Cầu thang không chỉ tạo lối lên tầng mà còn được thiết kế tạo dáng cho căn nhà. Cầu thang là một trong những chi tiết quan trọng ảnh hưởng đến giao thông trong nhà cũng như thẩm mỹ và phong thủy ngôi nhà. Thiết kế và thi công cầu thang luôn là một hạng mục quan trọng của mỗi công trình. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về mặt vị trí, diện tích của các mảnh đất sử dụng mà nhiều công trình xây dựng cầu thang hiện nay không tuân theo quy tắc hoặc vi phạm nhiều sai lầm. Chính vì lý do này những ngôi nhà đã thiết kế cầu thang bị lỗi hoặc gia chủ muốn đổi mới phong cách cho ngôi nhà thường quan tâm đến cách cải tạo cầu thang cũ. Cách cải tạo cầu thang cũ là không hề đơn giản như khi xây mới bởi những hạn chế về không gian, diện tích. Dưới đây là những gợi ý về cách cải tạo cầu thang cũ cho ngôi nhà thay đổi ấn tượng.
1. Lý do cải tạo cầu thang cũ
- Cầu thang quá dốc, bậc cầu thang hẹp, lối lên cầu thang không hợp lý
- Cầu thang không hợp với phong thủy hoặc vi phạm nguyên tắc phong thủy về cầu thang
- Cầu thang bị cũ, hư hỏng, lỗi mốt
Xem thêm: Nhà 1 tầng đơn giản
2. Cách cải tạo cầu thang cũ như thế nào cho đúng?
- Về mặt phong thủy: Theo các kiến trúc sư thì việc thiết kế, thi công và cải tạo cầu thang, gia chủ cần tránh một số đặc điểm cơ bản như: cầu thang không được từ phía sau nhà đi lên, không được đâm thẳng vào nhà vệ sinh hay bếp ở bất kỳ tầng nào vì sẽ làm cho nguồn năng lượng hao tán hết. Một chi tiết cũng khá đặc biệt mà nhiều gia chủ đang mắc phải đó chính là việc xây dựng dựng xà nhà đè lên cầu thang. Cầu thang nên thiết kế vận hành đi lên theo ngược chiều kim đồng hồ vừa thuận theo nguyên lí hoạt động, sinh hoạt của con người vừa phù hợp với nguyên tắc Phong thủy, đặc biệt là khi đi lên, tim chúng ta luôn gần với tâm của trục thang đứng sẽ giảm bớt sự mệt nhọc trong quá trình leo cầu thang.
Việc vận hành lên xuống theo hai chiều luôn diễn ra tại cầu thang và việc nó đối diện với cửa chính sẽ giúp cho việc đón nhận các luồng sinh khí được tốt hơn, nhanh hơn, mạnh hơn tuy nhiên đồng nghĩa với việc này là sự suy thoái, các luồng khí hại và các tai ương cũng kéo theo. Theo các quan niệm về phong thủy thì nếu như cầu thang đặt đúng bị trí nó sẽ giúp cho việc luân chuyển sinh khí trong ngôi nhà được thuận lợi, khi tài lộc vào nhà sẽ được giữ lại mà không thất thoát ra ngoài. Vì vậy, cầu thang mà để đối diện cửa chính thì khó tránh khỏi việc làm cho thất thoát. Không nên bố trí cầu thang đối diện cửa để tránh hiện tượng tiền vào cửa trước rồi lại ra cửa sau
- Về mặt kỹ thuật và công năng
Đối với cầu thang bộ, khi thiết kế đòi hỏi phải chú ý đến sự an toàn khi sử dụng. Khi di chuyển lên xuống ở cầu thang người trong nhà rất dễ gặp rủi ra, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Về bậc thang:
Diện tích các bậc thang phải hợp lý và có kích thước về cơ bản bằng nhau, chỉ trừ một số bậc ở khúc cua, gấp của cầu thang. Thông thường sẽ giao động ở mức (cao: 160 ÷ 170, rộng 260 ÷ 280, độ dốc: 27o ÷ 30o ). Đây là tỉ lệ bậc thang thích hợp nhất để tạo nên sự an toàn khi di chuyển.
Tay vịn:
Đây là yếu tố tạo nên sự an toàn, an tâm khi di chuyển ở cầu thang, đặc biệt tay vịnh phải thật chắc khi nhà có người già và trẻ em. Thông thường tay vịnh sẽ cao khoảng 90cm, vừa tầm với người lớn và tương đối cao để trẻ nhỏ không thể trèo lên. Hàng rào chắn bên dưới tay vịnh phải chắc chắn, khoảng cách không được vượt quá 14cm, vì nếu nhà có trẻ nhỏ đây sẽ là kẽ hở trẻ rất dễ lọt.
Chiếu nghỉ:
Thường thì chiếu nghỉ sẽ được đặt ở giữa cầu thang, tính theo chiều dài. Chiếu nghỉ là một khoảng hình vuông hoặc hình chữ nhật có diện tích thích hợp để có thể đứng nghỉ an toàn khi cảm thấy mệt. Bề rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của cầu thang.
3. Các cách cải tạo cầu thang cũ mang lại sự thay đổi bất ngờ
Khi bạn cảm thấy cầu thang nhà mình gặp lỗi hoặc kiểu dáng của nó đã lỗi thời, những nét hoa văn cũ kỹ hay xuất hiện những mảng sơn xỉn màu thì việc cải tạo cầu thang cũ là cần thiết.
Cải tạo mẫu cầu thang cũ lỗi thời
Việc đầu tiên cần giải quyết với hệ thống cầu thang cũ lỗi thời chĩnh là thay đổi lớp vỏ bọc bên ngoài. Trong trường hợp không thể thay thế mà chỉ chỉnh sửa, cách tốt nhất là sơn lại chúng cùng tông màu với không gian nhà ở. Bạn có thể sửa lại vật liệu bề mặt bậc thang và một điều cần thiết khác là sơn sửa lại khu vực lan can cầu thang.
Mở rộng thêm không gian với bậc thang mở
Việc mở rộng thêm khôn gian ở bậc cầu thang sẽ làm cho góc nhìn của căn nhà mới lạ hơn. Tuy nhiên đổi lại để làm tốt điều này, bạn cần bỏ ra một khoản chi phí khá lớn. Việc đảm bảo an toàn cho trẻ em vui chơi và các vị khách tới thăm nhà còn nhiều mới mẻ, hãy làm độ rộng các bậc thang mở nhỏ hơn 4 inches (~10cm) để khó có thể bị lọt qua.
Với ngôi nhà như thế này, phương án cải tạo được thực hiện đó là chiếc cầu thang bằng sắt được thay thế cho cầu thang gỗ. Chiếc cầu thang mới có hình dáng đơn, cánh cửa kính của căn phòng gần đó được thay bằng chiếc giá xách xinh xắn. Mục đích của việc làm này là tận dụng được không gian của ngôi nhà, đồng thời khiến ngôi nhà trở không bị ngột ngạt.
Phương án cải tạo chiếc cầu thang cũ này là thay thế chiếc cầu thang cũ bằng một chiếc cầu thang mới. Chiếc cầu thang mới được làm bằng kim loại, những bậc thêm được làm bằng gỗ để tạo độ thông thoáng. Để tận dụng không gian, hành lang được lắp thêm tủ đựng giày, cửa tủ giày là cửa trượt để vị trí này được ngăn nắp và gọn gàng hơn.
Tham khảo: Các mẫu biệt thự mini 1 tầng
Việc thay thế gạch lót sàn đen trắng thành đá cẩm thạch có gam màu trung tính đem đến sự thoáng đã và sáng sủa hơn cho không gian này. Cầu thang gỗ màu nâu đen được thay bằng màu nâu trắng. Việc này vừa đảm bảo cho cầu thang sạch sẽ, vừa giúp tang sự tươi sáng và tinh tế. Ngoài ra, cửa nối thông với bên ngoài cũng được thay thế bằng cửa kính, và việc bố trí chiếc ghế sofa được đặt dưới cầu thang; hay hai chiếc bàn được kê sát tường cũng mang đến sự khác biệt cho ngôi nhà.
Giải pháp cải tạo cầu thang cũ được áp dụng trong trường này đó là thay thế bằng chiếc cầu thang kính cường lực; có tay vịn bằng gỗ, các bậc thềm của cầu thang cũng được thiết kế lại và chọn gam màu vàng để thay thế. Hệ thống đèn trang trí được thả từ trên xuống giúp không gian xung quang cầu thang luôn luôn đầy đủ ánh sáng.
Chiếc cầu thang tay vịn gỗ được thay thế bằng cầu thang tay vịn kim loại, và việc cải tạo các bậc thềm của chiếc cầu thang cũ đã thay đổi diện mạo của chiếc cầu thang.
Thêm điểm nhấn cho cầu thang đơn điệu
Chiếc cầu thang này đã được sử dụng khá lâu những vẫn còn rất tốt. Tuy nhiên nó lại khá đơn điệu với tay chắn cầu thang trắng và tấm thảm màu be sáng. Không những vậy, chất lệu nỉ bọc trong quá trình sử dụng đã lộ ra nhiều nhược điểm như vừa khó lau chùi, vừa dễ bám bẩn. Hệ thống tay vịn bằng gỗ nan nhỏ tuy nhẹ nhàng, nhưng lại thiếu điểm nhấn.
Trong lần sửa nhà gần nhất, chủ nhà quyết định mang lại ánh nhìn mới mẻ và sức sống cho ngôi nhà cũng như hệ thống cầu thang. Tấm vải bọc nặng nề được tháo ra và bề mặt được thay bằng những khối gỗ nâu nguyên vân ấm áp, sạch sẽ và hút mắt. Chiếc chân cầu thang được xây vững chãi, phần lan can là sự kết hợp của gam đen - trắng ấn tượng.
Cải tạo cầu thang hẹp
Điểm khiến chủ nhân căn nhà này không hài lòng nhất chính là hệ thống cầu thang. Cầu thang dài và hẹp lại thêm tấm thảm hoa văn ở giữa khiến lối đi lại vừa rối mắt, lại như hẹp hơn. Bằng cách lột lột bỏ tấm thảm trả lại lớp gỗ tự nhiên sáng màu, chủ nhà cũng khéo léo sơn màu trắng ở hai bên rìa thang để tạo cảm giác rộng và sáng sủa hơn cho không gian này.
Việc cải tạo cầu thang cũ giúp cho ngôi nhà có thêm được diện tích cho một bộ bàn ghế nhỏ xinh dưới chân cầu thang. Nhìn hình ảnh sau khi cải tạo cầu thang cũ vừa đẹp vừa thông thoáng, thoải mái, không còn chật chội, bí bách.
Cầu thang mới kết hợp gỗ, kính và thép có lan can khiến cho lối đi lại trở nên thoáng hơn rất nhiều.
Hướng cải tạo của công trình này là phá bỏ đi hệ thống cầu thang bê tông cũ thay bằng hệ thống thang sắt kết hợp với giếng trời và các hệ cửa kính mở ra phía sau nhà tạo ra các luồng gió đối lưu và ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là view nhìn ra không gian xanh phía sau nhà. Có thể thấy việc chuyển dịch lại cơ cấu cầu thang cũng như kết hợp với giếng trời và các hệ cửa kính mở đã mang đến cho ngôi nhà sự thay đổi hoàn toàn với một hơi thở mới, trẻ trung và năng động hơn hẳn.
Cầu thang sau khi cải tạo đã bỏ đi được những góc tường lớn thô cứng. Cầu thang mới ốp mặt bậc gỗ bóng mang lại vẻ đẹp sang trọng kết hợp với tay vịn và những điểm nhấn trên tường cho ngôi nhà hiện đại và thu hút hơn.
Xem thêm: Các mẫu nhà cấp 4 mini
4. Những lưu ý cần nhớ khi thiết kế hoặc cải tạo cầu thang cũ
Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế những mẫu cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn. Thiết kế cầu thang trong nhà phố thường được phân biệt theo hai loại: thang thẳng và thang tròn. Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, cầu thang dạng xoắn óc sẽ giúp tiết kiệm tối đa diện tích với nhiều kiểu dáng, hình thù thanh lịch, sang trọng. Tuy nhiên, thang tròn khó đi và khó mang vác đồ đạc, chỉ thích hợp với những ngôi nhà có trần dưới 3m.
Trong thiết kế cầu thang, có rất nhiều nguyên tắc mà các kiến trúc sư cần phải lưu ý. Thông thường, cầu thang có kích thước chuẩn rộng từ 0.9m đến khoảng 1.2m đối với nhà phố và khoảng 1.5m hoặc lớn hơn đối với các công trình nhà ở cao cấp như biệt thự .. Độ cao mỗi bậc khoảng 15cm và chiều rộng bậc thang khoảng 30cm, nhưng với ngôi nhà có diện tích hẹp thì cầu thang có thể lên tới 17cm hoặc lớn hơn. Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức, bớt đi tâm lý ngại ngần không muốn trèo vì độ cao sẽ tỷ lệ thuận với độ dốc toàn đợt thang. Trong thiết kế cầu thang, chiều rộng của chiếu nghỉ không được hẹp hơn chiều rộng của thân thang đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại. Thông thường, lên cao 8-10 bậc, nên có một chiếu nghỉ để người đi lên được nghỉ chân vài nhịp sau loạt bước liên tục.
Cầu thang nên được thiết kế rộng rãi, sáng sủa, không bị tù túng, đảm bảo phần không gian dưới gầm cầu thang có thể được tận dụng nhằm tiết kiệm tối đa diện tích ngôi nhà của bạn. Theo đó, các kiến trúc sư thường bố trí thêm giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi, tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà, giúp lưu thông khí từ tầng 1 lên các tầng trên. Tương tự, tiểu cảnh dưới gầm cầu thang sẽ giảm bớt sự khô cứng, mang đến không gian sống hòa hợp với thiên nhiên. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng, những bát hoa nhỏ, một gờ nhỏ bằng đá hoặc bằng những hàng rào thấp giả gỗ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động và tràn đầy sức sống, biến nơi đây thành điểm nhấn vô cùng thú vị. Điểm cần lưu ý là dưới gầm cầu thang thường thấp, bạn nên trồng những cây chịu được ánh sáng yếu.
Với mỗi loại không gian ngôi nhà khác nhau thì việc lựa chọn những thiết kế cầu thang gỗ phù hợp cũng là một vấn đề được quan tâm khá nhiều. Với không gian diện tích ngôi nhà lớn, công việc lựa chọn kiểu dáng cầu thang gỗ phù hợp trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Các kiểu cách cầu thang gỗ xương cá, cầu thang gỗ chữ L hay cầu thang gỗ đổi chiều 180 độ là những lựa chọn khá phù hợp cho không gian lớn trong ngôi nhà của bạn.
+ Cầu thang thẳng: thiết kế đơn giản, thường dùng cho nhà thấp tầng
+ Cầu thang chữ L (đổi chiều 90°): Loại cầu thang có dáng đơn giản và tạo cảm giác chắc chắn. Điểm khác biệt là đến 1 đoạn sẽ gập 90 độ về một hướng để chuyển đến điểm mong muốn trên lầu.
+ Cầu thang đổi chiều 180°: Mẫu này thuộc về cùng một “loại” của cầu thang thẳng và cầu thang hình L. Tuy nhiên điểm khác là đến 1 mức độ cao nào đó nó sẽ gập 1 góc 180 độ ngược hướng đi lên. Tiết kiệm diện tích hơn so với cầu thang thẳng, thích hợp với phần góc nhà hoặc để ngăn cách giữa các khu vực.
+ Cầu thang uốn cong: Như cầu thang chữ L nhưng mang lại những giá trị thẩm mĩ cao hơn.
Trên đây là những gợi ý về cách cải tạo cầu thang cũ trong nhà cho không gian ấn tượng.
Xem thêm: Nhà cấp 4 đơn giản