng băng. Nhìn chung móng băng có tác dụng làm giảm áp lực đáy móng , giảm chênh lún giữa các cột. Vật liệu: tương tự móng đơn: gạch đá xây, bê tông đá hộc, bê tông hoặc BTCT. Mặt cắt ngang: giống móng đơn, nhưng α lớn hơn 2-3o so với móng đơn. Móng băng giao nhau: dưới các hàng cột, thường làm bằng BTCT. Móng băng làm bằng bê tông hoặc bê tông đá hộc nên dùng trong trường hợp đất nền tương đối tốt và tải trọng không lớn.
Móng bản có kích thước chiều dài và chiều rộng đều lớn. Móng bản còn được gọi là móng bè. Ví dụ: móng cống, trạm bơm, nhà máy thuỷ điện, tháp nước... Kết cấu bên trên có thể nằm trọn trên một móng bản liên tục hoặc trên nhiều mảng móng ghép lại. Chỗ ghép các mảng móng với nhau chính là khe lún. Hình dạng: tròn hoặc vành khăn (ống khói, tháp nước, bể chứa), chữ nhật (cống lấy nước). Sự phân cắt móng: phụ thuộc tải trọng, đất nền, điều kiện thi công, kích thước mặt bằng kết cấu phần trên. Vật liệu: thường bằng BTCT, có liên kết với kết cấu phần trên để tăng độ cứng. Đê tăng độ cứng móng bản có thể dùng kết cấu vòm ngược bằng gạch đá xây hoặc bê tông. Để giảm trọng luợng móng làm móng hộp. Ứng suất: Móng bản có diện tích lớn nên tác dụng phân đều ứng suất tác dụng lên nền phát huy khả năng của đất nền về cường độ và biến dạng.
Có thể nói với những thông tin về cách lựa chọn kích thước móng nông trên đây phần nào quý vị có thể biết và áp dụng vào thực tế gia đình mình. Và ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm cách làm móng nhà trên nền đất yếu của chúng tôi tại đây
Liên hệ để được tư vấn tốt nhất Hotline: 0988 030 680