Khái niệm gác lửng hay gác xép đã quá quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng. Việc thiết kế gác lửng có tác dụng nới rộng không gian sinh hoạt của ngôi nhà mà diện tích nhà không đổi, rất thích hợp cho những căn nhà có diện tích hạn chế. Đồng thời gác lửng cũng có giá trị về thẩm mỹ góp phần tạo dấu ấn riêng cho không gian sống. Trong quá trình thi công gác lửng nhà dân dụng thì ngoài kiểu dáng, quy trình thi công thì vật liệu làm gác lửng cũng là một vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của khách hàng về thi công gác lửng.
>>>Xem thêm: Các mẫu nhà cấp 4 đơn giản
1. Khái niệm và công dụng của gác lửng
Tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xép hoặc gọi đơn giản là lửng là một tầng trong kiến trúc của một tòa nhà hoặc một ngôi nhà. Đó là một tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà chính và do đó thường không tính trong số các tầng tổng thể của một tòa nhà.
Có nhiều lý do để chèn tầng lửng với nhiều mục đích sử dụng. Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho thì có thể làm tầng lửng. Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng. Công năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Trường hợp đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như bếp ăn, phòng khách. Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách vừa là phòng sinh hoạt chung gia đình. Với nhiều nhà ở, có thể bố trí tầng lửng như một phòng ngủ của gia chủ.
Một số quy định về xây dựng đối với gác lửng ở nước ta như sau:
- Được phép xây dựng gác lửng hay không phụ thuộc nhiều vào qui định của từng đơn vị qui hoạch hoặc từng quận.
- Gác lửng được bố trí tại tầng trệt công trình và trong trường hợp tầng trệt có chiều cao từ cao độ nền tầng trệt đến sàn lầu 1 không thấp hơn 5,0m và không cao quá 5,8m.
- Diện tích xây dựng của tầng lửng không quá 80% diện tích xây dựng tầng trệt.
>>> Tham khảo thêm:Biệt thự 1 tầng mái ngói
2. Phân loại gác lửng
- Gác lửng phía sau: (loại này phổ biến nhất đối với những công trình nhà phố, liên kế) với ưu điểm là tạo không gian đẹp cho phòng khách, vị trí tầng lửng tạo điều kiện tốt để làm không gian sinh hoạt chung, có thể quan sát tầng trệt . bên cạnh đó kiểu tầng lửng này cũng bộc lộ khuyết điểm như làm không gian trệt phía sau thấp ngay cả không gian của tầng lửng cũng gây cảm giác thấp và chật chội.
- Gác lửng phía trước: Loại này gây ấn tượng mạnh cho con người khi bước vào phòng khách, cảm giác không gian mới lạ và thu hút nếu biết phối hợp thêm màu sắc và chú ý tới mảng khối thì chắc chắn sẽ đọng lại trong trong tâm trí người khách cảm giác thú vị.
- Gác lửng bên hông: (loại này phổ biến nhất đối với những công trình nhà phố, liên kế) với ưu điểm là tạo không gian đẹp cho phòng khách, vị trí tầng lửng tạo điều kiện tốt để làm không gian sinh hoạt chung, có thể quan sát tầng trệt . bên cạnh đó kiểu tầng lửng này cũng bộc lộ khuyết điểm như làm không gian trệt phía sau thấp ngay cả không gian của tầng lửng cũng gây cảm giác thấp và chật chội
- Gác lửng trong phòng: Thường được bố trí trên toilet làm không gian làm việc, học tập hay theo một sở thích cá nhân tạo cảm giác thoải mái và riêng tư, chỉ nên bố trí khi diện tích phòng ngủ tương đối lớn hoặc dài, tạm coi là gác xép trong phòng.
3. Các vật liệu làm gác lửng thông dụng
a. Ván nhựa chịu lực cho việc thiết kế gác lửng phong cách hiện đại
Ván nhựa chịu lực PVC có tính năng đa dụng, phạm vi sử dụng khá rộng rãi, có độ dày 3cm với thành phần chính gồm nhựa PVC, phụ gia chống cháy và chất tạo dai. Vì có thể tháo ráp dễ dàng nên ván sàn nhựa phù hợp sử dụng cho những nơi có nhiều người đi lại, lót sàn nhà, gác lửng, nhà trọ…
– Ưu điểm: giá thành rẻ, màu sắc và hoa văn phong phú, trọng lượng nhẹ, dễ gia công và vận chuyển, chịu lực tốt, cách thức thi công đơn giản và không tiêu tốn nhiều vật tư phụ, chịu nước và chống mối mọt, chống trơn trượt, chống ồn.
– Nhược điểm: dễ lão hóa khi bị tác động trực tiếp của tia UV nên không dùng được ngoài trời.
- Hiện nay trên thị trường chủ yếu sử dụng loại ván nhựa do Việt Nam sản xuất có giá 160.000 – 170.000 đồng /md.
b. Ván gỗ Laminate tăng sự sang trọng trong việc thiết kế gác lửng kiểu Nhật Bản
Trong các loại gỗ công nghiệp để lót sàn gác, hiện nay người tiêu dùng có xu hướng sử dụng loại ván gỗ Laminate giúp tiết kiệm chi phí và khắc phục được một số nhược điểm của các loại ván ép thông thường. Loại vật liệu này có khả năng chịu được nước, lửa, đa dạng về màu sắc và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất, cấu tạo gồm 4 lớp: lớp bề mặt Laminate được phủ oxit nhôm giúp ổn định; lớp phim tạo vân gỗ tự nhiên; lõi bằng gỗ HDF được tạo thành từ 80-85% chất liệu gỗ tự nhiên, cuối cùng là lớp lót dưới để cân bằng ván sàn.
– Ưu điểm: vẫn mang nét sang trọng của gỗ truyền thống nhưng có giá thành rẻ, dễ thi công, cách âm tốt, chống mối mọt, có tính năng chống trầy xước và chịu mài mòn bề mặt ở mức độ nhất định. Dùng trong việc thiết kế gác lửng sẽ mang lại cảm giác sang trọng trong cả căn phòng
- Nhược điểm: chịu uốn kém, dễ rung, võng khi sử dụng; không chịu nước, theo thời gian nếu lớp bề mặt bị phồng rộp và hư hỏng do độ ẩm thì sẽ khó khắc phục; một số loại ván lót sàn còn chứa hàm lượng hóa chất độc hại formaldehyde gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
c. Tấm xi măng Cemboard thuận tiện và bền bỉ khi thiết kế gác lửng nhà cấp 4
Tấm ván xi măng còn được gọi là tấm 3D, do kết hợp những tính năng ưu việt của vật liệu gỗ và bê tông nên được xem là sản phẩm đa năng trong xây dựng, chuyên dùng để lót sàn thiết kế gác lửng, sàn nâng kĩ thuật, sàn chịu lực, vách tường, ốp trần…. cho một số công trình dân dụng, nhà cao tầng cũng như các nhà xưởng.
Có 2 loại: tấm cemboard dăm gỗ xám đen đa năng, có độ dày từ 8 – 25mm và tấm cemboard cellulose trắng sữa có chiều dày chỉ 3.5 – 16mm nên chỉ được dùng để làm trần và vách ngăn.
– Ưu điểm: thân thiện với môi trường, dễ thi công, có thể dùng trong nhà hay ngoài trời; chịu lực tốt, chịu nước, chống cháy, cách nhiệt – cách âm, không mối mọt, cong vênh, có thể lát gạch hoặc dán tấm nhựa Vinyl lên trên để trang trí hoặc sơn trực tiếp lên sàn.
– Nhược điểm: nặng hơn ván gỗ, nếu cắt ra thành từng miếng có chiều rộng nhỏ hơn 300mm thì mất khả năng chịu lực, dễ gãy vỡ; khoảng cách đà phải đáp ứng theo yêu cầu do đó tăng lượng sắt thép sử dụng.
>>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thi công tấm xi măng cemboard
4. Làm gác lửng cao bao nhiều là đẹp và đúng tiêu chuẩn
Đầu tiên và rất quan trọng, bạn sẽ sử dụng gác lửng cho mục đích gì. Thật ra chức năng của gác lửng rất đa dạng. Bạn có thể áp dụng tất cả các loại phòng từ phòng khách, bếp, phòng ăn, phòng làm việc hay thậm chí phòng ngủ. Nhiều người Việt thiết kế gác lửng với mục đích thờ cúng. Nếu bạn sở hữu một không gian rộng rãi, tầng lửng có thể làm nơi tiếp khách trong khi tầng trệt là chỗ để xe hoặc buôn bán.
Thông thường độ cao của gác lửng sẽ tầm 2-2.5m trải dài khoảng ⅔ chiều sâu của ngôi nhà. Đối với các căn nhà rộng, tầng lửng sẽ chiếm ⅓ đến ½ tầng trệt. Chính chiều cao này sẽ làm cho ngôi nhà thêm rộng rãi thoáng mát. Nhưng với mục đích sử dụng như làm bàn thờ hay nhà kho, gác lửng chỉ được đúc tầm 1.5-2m.
Ở Việt Nam, diện tích của gác lửng thường chiếm tầm 80% diện tích sàn nhà. Bạn cần phải cực kì chú ý đến chiều cao cũng như diện tích tổng thể khi thiết gác lửng của riêng mình. Nếu như việc xây dựng tầng lửng ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì bạn có khả năng phải trả phạt về hành vi xây dựng trái phép đấy.
Để đi lên tầng lửng, người ta thường bố trí các loại cầu thang nhỏ gọn, ít bậc và ít chiếm diện tích. Bên cạnh đó, cầu thang cũng phải đặt sát tường để nhìn không gian tầng trệt không bị phân chia bất hợp lí.
5. Quy trình thi công sàn gác lửng bằng tấm cemboard
Đặc tính của tấm Cemboard
- Chống cháy, chịu nước, không biến dạng, co rút, không bám bụi, chịu lực cao.
- Không chứa amiăng
- Chống cong võng và chống rêu mốc
- Bền với mọi điều kiện thời tiết
- Cách nhiệt, cách âm tốt, bền gấp 10 lần so với thạch cao và tấm chống cháy thông thường.
- Tuổi thọ sử dụng trên 20 năm, thân thiện với môi trường.
- Dễ thi công: có thể cưa, cắt, bào..., dễ trang trí bề mặt.
Bề dày:
- 3,5mm – 6.0mm: sử dụng cho hệ thống trần chìm và trần thả;
- 6mm; 8mm; 9mm; 12mm: sử dụng cho hệ thống vách ngăn, tường
- 12mm; 16mm; 18mm: sử dụng cho hệ thống lót sàn, đúc giả, sàn gác xép...
Bước 1: Chọn cao độ để lắp đặt hệ xương chính.
Dùng tấm xi măng cemboard 16mm, sắt hộp 50 x 100mm. Xác định chiều rộng và cao độ của sàn nhà. Cắt các thanh sắt hộp 50 x 100 theo chiều rộng sàn nhà.
Bước 2. Đục lỗ ở tường để tiến hành lắp xương.
- Đục lỗ ở tường kích thước 70 x 120mm.
- Khoảng cách giữa các thanh sắt 407 tính từ tâm.
- Độ cao của sàn thường để 2800 – 3000mm tùy thuộc vào độ cao của từng nhà khác nhau mà bố trí.
Bước 3: Lắp đặt hệ xương chính.
Lắp đặt các thanh sắt hộp 60 x 120mm vào các lỗ vừa được đục.
Bước 4: Tiến hành lắp đặt thanh xương gang lên tường.
- Lắp đặt các thanh sắt hộp 50 x 100 lên tường.
- Các thanh sắt hộp gác lên tường mỗi bên là 50mm.
- Hàn các thanh sắt hộp 50 x 100mm với thanh 60 x 120mm.
Bước 5. Trám xi măng vào hố xương chính để định vị.
Trám xi măng vào các lỗ tường vừa đục.
Bước 6: Hàn xương phụ với xương chính.
Hàn các thanh phụ và thanh ngang với nhau, tùy thuộc vào khổ độ và mực độ chịu tải để sử dụng thanh phụ cho phù hợp.
Bước 7: Bắn vít định vị tấm cemboard với hệ khung sắt bên dưới.
- Khoảng cách vít với mép tấm 1 – 1,5 cm, 30 cm bắn một con vít để sàn có thêr chác hơn.
- Sử dụng tấm xi măng cemboard có độ dày từ 16 – 20mm.
- Lắp đặt các tấm sole nhau để tăng khả năng chịu lực của sàn.
Bước 8: Trám khe tấm xi măng cemboard bằng keo silicon.
- Sử dụng vít tự khoan có đồ dài từ 3 – 3,5cm để bắn tấm xi măng Cemboard vào khung sắt.
- Khoảng cách khe hở giữa hai tấm 1,5 – 2cm.
- Sử lý mối nối bằng keo silicon.
Bước 9: Hoàn thiện bề mặt tấm xi măng cemboard làm sàn gác xép.
Vệ sinh sạch sàn sau đố có thể ốp gỗ, chải thảm, hoặc lát gạch men.
>>>Xem thêm: Nhà cấp 4 có gác lửng